Những tấm khiên bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá trước biến đổi khí hậu – Bài 2: Xây dựng lá chắn

Theo dõi VGT trên

Với tư cách là cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu, chính phủ có vai trò đa diện trong việc giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước.

Vấn đề nhãn tiền

Những tấm khiên bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá trước biến đổi khí hậu - Bài 2: Xây dựng lá chắn - Hình 1
Hồ chứa nước cạn kiệt tại thị trấn Usme ở Bogota, Colombia ngày 8/4. Ảnh: Getty Images

Mùa hè sắp đến gần, nhiều chính phủ trên khắp thế giới đã rốt ráo tìm hướng đi giải quyết tình trạng thiếu nước trước mắt và cả trong tương lai.

Từ sáng 15/4, thủ đô Bogota của Colombia buộc phải triển khai biện pháp phân phối nước luân phiên theo khu vực, bởi một số hồ chứa đã hạ xuống với mức thấp chưa từng có. Bogotá và hàng chục thị trấn xung quanh được chia thành 9 khu vực với nước sinh hoạt bị cắt trong 24 giờ ở mỗi khu vực theo chu kỳ 10 ngày một lần. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 9 triệu người.

Khủng hoảng nước tại các thành phố ở Mỹ Latinh không phải là mới. Thủ đô Mexico cũng có nguy cơ cạn nước do tác động phối hợp của biến đổi khí hậu, El Nino… Và việc phân phối nước luân phiên như ở Bogota chỉ là biện pháp tạm thời. Bộ trưởng Môi trường Colombia Susana Muhamad đã đề nghị chính quyền Bogota soạn thảo các kế hoạch dài hạn nhằm giải quyết nguồn cung cấp nước đang cạn kiệt.

Trong thời gian qua, chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã dành nguồn lực để nghiên cứu, triển khai các giải pháp nhằm nhằm bảo vệ nguồn nước theo hướng bền vững, lâu dài.

Những lời giải “bền và vững”

Một trong những nhiệm vụ hàng đầu là bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái nước ngọt với vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn và rừng, có khả năng lọc nước tự nhiên và đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn nước ngầm. Tính đến nay, đã có 46 quốc gia tham gia Freshwater Challenge – mục tiêu đầy tham vọng nhằm khôi phục hơn 300.000 km sông ngòi và 350 triệu ha đất ngập nước vào năm 2030. Freshwater Challenge đã ra mắt tại Hội nghị Nước LHQ ở New York (Mỹ) vào tháng 3/2023.

Ngoài ra, cần linh hoạt sử dụng công nghệ và pháp lý để quản lý tài nguyên nước hiệu quả, công bằng hơn. Yếu tố này đã được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam. Ngày 6/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 161/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó có nêu rõ về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong quản lý, khai thác, vận hành công trình thủy lợi, công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước để nâng cao hiệu quả sử dụng nước; lập, rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành các hồ chứa thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi và công trình thủy lợi khác; thực hiện các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, giảm tỷ lệ thất thoát trong các hệ thống cấp nước đô thị và nông thôn; thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Những tấm khiên bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá trước biến đổi khí hậu - Bài 2: Xây dựng lá chắn - Hình 2
Sản xuất và sinh hoạt của người dân nông thôn Cà Mau phụ thuộc vào nước mưa và nước ngầm. Ảnh: Huỳnh Thế Anh /TTXVN

Video đang HOT

Một trong những yếu tố khác cần tập trung là tăng cường khả năng phục hồi nước đô thị. Một số ví dụ bao gồm đảm bảo cung cấp nước ngầm hoặc xây dựng nhà máy khử mặn nước biển để đối phó với thời kỳ khan hiếm nước. Trên thực tế, nhiều quốc gia gặp vấn đề về khan hiếm nước đã xây dựng các nhà máy khử mặn lớn, như Saudi Arabia, Israel, Ấn Độ, Mexico… Ngày càng có nhiều thành phố trên toàn cầu tái chế nước thải thành nước uống, điều mà thủ đô của Namibia đã làm trong nhiều thập niên. Các cơ sở ở Trung Quốc và Mỹ còn linh hoạt biến phụ phẩm từ quá trình xử lý nước thải thành phân bón.

Tình trạng thiếu nước có thể khác nhau đáng kể ở từng khu vực. Nhưng trong một số trường hợp, nó gây ra thiệt hại trên diện rộng, bao gồm cả sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế và thương mại toàn cầu. Nó cũng có thể thúc đẩy di cư hàng loạt và gây ra xung đột. Do đó, đây không phải là vấn đề chỉ nằm trong phạm vi một quốc gia, và cần có hợp tác quốc tế về quản lý nước, giáo dục và nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của quản lý tài nguyên nước.

Minh chứng cho hướng đi này là Sáng kiến Xúc tác Nước Đô thị do Đức và Hà Lan cùng Liên minh châu Âu (EU) và các đối tác quốc tế khác khởi xướng, đã được thảo luận tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28). Sáng kiến này nhằm tăng cường các tiện ích về nước ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình qua việc tập hợp một quỹ để hỗ trợ tài chính, kỹ thuật.

Một ví dụ khác về hợp tác xuyên biên giới đảm bảo an ninh nguồn nước là dự án “Thúc đẩy an ninh nguồn nước và môi trường cho các lưu vực sông xuyên biên giới sông Mã, sông Neun, sông Cả và vùng ven biển liên quan” giữa Việt Nam và Lào. Chính phủ Việt Nam và Lào ủng hộ mạnh mẽ dự án này và sẽ hợp tác chặt chẽ với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc cùng các đối tác ở hai nước để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu cũng như cải thiện việc quản lý tài nguyên thiên nhiên tại hai lưu vực sông.

Những tấm khiên bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá trước biến đổi khí hậu - Bài 2: Xây dựng lá chắn - Hình 3
Em nhỏ uống nước từ vòi nước công cộng ở Lahore, Pakistan. Ảnh: AFP/TTXVN

Đối với vấn đề xâm nhập mặn, có thể đối phó bằng cách hạn chế khai thác nước bề mặt và nước ngầm, bơm nước đã qua xử lý vào các tầng ngậm nước để tăng lực đẩy nước mặn xâm nhập. Việc xây dựng các đê chắn sóng hoặc duy trì hệ thống cồn cát cũng có thể giúp ngăn nước biển xâm nhập, nhưng chúng chỉ bảo vệ trên bề mặt chứ không phải dưới lòng đất. Bởi vậy, có thể lắp đặt các rào chắn ngầm để ngăn nước mặn sâu hơn vào đất liền.

Nông nghiệp, vốn sử dụng đến 70% lượng nước ngọt hàng năm, cũng là lĩnh vực liên quan chính trong quản lý tài nguyên nước. Cần áp dụng các biện pháp nông nghiệp tiết kiệm nước, chẳng hạn như tưới nhỏ giọt và thu gom nước mưa. Bằng cách áp dụng các công nghệ và phương pháp thực hành mới, người nông dân có thể trở thành tấm gương về sử dụng nước bền vững trong cộng đồng.

Chính bản thân mỗi người dân cũng có thể góp sức trong bảo vệ nguồn nước qua thực hành các biện pháp tiết kiệm nước trong cuộc sống hàng ngày như dùng các thiết bị tiết kiệm nước và khắc phục kịp thời những chỗ rò rỉ.

Ngoài vai trò của chính phủ và người dân, còn có nhiều bên liên quan quan trọng khác có thể đóng góp cho bảo vệ tài nguyên nước trước biển đổi khí hậu, đó là các tổ chức học thuật và nghiên cứu, tổ chức quốc tế, phương tiện truyền thông, tổ chức tài chính…

Tóm lại, biến đổi khí hậu đang có tác động sâu sắc đến tài nguyên nước, kéo theo ảnh hưởng đến sức khỏe con người, phát triển kinh tế và hệ sinh thái. Điều cần thiết là cần nhanh chóng hành động để đối phó những tác động này, bảo vệ chặt chẽ nguồn nước và thúc đẩy một tương lai bền vững cho các thế hệ sau.

Những tấm khiên bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá trước biến đổi khí hậu - Bài 1: Cơn khát cận kề

"Mất nửa ngày để đi lấy nước. Cháu không còn thời gian để học", cô gái Suman (18 tuổi) sống tại làng Rajola, Bundelkhand (Ấn Độ) than phiền.

Những tấm khiên bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá trước biến đổi khí hậu - Bài 1: Cơn khát cận kề - Hình 1
Người dân lấy nước sinh hoạt tại điểm cấp nước của Chính phủ ở Hyderabad, Ấn Độ, ngày 22/3. Ảnh: AFP/TTXVN

Cả làng chỉ có một cái bơm tay, cách chỗ Suman ở nửa km. Hàng ngày cô phải đi đến đó từ 2 đến 3 lần. Có thời điểm, sau khi Suman chật vật dùng tay bơm gần nửa tiếng đồng hồ, chỉ có ít nước chảy ra. Bởi tình trạng thiếu nước trầm trọng, Suman buộc phải bỏ học từ nhiều năm trước.

Đây là minh chứng cho thấy tác động từ tình trạng thiếu nước lên nhiều mặt của đời sống con người, với biến đổi khí hậu là một trong những tác nhân chính.

Biến đổi khí hậu - kẻ thù của nguồn nước

Nước và biến đổi khí hậu có mối liên hệ chặt chẽ. Hầu hết tác động của biến đổi khí hậu đều liên quan đến nước. Đặc biệt, biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước.

Charles Iceland, giám đốc toàn cầu về nước thuộc Chương trình Thực phẩm, Rừng, Nước và Đại dương của của Viện Tài nguyên thế giới (WRI) đánh giá: "Tác động trực tiếp lớn nhất của biến đổi khí hậu đối với con người trên khắp thế giới chính là nước". Nhà thủy văn học Fred Hattermann tại Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam (Đức) phân tích, trước hết, nhiệt độ càng tăng thì nước sẽ bốc hơi càng nhiều.

Những tấm khiên bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá trước biến đổi khí hậu - Bài 1: Cơn khát cận kề - Hình 2

Đến năm 2050, năm tỷ người, tương đương khoảng 2/3 dân số thế giới, có nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt tối thiểu trong một tháng mỗi năm. Đây là dự đoán đáng báo động nằm trong báo cáo năm 2018 của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc.

Theo LHQ, ngay ở thời điểm này, khoảng hai tỷ người trên toàn thế giới không được tiếp cận với nước uống an toàn và khoảng một nửa dân số thế giới phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng ít nhất một lần trong năm. Những con số này dự kiến sẽ tăng lên do biến đổi khí hậu và tăng trưởng dân số.

Đáng chú ý, chỉ 0,5% lượng nước trên Trái Đất là nước ngọt có sẵn và có thể sử dụng được. Nguồn cung nước bao gồm nước bề mặt (sông, hồ, hồ chứa) và nước ngầm. Biến đổi khí hậu đang tác động nguy hiểm đến nguồn cung này. Trong hai mươi năm qua, trữ lượng nước trên mặt đất, bao gồm độ ẩm của đất, tuyết và băng, đã giảm với tốc độ 1 cm mỗi năm, gây ra rủi ro lớn cho an ninh nước.

Các chuyên gia của LHQ dự đoán, với mỗi lần tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu 1 độ C, nguồn nước tái tạo sẽ giảm 20%.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu về nước trên toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ năm 1960. Một phân tích của Viện Tài nguyên Thế giới vào tháng 8/2023 cho thấy 25 quốc gia, trong đó có Ấn Độ, Iran, Mexico và Nam Phi, hiện phải đối mặt với "căng thẳng nước cao độ" hàng năm. Những quốc gia này sử dụng hơn 80% nguồn cung cấp nước tái tạo của họ để phục vụ tưới tiêu, chăn nuôi, công nghiệp và các nhu cầu sinh hoạt khác. Vì vậy, ngay cả một đợt hạn hán ngắn hạn cũng có thể khiến những nơi này đứng trước nguy cơ thiếu nước.

Hậu quả ngoài tầm kiểm soát

Những tấm khiên bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá trước biến đổi khí hậu - Bài 1: Cơn khát cận kề - Hình 3
Người mẹ cho con nhỏ uống nước tại thị trấn Nyanzale, Bắc Kivu, CHDC Congo. Ảnh: AFP/TTXVN

Biến đổi khí hậu với căng thẳng về nước kéo dài có thể tác động tàn phá đến sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế. Phần lớn (khoảng 70%) lượng nước ngọt trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp, phần còn lại được phân chia cho mục đích công nghiệp (19%) và sinh hoạt (11%).

Khan hiếm nước thường khiến nông nghiệp lao đao. Do đó, nó đe dọa khả năng tiếp cận lương thực của cộng đồng. Các quốc gia mất an ninh lương thực sẽ phải chiến đấu với nạn đói, trong đó trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh bắt nguồn từ suy dinh dưỡng hoặc các bệnh mãn tính do chế độ ăn, chẳng hạn như tiểu đường.

Nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu khiến nước ấm hơn, "mở đường" cho tảo và vi khuẩn có hại phát triển. Chúng có thể hình thành độc tố gây hại cho con người, động vật và môi trường. Tần suất và độ cực đoan ngày càng tăng của các thảm họa thiên nhiên cũng có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Ví dụ như bão và lũ lụt cuốn theo các chất ô nhiễm và độc hại vào sông, hồ, thấm vào tầng ngậm nước ngầm. Điều này dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và giết chết các loài thủy sản.

Biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng cao đi kèm với nguy cơ gia tăng xâm nhập mặn. Uống nước có chứa 2% nước biển có thể làm tăng huyết áp và gây hại cho thận. Nếu nước mặn xâm nhập vào đường ống cung cấp nước, nó có thể ăn mòn đường ống và hình thành các sản phẩm phụ khử trùng độc hại trong các nhà máy xử lý nước. Sản phẩm phụ khử trùng hình thành khi các chất khử trùng phản ứng với thành phần hữu cơ có trong nước.

Xâm nhập mặn còn làm giảm tuổi thọ của cầu đường và các cơ sở hạ tầng khác. Nó được cho đã góp phần gây ra vụ sập chung cư Champlain Towers South ở Surfside, bang Florida (Mỹ) năm 2021. Xâm nhập mặn còn làm thay đổi hệ sinh thái, tạo ra những khu rừng ma do cây chết hàng loạt.

Những tấm khiên bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá trước biến đổi khí hậu - Bài 1: Cơn khát cận kề - Hình 4
Nông dân cày ruộng trên vùng đất khô cằn ở tỉnh Badghis, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN

Tình trạng khan hiếm nước còn gây căng thẳng chính trị. Ví dụ như ở miền Nam nước Đức, tranh chấp pháp lý về nước đã tăng gấp đôi trong hai thập niên qua. Và tại Pháp, căng thẳng giữa các nhà bảo vệ môi trường và nông dân về việc xây dựng các hồ chứa nước vào tháng 3/2023 dẫn đến đụng độ bạo lực. Các hồ chứa này nhằm giúp nông dân đối mặt với điều kiện khô hạn hơn vào mùa hè bằng cách bơm nước ngầm vào mùa đông, rồi dùng chúng để tưới tiêu vào mùa hè. Tuy nhiên, các nhóm hoạt động vì môi trường cho rằng nên thực hiện các bước để cắt giảm lượng nước sử dụng. Đầu năm 2023, một nghiên cứu sử dụng dữ liệu vệ tinh cho thấy châu Âu đã phải chịu hạn hán nghiêm trọng kể từ năm 2018. Nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu gây khó khăn cho khả năng phục hồi, khiến Lục địa già mắc kẹt trong một chu kỳ nguy hiểm với nguồn nước trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết.

Các nhà quản lý đang "đau đầu" trong việc đưa ra quyết định về phân phối nước bởi phải cân bằng hài hòa nhu cầu sử dụng nước khác nhau từ ngành nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của người dân và môi trường, trong bối cảnh nguồn nước hứng chịu nhiều rủi ro từ biến đổi khí hậu.

Có thể thấy, việc dự đoán số phận tài nguyên nước toàn cầu dựa trên kịch bản khí hậu trong tương lai là vô cùng quan trọng để phát triển các chiến lược thích ứng.

Không chỉ có các cơ quan quản lý, chính mỗi cá nhân cũng cần chung tay hành động để bảo vệ nước - nguồn sống quan trọng của nhân loại.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
Trùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạtTrùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạt
20:38:22 19/01/2025
Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?
17:26:38 20/01/2025
Ông Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chứcÔng Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chức
22:00:06 19/01/2025
Tài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng nhanh gấp 3 lầnTài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng nhanh gấp 3 lần
17:41:44 20/01/2025
Mỹ thắt chặt an ninh trước lễ nhậm chức Tổng thốngMỹ thắt chặt an ninh trước lễ nhậm chức Tổng thống
05:51:25 21/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ cam kết thay đổi lớn ngay ngày đầu nhậm chứcTổng thống đắc cử Mỹ cam kết thay đổi lớn ngay ngày đầu nhậm chức
15:54:20 20/01/2025
'Quê nhà và Chân trời' trong tâm tưởng sinh viên Việt Nam ở Oxford'Quê nhà và Chân trời' trong tâm tưởng sinh viên Việt Nam ở Oxford
15:35:51 20/01/2025

Tin đang nóng

Ngày cuối năm trong bệnh viện, 9 người đàn ông túm tụm trước phòng cấp cứu: Người dưng nghe chuyện mà rưng rưngNgày cuối năm trong bệnh viện, 9 người đàn ông túm tụm trước phòng cấp cứu: Người dưng nghe chuyện mà rưng rưng
11:23:34 21/01/2025
Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoátClip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát
09:29:11 21/01/2025
Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?
10:17:44 21/01/2025
"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức
09:36:48 21/01/2025
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạngTai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng
12:16:17 21/01/2025
Nghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũNghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũ
13:07:45 21/01/2025
Các thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏCác thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏ
14:43:55 21/01/2025
Mẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 ngườiMẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 người
11:25:07 21/01/2025

Tin mới nhất

Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày

Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày

15:12:30 21/01/2025
Sắc lệnh cũng hướng dẫn Bộ Tư pháp không thực hiện hành động nào để thực thi đạo luật hoặc áp đặt bất kỳ hình phạt nào đối với bất kỳ thực thể nào vì bất kỳ sự không tuân thủ đạo luật nào .
Ukraine nghiên cứu tự phát triển hệ thống phòng không

Ukraine nghiên cứu tự phát triển hệ thống phòng không

14:31:02 21/01/2025
Trong tháng 1 này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo rằng nước này đã sản xuất gần 1/3 vũ khí và thiết bị mà họ sử dụng năm 2024.
Anh phát hiện thêm trường hợp nhiễm biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ

Anh phát hiện thêm trường hợp nhiễm biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ

14:29:47 21/01/2025
Theo WHO, biến thể clade 1b và các chủng khác đã được báo cáo tại 80 quốc gia, trong đó có 19 nước ở châu Phi. Tổ chức này cũng đã cảnh báo các quốc gia châu Âu cần chuẩn bị hành động nhanh để kiểm soát biến thể mới nhất.
Tại sao ông Trump không nhắc đến Ukraine và thuế quan trong phát biểu nhậm chức?

Tại sao ông Trump không nhắc đến Ukraine và thuế quan trong phát biểu nhậm chức?

14:28:08 21/01/2025
Tránh đề cập đến những vấn đề phức tạp này cho thấy chính quyền mới sẽ vẫn phải điều chỉnh các lợi ích mâu thuẫn khi tổng thống nhận lời khuyên từ những người có quan điểm trái ngược về thương mại, đối ngoại và các vấn đề chính sách tro...
Vừa nhậm chức, Tổng thống Trump đã có phát biểu bất ngờ về Triều Tiên

Vừa nhậm chức, Tổng thống Trump đã có phát biểu bất ngờ về Triều Tiên

14:18:23 21/01/2025
Ông Trump nói với các phòng viên khi ông ký một loạt sắc lệnh hành pháp: Tôi từng rất thân thiện với ông ấy. Ông ấy có cảm tình với tôi và tôi cũng vậy. Nhiều người từng coi đó là một mối đe dọa lớn. Triều Tiên là một cường quốc hạt nhâ...
Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng tân Tổng thống Mỹ

Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng tân Tổng thống Mỹ

14:11:22 21/01/2025
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte bày tỏ tin tưởng sự trở lại của ông Trump sẽ góp phần tăng tốc chi tiêu và sản xuất quốc phòng của liên minh quân sự này.
Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO

14:09:58 21/01/2025
Giới chuyên gia y tế cho rằng động thái này sẽ làm suy yếu vị thế của Washington trong cộng đồng y tế toàn cầu, đồng thời khiến cho việc ứng phó với đại dịch tiếp theo trở nên khó khăn hơn.
Các thành phố biên giới Mexico chuẩn bị đối phó với động thái của ông Trump

Các thành phố biên giới Mexico chuẩn bị đối phó với động thái của ông Trump

14:05:34 21/01/2025
Ông Pat Murphy, người điều hành trung tâm Casa del Migrante, bình luận từ trước lễ nhậm chức của ông Trump: "Thách thức lớn nhất đối với các trung tâm là không biết điều gì sẽ xảy ra. Tôi đang chuẩn bị tinh thần".
Israel lên kế hoạch chuẩn bị các cuộc tấn công mới ở Gaza và Liban

Israel lên kế hoạch chuẩn bị các cuộc tấn công mới ở Gaza và Liban

14:00:26 21/01/2025
Ông cũng nhấn mạnh rằng quân đội phải sẵn sàng cho các hoạt động đáng kể tại Bờ Tây trong những ngày tới để ngăn chặn và bắt giữ các phần tử khủng bố trước khi chúng tấn công dân thường của chúng ta.
UAV Ukraine tấn công nhà máy chế tạo Tu-160 của Nga

UAV Ukraine tấn công nhà máy chế tạo Tu-160 của Nga

09:21:58 21/01/2025
Với việc Ukraine tăng cường sử dụng UAV, cuộc tấn công này đánh dấu một giai đoạn mới trong xung đột, khi các cơ sở công nghiệp-quân sự trọng yếu của Nga trở thành mục tiêu trực tiếp.
Houthi tuyên bố tạm dừng oanh kích trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố tạm dừng oanh kích trên Biển Đỏ

08:47:55 21/01/2025
Trong diễn biến cùng ngày, Tổng tư lệnh quân đội Israel Herzi Halevi đã chỉ thị cho Lực lượng phòng vệ của nước này (IDF) chuẩn bị kế hoạch cho các cuộc tấn công mới ở Gaza và Liban một ngày sau khi lệnh ngừng bắn mong manh ở Gaza có hi...
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở

Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở

08:42:23 21/01/2025
cựu Cố vấn y tế của tổng thống, Tiến sĩ Anthony Fauci và thành viên Quốc hội trong Ủy ban điều tra vụ tấn công vào Điện Capitol ngày 6/1/2021.

Có thể bạn quan tâm

Phim Tết của Trấn Thành khiến Tiểu Vy, Quốc Anh áp lực, khán giả kỳ vọng trăm tỷ

Phim Tết của Trấn Thành khiến Tiểu Vy, Quốc Anh áp lực, khán giả kỳ vọng trăm tỷ

Phim việt

15:24:22 21/01/2025
Bộ tứ báo thủ là một trong 3 phim Tết nhận được nhiều sự kỳ vọng của khán giả đầu năm 2025. Do Trấn Thành cầm trịch nên Bộ tứ báo thủ tiếp tục được dự đoán sẽ gia nhập câu lạc bộ trăm tỷ, nối tiếp thành công của Mai , Nhà bà Nữ và Bố Gi...
Cái kết tệ của "doanh nhân rút kiếm"

Cái kết tệ của "doanh nhân rút kiếm"

Pháp luật

15:16:40 21/01/2025
Từ một việc nhỏ có thể dàn xếp nhẹ nhàng bằng lời xin lỗi, thế nhưng người đàn ông gây ra sai lầm đã có những động thái hung hăng, thiếu văn hóa trước sự chứng kiến của nhiều người dân và du khách ở phố biển Nha Trang.
Á hậu Vbiz có động thái cực phũ với "tình tin đồn" hậu lùm xùm lợi dụng, phản ứng của đàng trai gây ngỡ ngàng

Á hậu Vbiz có động thái cực phũ với "tình tin đồn" hậu lùm xùm lợi dụng, phản ứng của đàng trai gây ngỡ ngàng

Sao việt

15:12:59 21/01/2025
Mới đây, cư dân mạng phát hiện Á hậu Bùi Khánh Linh và mỹ nam người Hàn Quốc Minuk - tình tin đồn từng gây xôn xao sau chương trình Đảo Thiên Đường - không còn theo dõi nhau trên Instagram.
Đắm đuối bên "tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz", đạo diễn U70 làm điều gây phẫn nộ vào hôn lễ con gái

Đắm đuối bên "tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz", đạo diễn U70 làm điều gây phẫn nộ vào hôn lễ con gái

Sao châu á

15:04:40 21/01/2025
Tối 20/1, cựu phóng viên giải trí Lee Jin Ho bất ngờ đăng video tiết lộ 1 số thông tin liên quan tới mối quan hệ ngoài luồng giữa Kim Min Hee - Hong Sang Soo, khiến netizen Hàn không khỏi phẫn nộ.
Xuân Son 3 lần thay đổi kiểu tóc độc lạ khiến dân tình bất ngờ, từ chàng trai tóc xù đến quý ông lịch lãm

Xuân Son 3 lần thay đổi kiểu tóc độc lạ khiến dân tình bất ngờ, từ chàng trai tóc xù đến quý ông lịch lãm

Netizen

15:03:15 21/01/2025
Nguyễn Xuân Son là cái tên được người hâm mộ bóng đá Việt Nam đặc biệt quan tâm khi nhập tịch và khoác áo đội tuyển Việt Nam tham dự AFF Cup 2024.
Hệ thống bán vé Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai gặp lỗi ngay khi mở bán Day 3-4, fan kêu trời!

Hệ thống bán vé Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai gặp lỗi ngay khi mở bán Day 3-4, fan kêu trời!

Nhạc việt

15:01:36 21/01/2025
11 giờ sáng 21/1, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai chính thức mở bán vé Day 3 và Day 4 tuy nhiên ngay khi vừa mở bán, hệ thống lập tức lỗi.
Moana 2 vượt mốc 1 tỷ USD

Moana 2 vượt mốc 1 tỷ USD

Hậu trường phim

14:58:50 21/01/2025
Từng chỉ có kế hoạch phát hành trực tuyến nhưng Moana 2 bất ngờ trở thành bom tấn phòng vé, là phim đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2025.
Xuống phố ngày xuân với trang phục mang sắc đỏ may mắn

Xuống phố ngày xuân với trang phục mang sắc đỏ may mắn

Thời trang

13:21:37 21/01/2025
Năm mới là khởi đầu mới cho tất cả mọi người. Trang phục mang sắc đỏ được nhiều người ưa thích diện trong dịp này như một cách để thu hút sự may mắn.
Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Sao thể thao

13:00:23 21/01/2025
Chân sút của Liverpool xứng đáng là siêu dự bị ở hạng đấu cao nhất nước Anh, khi vượt mặt (Mbeumo - 5 bàn), Haaland (5 bàn), Ayew (4 bàn) về khả năng sút tung lưới đối thủ sau phút 90.