Những tác hại không ngờ của nắng nóng đến cơ thể
Thời tiết nắng nóng khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, say nắng, thậm chí ngất xỉu. Dưới đây là những tác động tiêu cực của nắng nóng đến cơ thể, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn và tìm cách khắc phục.
Ảnh minh họa
Đa số chúng ta đều cảm thấy không thoải mái khi phải ra ngoài trong tiết trời oi bức và phải tiếp xúc với tia bức xạ mặt trời. Tuy nhiên, đối với một số người nắng nóng còn có nguy cơ bị bệnh như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người cao tuổi (từ 75 tuổi trở lên), những người làm việc ngoài trời hay trong những khu vực nóng và môi trường làm việc không thoáng khí, người khó thích nghi với sự thay đổi thời tiết,…
Những căn bệnh liên quan đến thay đổi thời tiết bạn cần lưu ý
Mất nước
Mất nước là hiện tượng xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ nước để có thể duy trì cơ chế hoạt động bình thường của cơ thể vào ngày nắng nóng oi bức.
Video đang HOT
Các triệu chứng thường gặp là chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu, khát, nước tiểu màu vàng đậm, chán ăn, ngất.
Kiệt sức do nắng nóng
Đây là phản ứng khi cơ thể bị mất lượng nước lớn và muối khoáng vì đổ mồ hôi quá nhiều
Người bị kiệt sức do nắng nóng có thể cảm thấy mệt mỏi, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh và yếu, thở nhanh và cạn, yếu cơ hoặc chuột rút, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, ngất xỉu khi ở trong tình trạng kiệt sức do nắng nóng.
Phát ban nhiệt, hay còn gọi là nhiệt gai, là hiện tượng phát ban do dị ứng thời tiết. Tình trạng này có thể gây ngứa và đau đớn. Nguyên nhân dẫn đến phát ban nhiệt là do cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều trong thời tiết nóng ẩm và triệu chứng này đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
Triệu chứng của phát ban nhiệt bao gồm: xuất hiện các mụn nhọt hoặc mụn nước nhỏ, đặc biệt là ở cổ hoặc trên ngực, hoặc nó có xu hướng nổi nhiều ở phần háng, khuỷu tay và dưới ngực.
Đột quỵ do sốc nhiệt
Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao (trên 40,5 độ C). Đột quỵ do sốc nhiệt là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây nguy hại đến tính mạng trong vài tình huống khẩn cấp. Đối với nạn nhân bị đột quỵ do sốc nhiệt thì khâu sơ cứu quan trọng nhất là làm hạ nhiệt độ cơ thể càng nhanh càng tốt.
Triệu chứng của đột quỵ do sốc nhiệt có thể bao gồm: nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, đỏ, da khô nóng (cơ thể không còn đổ mồ hôi nữa – tuy nhiên vẫn có thể đổ mồ hôi nếu họ tập thể dục liên tục), khô, sưng lưỡi, thở dốc, khát nước, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, phối hợp kém hoặc nói lơ, có những hành vi quá khích và kỳ quặc, mất ý thức, động kinh hoặc hôn mê.
TPHCM: Chỉ số tia UV đạt mức cao, người dân cần làm gì?
Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt và đặc biệt là chỉ số tia UV (tia cực tím) cao sẽ gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
TPHCM: Chỉ số tia UV đạt mức cao, người dân cần làm gì?. Ảnh: Hữu Huy
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chỉ số tia cực tím (UV) ngày 7.9 ở mức 9 vào thời điểm 12 giờ trưa. Đây là chỉ số UV được cảnh báo là nguy cơ gây hại rất cao, người dân cần hạn chế ra ngoài vào buổi trưa.
Theo dự báo, hai ngày tiếp theo 8.9 và 9.9 chỉ số UV tại TPHCM sẽ đạt đến mức 9 và 8.
Được biết, chỉ số tia UV từ 6 đến dưới 8 được cảnh báo là nguy cơ gây hại cao, từ 8-10 nguy cơ gây hại rất cao.
Chỉ số tia cực tím được cảnh báo là nguy cơ gây hại rất cao. Ảnh: Hữu Huy
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ số UV dao động từ 0-2 được xem là thấp, từ 8-10 là rất cao, có thể gây bỏng da trong 25 phút tiếp xúc. Chỉ số UV từ 11 trở lên được xem là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ.
BSCK2. Nguyễn Thị Thanh Thùy - Trưởng Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương cảnh báo, những người tiếp xúc quá mức với ánh sáng mặt trời trong thời gian ngắn sẽ gây bỏng nắng, tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, da bị bỏng, khô, sạm, tạo nếp nhăn, lão hóa nhanh. Nếu tiếp xúc kéo dài, tích lũy có thể gây ung thư da.
Vì vậy, người dân cần đảm bảo chế độ bù đủ nước, uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Thời tiết nắng nóng, cơ thể ra mồ hôi nhiều, mệt mỏi, da không được cấp ẩm thường xuyên là nguyên nhân khiến da xấu đi. "Một lưu ý khác là thời tiết oi bức, nhiệt độ cao khiến nhiều người khó chịu nên liên tục tắm. Điều này là không nên bởi tắm nhiều khiến da khô. Chỉ nên tắm 1-2 lần/ngày, hạn chế tắm nước quá lạnh hay nóng làm hại làn da" - BS. Thuỳ nói.
Ánh nắng mặt trời có thể gây kích thích các hắc tố melanin dưới da tăng cao, khiến da bị sạm đen và lão hóa trầm trọng. Tốt hơn hết, bạn nên dùng kem chống nắng đúng cách, kết hợp cùng việc đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng để bảo vệ làn da.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên dùng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ làn da khỏi những tác hại xấu từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời như lão hóa, đen sạm, rám, tàn nhang, ung thư da. Điều lưu ý là dùng kem chống nắng hàng ngày buộc phải tẩy trang đúng cách, nếu chỉ rửa mặt sẽ không làm sạch được da.
Trời nắng nóng nên uống gì để giải nhiệt? Thời tiết tại một số khu vực nước ta đang vào giai đoạn nóng bức khiến nhiều người dễ bị mất nước, mệt mỏi... Chính vì vậy, khi hoạt động nhiều ngoài trời, chúng ta cần quan tâm hơn đến cách giải nhiệt cho cơ thể. Trà bạc hà Hàm lượng tinh dầu bạc hà có tác dụng giúp cơ thể có cảm...