Những tác hại của ánh nắng mà bạn cần đề phòng cho những ngày hè đang tới
Những tác hại của ánh nắng mặt trời tới sức khỏe con người không đơn giản chỉ là sạm da, cháy nắng mà còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Ánh nắng mặt trời có thể gây ra các tác hại vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người như: sốc nhiệt, kiệt sức, ung thư da…
Theo Helino
Hà Nội nắng nóng cực điểm, nguy cơ tử vong vì sốc nhiệt, ung thư da
Chỉ số tia cực tím (UV) ở Hà Nội những ngày này luôn ở mức 10-11, mức rất nguy hại.
Video đang HOT
Các chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, đợt nắng nóng diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có thể kéo dài đến ngày 22/4. Đến 24/4, ở các tỉnh Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 12-16 giờ.
Tại Hà Nội, lúc 10 giờ sáng 20/4, trang worldweather online cho thấy chỉ số tia IV của Thủ đô luôn đạt 11 điểm trong hai ngày 20-21/4 (màu tím - cao nhất). Đây là mức rất cao nguy hiểm, gây hại cho da, có thể gây bỏng da trong khoảng thời gian 25 phút. Ngoài ra tiếp xúc với tia cực tím UV có nguy cơ sạm da, nám da, ung thư da.
Lúc 10 giờ sáng 20/4, nhiệt độ đo được ở Hà Nội là 30-32 độ C. Cao nhất ngày hôm nay có thể lên tới 37 độ vào lúc 2 giờ chiều. Hiệu ứng đô thị có thể khiến nhiệt độ cảm nhận cao hơn mức này.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ số tia UV từ 3 là bắt đầu gây tổn thương da. Mức UV 8-10, thời gian gây bỏng cho da là 25 phút.
Đặc biệt, ánh nắng mặt trời mạnh và có hại nhất vào lúc 10-16h nên phải tránh đi ra đường lúc này. Nếu bắt buộc, hãy nhớ bôi kem chống nắng, mặc áo dài tay, mũ rộng vành, kính râm để ngăn ngừa tác hại của tia UV.
Thực tế, để bảo vệ da, nhiều người đã có ý thức bôi kem chống nắng. Nhưng không phải ai cũng có
cách bôi kem chống nắng đúng thời gian, liều lượng, thậm chí. Nhiều người dùng chỉ để "cho yên tâm".
Lời khuyên của chuyên gia da liễu là cứ 2 - 3 tiếng bạn cần bôi lại kem chống nắng một lần dù bạn đang dùng loại có chỉ số chống nắng cao.
PGS.TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, nhiều bệnh nhân tới viện khám trong tình trạng tổn thương da, chia sẻ với bác sĩ sáng nào trước khi ra khỏi nhà cũng bôi kem chống nắng. Nhưng họ chỉ bôi một lần duy nhất đó dùng cho cả ngày.
Theo lý thuyết, độ SPF càng cao, thời gian bảo vệ càng lâu. Tuy nhiên điều này chỉ để ước tính cơ bản nhất, thời gian bảo vệ còn phụ thuộc loại da, cường độ ánh sáng mặt trời, lượng kem sử dụng vậy nên nó ít có ý nghĩa để giúp bạn xác định thời gian tiếp xúc ánh sáng.
Bôi kem chống nắng đủ liều: Mọi người thường bôi lớp quá mỏng nên tác dụng giảm đi rất nhiều. Nguyên tắc dùng kem chống nắng, bạn phải dùng đủ liều, đúng với tuýp da.
BS. Hoàng Văn Tâm, Bệnh viện Da liễu Trung ương tư vấn, với một người cao 1,63m, nặng 68kg, bôi kem chống nắng toàn thân cần khoảng 30g một lần, còn với vùng mặt cần từ 1/4 - 1/3 thìa cà phê kem chống nắng.
Nếu chỉ bôi được 1/2 hoặc 1/4 lượng cần thiết thì tác dụng chống nắng giảm đi rất nhiều. Ví dụ nếu chỉ dùng được 1/2 lượng cần thiết của kem chống nắng SPF 30 thì SPF giảm tới 5 - 6 lần.
Để chống nắng hiệu quả, bôi đủ lượng kem là vô cùng quan trọng để đạt được tác dụng tối ưu. Lượng kem chống nắng đủ theo FDA khuyến cáo là: 2mg/cm2.
Cần bôi kem chống nắng 30 phút trước khi đi ra ngoài. Đừng đợi đến sát giờ ra ngoài mới bôi kem chống nắng. Kể cả trời nhiều mây, tia UV vẫn làm hại da bạn. Vì thế, hãy dùng kem chống nắng hàng ngày, chứ không chỉ dành riêng cho ngày nắng để bảo vệ làn da.
Ngồi trong ô tô cũng cần bôi kem chống nắng
Khi đi xe ôtô, kính xe cũng chỉ cản được tia tử ngoại yếu, tức là khi nắng vào lúc sáng; còn từ khoảng 10 giờ trở đi thì tia tử ngoại vẫn xuyên qua lớp kính và làm tổn hại đến da. Do đó khi ngồi trên xe vẫn cần phải thoa kem chống nắng, mặc áo dài tay và đeo kính râm để bảo vệ da và mắt.
Trẻ cũng cần bôi kem chống nắng đúng cách
Trẻ em có cần dùng kem chống nắng?
Nhiều người băn khoăn không biết nên chọn kem chống nắng cho trẻ như thế nào, bởi sợ da trẻ kích ứng nên đành "thả rông", chấp nhận con đen nhẻm, thậm chí cháy nắng sau một chuyến đi biển, đi chơi. Trong khi đó, bị cháy nắng để lại nhiều nguy hại cho làn của trẻ.
Theo BS Hoàng Văn Tâm, trẻ em bị cháy nắng 1 lần nghiêm trọng sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư da sau này. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, việc dùng kem chống nắng thực hiện như người lớn. Ưu tiên sử dụng kem chống nắng vật lý chứa titanium dioxide và zinc oxide do ít gây kích ứng và không hấp thụ vào da.
Đối với trẻ 6 tháng, ưu tiên các phương pháp tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp. Khi chọn kem chống nắng cho trẻ, nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng, chống được cả UVB và UVA, SPF từ 15 trở lên và tốt nhất là từ 30 trở lên.
Phòng ngừa sốc nhiệt
Điều quan trọng trong phòng ngừa sốc nhiệt là tránh để cơ thể mất nước và không hoạt động mạnh.
Nếu bắt buộc, cần uống nhiều nước (bao gồm nước lọc và các thức uống thể thao bù muối và chất khoáng), tránh uống các thức uống có cồn, cafein và đường vì có thể gây mất nước.
Cần bổ sung các chất điện giải (natri) và nước cho cơ thể nếu đổ mồ hôi nhiều, hoặc làm việc dưới ánh mặt trời lâu trong những ngày nắng nóng. Thường xuyên nghỉ giải lao, mặc quần áo mỏng nhẹ, sáng màu.
T.Nguyên
Theo giadinh.net.vn
Nắng nóng kéo dài: Bị sốc nhiệt phải làm thế nào? Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao rất dễ khiến cơ thể bị sốc nhiệt. Sốc nhiệt. Sốc nhiệt (say nắng) là tình trạng thân nhiệt tăng quá mức, thường trên 40 độ C, nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến con người không kịp thích nghi gây ra tình trạng sốc nhiệt. Vậy khi bị...