Những tác dụng phụ thường gặp khi kiểm soát sinh đẻ
Trong qua trinh kiểm soát sinh đẻ, ban cân phai canh giac vơi các phản ứng phụ co thê gây phiên nhiêu cho cuôc sông cua chinh ban.
Kiêm soat sinh đe la môt phân trong công tac kê hoach hoa gia đinh. Co nghia la ban phai ap dung cac biên phap phong tranh thai khac nhau (bao gôm ca sư dung thuôc), va đôi khi cac biên phap ây se gây ra phan ưng phu, tac đông tiêu cưc lên tinh thân va sưc khoe cua ban.
TS Hilda Hutcherson (Đại học Columbia, New York) cho biết: “Những phản ứng phụ này dường như biến mất sau khi bạn uống thuốc giảm đau trong một thời gian”.
Buồn nôn
Phản ứng này có thê sẽ biến mất trong một vài tháng. Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai, vòng hoặc miếng vá bạn có thể cần phải chuyển đổi các phương pháp.
Chảy máu bât thương
TS Hutcherson cho biết: “Tôi nghĩ đây là phản ứng phụ khiến phụ nữ trở nên kho chiu hơn bất kỳ phản ứng phụ nào khác, bởi vì nó không thể đoán trước”.
Chảy máu xảy ra đặc biệt với những mũi chích ngừa, thuốc nhỏ, và cấy ghép – phương pháp duy nhất giống như lớp lót của tử cung do quá mỏng đến nỗi co lại.
Vi thê đôi khi bạn cân bổ sung một chất chống viêm hoặc thỉnh thoảng bạn có thể bổ sung một ít nội tiết tố nữ.
Giảm ham muốn
Hãy thử một công thức khác nếu bạn gặp phản ứng phụ này, TS Hutcherson nói: “Đối với một số phụ nữ, nếu bạn thay đổi thuốc thành một loại có chứa nội tiết tố sẽ làm cho sự ham muốn quay trở lại. Nếu điều này không có tác dụng, hãy tìm một phương pháp khác hoàn toàn.
Video đang HOT
Tâm trạng lo lắng
TS Hutcherson nói: “Theo kinh nghiệm của tôi, nếu một phụ nữ bị trầm cảm bằng thuốc thì việc chuyển đổi (công thức) thường không giúp gì và tất cả các phương pháp nội tiết tố đều có thể gây ra cùng một vấn đề”.
Theo Ngọc Bích – Giáo dục Việt Nam
Các biện pháp phòng tránh thai hiệu quả cho vợ chồng son
Với suy nghĩ phải tạo dựng tiền đề vững chắc rồi mới tính đến chuyện con cái, nhiều vợ chồng trẻ chọn cách kế hoạch hóa cho đến khi đạt được những mục tiêu của mình. Tuy nhiên không phải lúc nào mọ.
Ngày nay, các biện pháp tránh thai (BPTT) có thể dễ dàng được tìm thấy trên mạng. Song, không phải biện pháp nào cũng đúng hoặc hiệu quả 100%, nhiều tình huống mang thai ngoài ý muốn vẫn xảy ra bởi sử dụng sai biện pháp.
Do đó muốn đảm bảo việc kế hoạch hóa, vợ chồng trẻ cần nắm vững kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai hiện đại. Bởi chỉ có các biện pháp này mới đem lại hiệu quả cao nhất.
Phòng tránh thai theo biện pháp hiện đại
Các BPTT hiện đại đều mang đến hiệu quả cao song không phải là không có nhược điểm (ảnh minh họa).
BPTT hiện đại là những biện pháp sử dụng bao cao su, thuốc tránh thai (thuốc uống hoặc thuốc tiêm, cấy trực tiếp vào cơ thể), đặt vòng và triệt sản.
Các biện pháp này hoạt động dựa trên 3 cơ chế cơ bản của việc tránh thai: ngăn không cho trứng gặp tinh trùng, ngăn không cho trứng rụng, ngăn trứng đã thụ tinh làm tổ trong cổ tử cung.
Ưu và nhược điểm của các phương pháp tránh thai hiện đại
Các biện pháp này tuy mang lại hiệu quả cao song đều có những hạn chế nhất định. Ví như ngoại trừ bao cao su, các phương pháp còn lại đều không giúp người sử dụng phòng tránh các bệnh xã hội (lậu, giang mai, HIV, AIDS, sùi mào gà ,...).
Do đó hãy cùng tìm hiểu về các BPTT hiện đại để có kiến thức và chủ động trong việc phòng tránh thai.
- Biện pháp theo cơ chế ngăn trứng và tinh trùng gặp nhau:
Bao cao su
Bao cao su là BPTT rẻ và phổ biến nhất (ảnh minh họa).
Đây được xem như một biện pháp kép vừa giúp ngừa thai vừa phòng tránh được các bệnh xã hội.
Tuy nhiên có một số (rất ít) người bị dị ứng với chất bôi trơn trong thành phần của bao cao su và không sử dụng được. Trong trường hợp này nên lưu ý để chọn loại không có dầu bôi trơn.
Triệt sản (Đình sản)
Triệt sản là BPTT can thiệp trực tiếp đến cơ quan sinh sản của vợ/chồng.
Có nhiều cách để áp dụng biện pháp này: thắt/cắt ống dẫn tinh (với nam giới) hoặc thắt/cắt ống dẫn trứng (với nữ giới).
Để thực hiện biện pháp này, vợ hoặc chồng cần đến các cơ sở y tế và chi một số tiền nhất định. Phương pháp sẽ đem lại hiệu quả vĩnh viễn.
Tuy nhiên trong trường hợp muốn có con trở lại, bạn sẽ phải trải qua các thủ thuật y khoa để tháo gỡ; do đó chỉ nên thực hiện khi vợ chồng không thật sự muốn có con.
- Biện pháp theo cơ chế ngăn cản sự rụng trứng:
Thuốc tránh thai hàng ngày
Người vợ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc tránh thai hàng ngày (ảnh minh họa).
Là loại thuốc chứa 2 nội tiết tố Oestrogen và Progesteron giống như trong cơ thể phụ nữ, thường được đóng gói theo quy cách vỉ 21 hoặc 28 viên.
Thuốc mang lại hiệu quả cao và không gây ảnh hưởng đến nội tiết nữ giới. Thêm vào đó còn có tác dụng làm đều kinh nguyệt, giảm đau bụng khi tới tháng, các tác dụng phụ có thể xuất hiện tuy nhiên chỉ là tạm thời.
Thuốc tiêm tránh thai
Cần chú ý đến thời gian tiêm để mang đến kết quả tốt nhất (ảnh minh họa).
Loại này cũng được xếp vào nhóm thuốc tránh thai, người vợ có thể tiêm vào bất kỳ thời điểm nào (khi không mang thai). Một mũi tiêm tránh thai có hiệu quả trong vòng 3 tháng. Tuy nhiênbạn sẽ cần đến cơ sở y tế để thực hiện.
Que cấy tránh thai
Que cấy tránh thai có thể dễ dàng đưa vào và tháo ra (ảnh minh họa).
Đây cũng là một loại của thuốc tránh thai. Để áp dụng biện pháp, người vợ phải đến cơ sở y tế để được cấy từ 1 - 6 que vào cơ thể. Thời gian của biện pháp kéo dài 3 - 7 năm tùy loại. Khi muốn có con, bạn cũng có thể tháo que dễ dàng.
Tuy nhiên vì là thuốc nên que cấy cũng có thể mang đến các tác dụng phụ như bất kỳ loại thuốc tránh thai chứa hormone nào.
- Biện pháp theo cơ chế ngăn trứng đã thụ tinh làm tổ trong cổ tử cung:
Thuốc tránh thai khẩn cấp (TTTKC) loại 1 viên
TTTKC loại 1 viên có tác dụng mạnh hơn TTTKC loại 2 viên (ảnh minh họa).
Sau khi quan hệ mà không dùng biện pháp bảo vệ, người vợ cần sử dụng TTTKC càng sớm càng tốt để tránh việc mang thai ngoài ý muốn. Khác với loại 2 viên tránh thai theo cơ chế ngăn cản sự rụng trứng, loại 1 viên là thuốc tránh thai dạng phối hợp.
Cả 2 loại kể trên đều có tác dụng hiệu quả trong tránh thai khẩn cấp, dễ sử dụng và thuận tiên. Tuy nhiên thuốc hoạt động hóa học nên sẽ đem đến một số tác dụng phụ với cơ thể như căng vú, kinh nguyệt không đều, buồn nôn, chóng mặt, rong huyết.
Khi sử dụng TTTKC, cần lưu ý không dùng quá 2 lần trong một tháng.
Vòng tránh thai (dụng cụ tử cung)
Dụng cụ tử cung có tác dụng khoảng 5 - 12 năm tùy loại.
BPTT này còn được áp dụng như một cách để tránh thai khẩn cấp tuy nhiên không ảnh hưởng đến nội tiết như TTTKC. Vòng tránh thai có hiệu quả ngay và lâu dài do đó giá thành khá cao.
Vợ chồng chưa sẵn sàng có thêm em bé có thể cân nhắc phương pháp này, bởi nó không ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Bạn phải đến cơ sở y tế để được đặt vòng, có khả năng dụng cụ sẽ rơi ra khỏi tử cung.
Trên đây đều là những BPTT mang tính khoa học. Vợ chồng trẻ nên nên nắm được những kiến thức này và áp dụng đúng phương pháp để phòng tránh việc mang thai ngoài ý. Tuyệt đối không tham khảo từ nhiều nguồn thông tin trôi nổi, nếu cần thiết có thể nhờ đến sự tư vấn của người có chuyên môn.
Theo PV - Sức khỏe và Đời sống
Phương pháp tránh thai sau phẫu thuật tim Em đã phẫu thuật tim và đang dùng thuốc sintrom kháng đông, tháng tới em lập gia đình, đang không hiểu về vấn đề phòng tránh thai. Em nên dùng biện pháp tránh thai nào là tốt nhất? Và nếu là thuốc thì loại thuốc nào? Ảnh minh họa - Nguồn Internet Chào em, Có nhiều biện pháp tránh thai phù hợp cho...