Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai
Sử dụng thuốc tránh thai là một trong những phương pháp thường được chị em phụ nữ áp dụng trong trường hợp chưa muốn có em bé.
Thuốc tránh thai có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn… – Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, những loại thuốc tránh thai tác động lên hóc môn trong cơ thể chúng ta có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, từ những thay đổi khiến bạn cảm thấy phiền toán cho đến những ảnh hưởng mạnh hơn buộc bạn phải đổi thuốc. Bạn sẽ không thể biết được mình có chịu được những tác dụng phụ đó hay không nếu chưa thử qua. Dưới đây là những tác dụng phụ của thuốc tránh thai và cách xử lý vấn đề.
Đau đầu, chóng mặt, ngực mềm
Video đang HOT
Hilda Hutcherson, giáo sư tại Đại học Columbia ở New York khuyên bạn hãy kiên nhẫn. “Những tác dụng phụ này sẽ dần biến mất sau khi bạn uống thuốc được một thời gian”. Nếu những triệu chứng này không chịu biến mất, có lẽ bạn nên đổi sang nhãn hiệu khác.
Buồn nôn
Phản ứng này có thể sẽ qua đi sau vài tháng. Nếu chúng vẫn không biến mất thì bạn cần thử cách khác. Nếu bạn đang uống thuốc tránh thai, hãy uống vào giữa giờ ăn. Nếu bạn dùng cách đặt vòng hay miếng dán thì có lẽ bạn nên chuyển sang dùng cách thức tránh thai khác.
Chảy máu bất thường
Bác sỹ Hutcherson cho rằng đây là tác dụng phụ khiến nhiều phụ nữ nổi điên nhất trong số các tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Hiện tượng chảy máu thường xuyên xuất hiện nếu bạn dùng thuốc tránh thai cấp tốc hoặc tiêm progestin vì lúc đó tử cung quá mỏng nên thỉnh thoảng bị bong tróc ra, gây nên hiện tượng chảy máu.
Bạn hãy nhờ bác sỹ tư vấn nếu lo lắng về vấn đề này. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể bổ sung thêm chất kháng viêm như ibuprofen hay bổ sung estrogen. Đây là lời khuyên của Anne Foster-Rosales, trưởng bộ phận y khoa tại tổ chức Planned Parenthood Golden Gate.
Giảm ham muốn tình dục
Bạn có thể thử thuốc có chứa công thức khác nếu cơ thể bị phản ứng phụ giảm ham muốn tình dục. Với một số phụ nữ, khi họ chuyển sang uống thuốc có nhiều androgenic (hóc môn giống như testosterone) hơn thì ham muốn của họ đã trở lại.
Nếu cách này vẫn không hiệu quả thì bạn phải tìm phương pháp tránh thai khác.
Thay đổi tâm trạng
Nếu quả thật phương pháp tránh thai chứ không phải bất kỳ tác nhân nào khác khiến bạn bị buồn phiền, trầm cảm thì bạn nên tìm phương pháp mới, không tác động lên hóc môn.
Bác sỹ Hutcherson chia sẻ: “Theo kinh nghiệm của tôi, nếu một phụ nữ bị trầm cảm vì loại thuốc tránh thai mà mình đang uống thì dù có đổi sang nhãn hiệu khác cũng sẽ không thay đổi được điều gì”.
Tất cả những phương pháp liên quan đến hóc môn đều gây ra những vấn đề giống nhưu. Với những bệnh nhân thực sự muốn dùng thuốc uống để tránh thai thì bác sỹ Hutcherson sẽ kê thêm thuốc chống trầm cảm cho họ, cách làm này đã thu được những thành công nhất định.
Theo VNE