Những tác dụng kỳ diệu của chanh đào ít người biết đến
Chanh đào ngâm phối hợp với một số nguyên liệu như mật ong, đường phèn sẽ thành bài thuốc trị ho hiệu quả.
Việt Nam có khoảng 20 loại chanh khác nhau. Trong đó chanh đào là một “thần dược” được nhiều người ưa chuộng.
Ngoài ngâm mật ong đường phèn, nhiều người cũng dùng chanh đào làm nước chanh để trị cảm.
Chanh đào vỏ mỏng, mọng nước, mùi thơm nên được người tiêu dùng ưa chuộng ở Việt Nam.
Ruột quả chanh đào chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc.
Video đang HOT
Các cách trị bệnh của chanh đào
Chanh đào ngâm với mật ong có tác dụng trong việc chữa trị ho, viêm họng cũng như giúp thanh lọc cơ thể, giảm cân…
Chanh đào mật ong có thể sử dụng cho trẻ từ trên 1 tuổi để phòng hoặc chữa ho do nhiễm lạnh.
Người bị côn trùng, rắn cắn chỉ gây sưng hoặc ngứa có thể dùng hạt chanh và một số vị thuốc khác như rễ chanh, gừng tươi, phèn chua giã nhỏ đun sôi lấy nước uống, bã đắp lên vết thương sẽ làm giảm sưng, ngứa rất hiệu quả.
Theo PV/VOV
8 bài thuốc dân gian giảm ho dị ứng thời tiết
Những bài thuốc dân gian đơn giản từ mật ong, chanh muối, hay gừng, hơi nước nóng có thể giúp bạn giảm ho do dị ứng thời tiết.
Thời tiết vào độ chuyển mùa, ho do dị ứng thời tiết thường hay gặp. Ho khan làm khó chịu trong công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Trước khi bạn tiếp cận với xi rô ho hoặc dùng các thuốc ho tân dược, hãy thử một trong những bài thuốc ho tự nhiên từ thảo dược và thực phẩm xung quanh chúng ta.
Mật ong nằm trong số các "thần dược" trị ho.
1. Mật ong ho "xi-rô" làm tại nhà: Có bằng chứng khoa học cho rằng mật ong có thể có hiệu quả trong điều trị ho và đau họng. Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất, hoặc trộn mật ong với dầu dừa và nước cốt chanh cho những lợi ích giảm ho.
2. Vòi sen nước nóng có thể giúp đỡ giảm ho bởi vì hơi nước có thể nới lỏng ùn tắc hô hấp và giảm ho. Khuấy nước nóng, đóng cửa sổ và tắt quạt thông gió. Hơi nước nóng có thể là kẻ thù đáng gờm nhất của ho. Hơi nước nóng tác dụng làm dịu đường hô hấp và nới lỏng nghẹt mũi và đờm ở cổ họng và phổi của bạn.
3. Tiêu đen và trà mật ong: Bạn có thể thử hạt tiêu và mật ong có thể giảm ho. Sử dụng một muỗng cà phê tiêu xay tươi và hai muỗng canh mật ong trong cốc, pha với nước sôi. Để ngâm trong 15 phút, sau đó thử nhâm nhi.
4. Dùng nhiều nước: Uống nhiều chất lỏng, nước lọc ấm và các loại trà có thể hữu ích cho ho. Chất lỏng giúp chất nhầy loãng ra trong đường thở và giữ ẩm đường hô hấp, có thể giúp làm giảm các cơn ho.
5. Menthol giảm ho do làm tê mặt sau của cổ họng, có thể giúp chế ngự các phản xạ ho.
6. Ngậm chanh tẩm muối và nếu ý tưởng của ngậm chanh thiếu hấp dẫn, bạn có thể thử một ly nước chanh nóng và trộn đường với mật ong cho kết quả giảm ho khá tốt.
7. Cam thảo: Trà làm từ rễ cam thảo hoặc kẹo cam thảo có thể giúp làm dịu ngứa cổ họng và giảm ho.
8. Gừng thường dùng điều trị các triệu chứng của cảm lạnh và cúm. Bạn có thể làm trà gừng bằng cách cho 12 lát gừng tươi vào nồi với ba ly nước. Đun nhỏ lửa trong 20 phút và đem dùng. Có thể thêm 1 muỗng canh mật ong và một ít chanh uống làm giảm ho.
Trên đây là một số cách dân gian yêu thích để làm giảm ho do dị ứng thời tiết. Nhưng nếu bạn ho kéo dài, kèm sốt, long đờm nên gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị sớm.
BS.TS. Thanh Hải/ Sức Khỏe và Đời Sống
Nước ép cà rốt gừng cải thiện bệnh tật Chỉ cần vài miếng cà rốt tươi, gừng cắt mỏng cùng nước lọc cho vào máy xay sinh tố, bạn sẽ có một ly nước ép cà rốt gừng giúp ngừa được nhiều bệnh. Ảnh: Shutterstock Cải thiện thị lực khi thức uống này nuôi dưỡng tế bào, qua đó củng cố các dây thần kinh thị giác, ngừa bệnh về mắt. Cà...