Những Support DOTA 2 sẽ được pick nhiều trong mùa TI4 (phần 1)
Vòng loại của TI4 đã được bắt đầu, chúng ta hãy cùng điểm qua những Hero Support DOTA 2 sẽ được pick nhiều trong mùa TI4 năm nay.Chắc hẳn đối với những người chơi DOTA 2 kì cựu thì việc bắt gặp một game đấu public mà không có sự xuất hiện của bất kì Hero Support nào cũng chẳng có gì là xa lạ. Bởi lẽ support là một vị trí phải hi sinh rất nhiều cho đồng đội, không được farm, không được “ăn mạng” và tóm lại là không được… tỏa sáng nên chẳng ai coi trọng và thích thú với vai trò này. Thế nhưng trong môi trường Competitive, việc lựa chọn support lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong một game thi đấu.
Rubick, một hero support đă năng và có khả năng “lật kèo” bằng Ultimate của mình.
Bởi lẽ sự lựa chọn cho các vị trí support sẽ ảnh hưởng tới khả năng “đì lane” trong thời gian đầu trận đấu, khả năng di chuyển, bắt lẻ hay thậm chí là cả việc hỗ trợ carrier khi trận đấu đi vào giai đoạn cuối game. Chúng ta hãy cùng điểm qua những gương mặt support quen thuộc hay được sử dụng trong các game thi đấu competitive gần đây.
1, Shadow Demon
Là một support hero được pick khá nhiều trong thời gian gần đây, không quá lạ khi Shadow Demon xuất hiện trong danh sách này. Với kĩ năng Disruption cho phép Shadow Demon “chộp” một hero lại khiến cho vị tướng này có khả năng giữ chân đối phương trong các pha gank lẻ. Không những thế, kĩ năng này cũng giúp Shadow Demon có thể giữ chân ganker đối phương để carrier team ta chạy trốn khi bị “hỏi thăm”. Nhờ có kĩ năng Disruption, Shadow Demon thường xuyên được pick và để đi cùng Mirana để tạo thành combo Disruption Sacred Arrow vô cùng lợi hại.
Disruption giúp Shadown Demon gank cũng như Counter Gank khá tốt.
Với kĩ năng Shadow Poison, Shadow Demon có thể harass hero đối phương từ xa, tạo lợi thế lớn cho carrier phe ta farm an toàn trong giai đoạn đầu. Không những vậy, ultimate Demonic Purge của Shadow Demon có thể giữ chân và khiến hero đối phương chạy rất chậm. Về late game, kể cả khi hero đối phương đã có Black King Bar để chống skill thì Demonic Purge vẫn có tác dụng slow xuyên cả lớp kháng phép của Item này. Lợi thế này giúp Shadow Demon có thể dễ dàng giữ chân những carrier đánh gần của đối phương, không cho họ tung hoành trong combat.
2, Trean Protector
Trean Protector hiện đang khá được ưa chuộng và thường được pick trong vai trò một hero support có thiên hướng phòng thủ. Sức mạnh “bảo kê” carrier của Tream Protector đến từ bộ kĩ năng bao gồm 1 skill buff tàng hình (Nature’s Guise) để cứu nguy cho đồng đội, hai kĩ năng hồi máu là Leech Seed và Living Armor khiến cho carrier đi cùng với Trean Protector gần như “bất tử” và có thể “hổ báo” hơn mức bình thường trong giai đoạn đầu game.
Với 2 skill hồi máu và 1 skill tàng hình, đồng đội của Trean gần như “bất tử” ở đầu game.
Không những thế, với lượng base damage trung bình ban đầu vô cùng cao (81-89), Trean Protector cũng khiến cho những hero đối phương đi cùng lane phải e ngại mỗi khi dám tiến gần đến carrier bên ta. Về giữa và late game, ultimate Overgrowth cũng phát huy tác dụng khá tốt với khả năng trói chân các hero đối phương trên diện rộng để các đồng đội của ta focus.
3, Keeper of the Light
Hiện tại, khi mà “hội những người cuồng Aghanim’s Scepter” đang được gia tăng về số lượng thì Keeper of the Light đang dần khẳng định được vị trí của mình với buff mới đây đến từ Ultimate Spirit Form. Cụ thể, khi có Aghanim’s Scepter, Keeper of the Light sẽ luôn ở trong trạng thái Spirit Form. Điều đó đồng nghĩa với việc hero này sẽ có thể sử dụng được kĩ năng Blinding Light thường xuyên hơn để khiến các đòn đánh của carrier đối phương bị miss trong combat.
Việc buff kĩ năng Illuminati khiến Keeper of the Light có khả năng push cùng đồng đội tốt hơn.
Không những thế, khi có Aghanim’s Scepter, kĩ năng Illuminate sẽ đi kèm với hiệu ứng hồi máu cho đồng đội, số máu có thể hồi được lên tới 375 HP, nhiều hơn hẳn so với item Mekansm. Như vậy, chỉ cần Keeper of the Light đặt một bóng Illuminate ở phía sau, các thành viên khác sẽ có thể thoải mái đứng push trụ bởi nếu team địch dám xông vào combat, họ sẽ phải chịu 500 damage đến từ Illuminate trong khi team ta lại được hồi tới 375 HP. Như vậy, việc thêm Keeper of the Light vào đội hình sẽ khiến team bạn có được khả năng push trụ rất mạnh từ giai đoạn giữa game trở đi.
4, Vegeful Spirit
Vegeful Spirit là một hero support có khả năng hỗ trợ tấn công khá tốt cho các hero khác với bộ kĩ năng gồm một skill làm choáng đối thủ từ xa (Magic Missile), một kĩ năng trừ giáp diện rộng đối với hero đối thủ (Wave of Terror) cộng với kĩ năng buff damage lên tới 36% của Vengeance Aura. Không những thế, ultimate Nether Swap giúp Vegeful Spirit đổi chỗ cho một hero bất kì cũng vô cùng hữu dụng, bạn có thể dụng skill này để đổi chỗ cho các carrier đang bị focus để đưa họ ra vị trí an toàn hay đơn giản là bất ngờ đổi chỗ và đưa những hero quan trọng của đối phương vào giữa team ta để đồng đội “củ hành”.
Vegeful Spirit từ nay sẽ có thể dứt khoát hơn trong các pha Swap của mình.
Video đang HOT
Trong phiên bản 6.81 vừa qua, vị tướng support này đã nhận thêm được một buff khá lợi đó là khi Vegeful Spirit bị tiêu diệt, hero kết liễu Vegeful Spirit sẽ bị trừ đi lượng damage bằng với % buff damage của Vengeance Aura cho tới khi Vegeful Spirit được hồi sinh. Như vậy, Vegeful Spirit đã có thể tự tin hơn khi sử dụng Nether Swap để đổi chỗ với một hero trong lòng địch bởi nếu chẳng may bạn có bị chết, đối phương cũng sẽ bị trừ damage trong thời gian khá dài.
Theo VNE
Mini Guide DOTA 2: Ember Spirit - Linh hồn của lửa
Ember Spirit là một hero có khả năng dồn damage từ xa khá tốt, gây nhiều khó khăn cho đối phương khi push trụ.Với sức mạnh của mình từ giai đoạn từ mid đến late game, Ember Spirit hiện đang là cái tên thường xuyên được xuất hiện trong các trận đấu competitive của DOTA 2. Tuy rằng trong phiên bản 6.81 được update mới đây, sức mạnh của Hero này đã bị giảm đi đôi chút nhưng dường như Ember Spirit vẫn khá được ưa chuộng với bộ skill có khả năng harrass từ xa của mình.
Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách chơi Ember Spirit theo hướng thuần damage (mua hầu hết là các items tăng damage vật lí) đang khá phổ biến hiện nay.
Thông số cơ bản:
Hero Skill
Searing Chains
Ember Spirit giải phóng ra hai sợi dây trói những kẻ thù xung quanh lại và gây damage theo thời gian trói.
Khoảng cách trói: 400
Thời gian tác dụng: 1/2/2/3s
Damage: 80/120/240/300
Số đơn vị bị trói: 2
Thời gian cooldown: 14/12/10/8s
Manacost: 110
Đây được coi là skill trói chân khá lợi hại của Ember Spirit với thời gian trói tại level 4 lên đến 3s. Searing Chains có thể kết hợp với skill Sleight of Fist để có thể trói được đối thủ ở khoảng cách xa hơn bằng cách dùng Sleight of Fist để nhảy chém đối phương, sau đó nhanh tay dùng Searing Chains, đối phương sẽ có thể bị trói ở khoảng cách xa hơn hẳn bình thường.
Tuy nhiên, người chơi thường chỉ nên tăng một điểm Searing Chains ở đầu game để dành điểm cho skill Sleight of Fist và Flame Guard
Sleight of Fist
Ember Spirit nhảy xung quanh và tấn công các đối thủ với tốc độ cực nhanh, gây thêm damage lên hero đối phương nhưng giảm damage đối với creep.
Damage thêm với Hero: 20/40/60/80
Bán kính nhảy: 250/350/450/550
Tầm cast: 700
Damage giảm với creep: 50%
Thời gian cooldown: 30/22/14/6s
Manacost: 50
Được coi là skill chính làm nên thương hiệu của Ember Spirit nhưng hiện tại đã bị giảm sức mạnh đi đôi chút kể từ sau phiên bản 6.81. Điểm mạnh của Sleight of Fistnằm ở việc skill này có thể cast ở tầm xa, mang đầy đủ hiệu ứng của một đòn đánh bình thường nên có thể kết hợp với những item như Desolator, Battle Fury, Daedalus... Sức mạnh của Sleight of Fisttăng dần về late game khi mà số lượng item tăng damage vật lý của Ember Spirit đã đầy đủ.
Không những thế, nếu tăng nhiều điểm từ sớm, Sleight of Fistcũng là một skill giúp Ember Spirit có khả năng "đì lane" khá tốt, kết hợp với Searing Chains sẽ trở thành combo giúp Ember Spirit trói được Hero đối phương ở khoảng cách khá xa.
Flame Guard
Ember Spirit tạo một vòng lửa quanh người, hấp thụ sát thương phép thuật nhắm vào Ember và gây damage cho các hero đối phương đứng xung quanh trong thời gian chiếc giáp này còn tồn tại.
Bán kính tác dụng: 400
Damame mỗi giây: 30/40/50/60
Damage hấp thụ: 50/200/350/500
Thời gian tồn tại: 8/12/16/20s
Thời gian cooldown: 35s
Manacost: 80/90/100/110
Là một skill khá hữu dụng ở đầu game, giúp Ember Spirit có thể "đì lane" dễ dàng hơn. Nếu tăng nhiều điểm vào Flame Guard ngay từ đầu, Ember Spirit sẽ có khá nhiều lợi thế trong các pha đối đầu ở mid-lane khi có thể đỡ được sát thương phép thuật, đồng thời gây damage theo giây lên đối phương đứng gần khiến đối thủ không dám ở lại đấu tay đôi với Ember.
Ngược lại, nếu đi theo hướng thuần damage với ưu tiên cộng nhiều điểm vào Sleight of Fistthì có thể tăng một điểm hay thậm chí không tăng kĩ năng này ở đầu game. Tuy nhiên, đi theo hướng này, bạn cần phải được Support bảo kê khá chặt để tránh bị gank trước level 6
Active Fire Remnant
Ember Spirit bay đến vị trí những chiếc bóng được tạo ra bởi Ultimate Fire Remnant, gây damage lên các hero đối phương đứng gần bóng. Một lần kích hoạt Active Fire Remnantsẽ khiến Ember Spirit bay đến vị trí của tất cả các bóng Fire Remnant và dừng lại ở chiếc bóng được đặt cuối cùng.
Damage mỗi bóng: 100/150/200
Bán kính gây damage: 450
Manacost: 150
Fire Remnant
Ember Spirit tạo ra một cái bóng sau mỗi 35s, có thể tích tụ tối đa 3 bóng. Ember Spirit có thể đặt bóng tại vị trí cách mình tối đa 1500 range và sau đó sử dụng skill Active Fire Remnantđể bay đến vị trí chiếc bóng đó và gây damage lên tất cả hero đối phương đứng xung quanh.
Số lượng bóng tối đa: 3
Thời gian hồi charge: 35s
Thời gian bóng tồn tại: 45s
Tầm cast: 1500
Đây được coi là skill chính khiến cho Ember Spirit dễ dàng chạy trốn khi bị gank, đồng thời giúp Ember có thể di chuyển cơ động hơn khi đi farm, đi push trộm hay tổ chức gank lẻ. Bạn có thể gây lượng damage tối đa bằng cách đặt 3 bóng liên tiếp tại vị trí muốn bay đến, dùng Active Fire Remnant luôn khiến Hero đối phương tại vị trí đó nhận 3 lần damage từ skill này.
Cách chơi Ember Spirit theo hướng thuần damage:
Lane thích hợp: Với khả năng harass bằng kĩ năng Sleight of FistvàFlame Guard, Ember Spirit thường được ưu ái cho vị trí mid-lane, bên cạnh đó, Ember Spirit cũng có thể đi safe-lane với sự bảo kê của support để farm nhanh lên những items gây damage cần thiết.
Hướng lên đồ:
Khởi đầu game
Khởi đầu với Stout Shield sẽ giúp Ember Spirit trở nên cứng cáp hơn và không ngại những đòn harass đánh tay từ phía hero đối phương đi cùng lane, Iron Branch cũng sẽ cung cấp thêm chỉ số giúp Ember Spirit có thể trụ lane và farm tốt hơn ở những phút đầu của trận đấu. Đến giai đoạn sau, Iron Branch sẽ có thể dùng để ghép thành Magic Wand.
Giữa game
Ở giữa game, hãy cố gắng lên được Phase Boost để có thể bứt tốc khi cần thiết và có lượng damage tay lớn cho kĩ năng Sleight of Fist. Bạn có thể cân nhắc lên thêm Bottle, Ring of Aquila hay Drum of Endurance để có thể hồi mana hay có thêm chỉ số trong giai đoạn giữa game.
Late game
Ở late game, bạn nên cố gắng có cho mình những core item như ở trên, Battle Fury sẽ giúp tăng khả năng clear creep để thủ trụ của Ember, các đòn đánh lan cũng sẽ khiến hero đối phương không dám đứng gần nhau khi push trụ, Desolator sẽ giúp trừ giáp đối phương và làm kĩ năng Sleight of Fist gây thêm nhiều damage hơn. Daedalus là một item không thể thiếu giúp Ember Spirit rút máu hero đối phương nhanh chóng hơn nếu mau mắn được Crit damage khi sử dụng Sleight of Fist.
Mjollnir lên từ Maelstrom cũng giúp củng cố thêm khả năng gây damage từ kĩ năng Sleight of Fist bởi khi nhảy chém đối phương, những đòn đánh này cũng có thể gây ra những tia sét giật vào các hero đối phương. Nếu đã lên đủ những item trên, bạn có thể cân nhắc việc lên item phòng thủ cho slot đồ cuối cùng. Nếu đối phương có những Hero có khả năng khóa skill tốt hay bắt lẻ như Doom Bringer hay Batrider, bạn hãy lên cho mình Linker Sphere. Ngoài ra, bạn có thể lên Heart of Tarrasque để có khả năng hồi phục cũng như thêm một lượng HP lớn để sống sót trong combat.
Cách tăng điểm
Có thể tăng max Flame Guard trước.
Hoặc tăng đều Flame Guard và Sleight of Fist ở đầu game.
Bạn có thể lựa chọn giữa hai hướng là tăng max skill Sleight of Fist trước và bám tại lane để farm hoặc tăng max kĩ năng Flame Guard để có thể vừa farm vừa tham gia combat cùng đồng đội sớm.
Lưu ý khi chơi Ember Spirit:
- Sau khi đã đạt level 6, mỗi khi về nhà để regen, bạn nên để lại một bóng Fire Remnant tại lane để sau khi regen xong tại Foutain, bạn có thể sử dụng Active Fire Remnant và bay trở lại lane ngay lập tức để tiếp tục farm.
- Tương tự, khi push trộm, bạn có thể đặt một bóng Fire Remnant ở xa phía sau và thoải mái push, khi thấy xuất hiện hero đối phương, bạn chỉ cần sử dụng Fire Remnant thật nhanh là đã có thể thoát khỏi nguy hiểm.
- Hãy tập sử dụng thành thạo combo Sleight of Fist cùng Searing Chains như đã được nêu phía trên để có thể trói được đối phương từ khoảng cách xa.
- Nếu đi theo hướng Ember Spirit tăng max Sleight of Fist, bạn nên nhờ hero support bên ta cắm mắt để tránh bị gank hay thậm chí di chuyển ở gần để bảo kê bạn trong giai đoạn đầu game bởi khi không tăng nhiều điểm vào kĩ năng Flame Guard và chưa có Fire Remnant, Ember Spirit sẽ rất mềm và dễ bị gank.
- Khi đã có một số lượng đồ tăng damage đáng kể, bạn chỉ nên đứng ở xa, dùng kĩ năng Sleight of Fist để cấu máu đối phương khi bị push trụ. Do lên nhiều đồ damage nên Ember không nên xông xáo đứng tank trong combat mà hãy khôn khéo spam Sleight of Fist để rút máu và tiêu diệt những mục tiêu ít máu trước.
Theo VNE
7 điều khiến tướng hỗ trợ DOTA 2 uất ức nhất Tướng hỗ trợ DOTA 2 thường trở thành tâm điểm của sự chỉ trích nếu role mà họ đi xảy ra bất cứ biến cố gì.Nếu chơi vị trí hỗ trợ trong DOTA 2, chắc chắn bạn sẽ hiểu được cảm giác uất ức khi bị đồng đội chỉ trích mà lỗi lại không hoàn toàn thuộc về mình. Dưới đây là một...