Những suất cơm nghĩa tình trên biên giới xứ Lạng
Theo sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn, từ cuối tháng 5/2021 đến giữa tháng 7/2021, tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận hơn 8.000 người dân từ các vùng dịch trở về địa phương và thực hiện cách ly bắt buộc đối với những trường hợp chưa đủ thời gian cách ly ở vùng dịch.
Các tình nguyện viên tham gia nấu ăn gửi đến khu cách ly y tế tập trung của huyện Bắc Sơn. Ảnh: baolangson.vn
Để chung tay phòng, chống dịch COVID-19, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã đóng góp sức người, sức của, sẻ chia những khó khăn tại các khu cách ly, trong đó có hoạt động cung cấp các suất cơm miễn phí.
9 giờ sáng tại Trường Tiểu học thị trấn Na Sầm, huyện biên giới Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, hơn 20 người dân sinh sống xung quanh thị trấn đang tất bật với những công việc bếp núc. Trên khuôn mặt ai nấy đều lấm tấm mồ hôi, dù vậy không khó để thấy rõ niềm vui trong ánh mắt mỗi người.
Để nấu hơn 200 suất ăn miễn phí cho khu cách ly trên địa bàn, tổ bếp phải chuẩn bị nguyên liệu chế biến từ hôm trước; việc sơ chế thực phẩm, vệ sinh bếp ăn cũng được thực hiện từ 5 giờ sáng.
Bà Nguyễn Thị Hằng, sinh sống tại thị trấn Na Sầm cho biết, công việc nấu nướng khá nặng nhọc và có rất nhiều khâu. Vất vả hơn khi phải vào bếp trong thời tiết nắng nóng nhưng những người phục vụ trong tổ bếp vẫn luôn vui vẻ, nhiệt tình. Mọi công việc được phân công rõ ràng và đúng trình tự. Những suất ăn luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, thành viên tổ bếp luôn thực hiện tốt việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, vệ sinh vật dụng…
Trên địa bàn thị trấn Na Sầm có 5 điểm cách ly y tế. Ngay từ cuối tháng 5/2021, khi bắt đầu triển khai cách ly công nhân trở về từ vùng dịch, một số người dân ở thị trấn Na Sầm đã cùng nhau xây dựng bếp ăn tình nguyện. Na Sầm cũng là địa bàn đầu tiên của huyện biên giới Văn Lãng duy trì bếp ăn 2 lần/tuần để nấu hơn 1.000 suất ăn cho cán bộ y, bác sĩ, lực lượng phòng, chống dịch và người dân tại các khu cách ly.
Ông Nguyễn Minh Phúc, sinh sống ở thị trấn Na Sầm chia sẻ: “Trong các khu cách ly có những công nhân có hoàn cảnh rất khó khăn, nhiều người ăn uống không đủ chất… Từ thực tế đó, người dân chúng tôi đã cùng nhau đóng góp công sức để làm các suất ăn miễn phí với tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm lá rách”, người có điều kiện giúp đỡ người ít điều kiện hơn, người ở ngoài hỗ trợ người cách ly. Việc làm tuy nhỏ bé nhưng hy vọng sẽ góp phần giúp họ yên tâm thực hiện cách ly, sớm trở về với gia đình và địa phương”.
Từ cuối tháng 5/2021 đến giữa tháng 7/2021, huyện biên giới Văn Lãng có trên 600 người thực hiện cách ly tại Trung tâm Y tế huyện và 11 điểm cách ly tại các xã, thị trấn.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Lãng Phùng Thị Bích Thuận, thời gian qua, những bếp ăn tình nguyện đã làm hàng nghìn suất ăn miễn phí để đưa đến các khu cách ly, qua đó góp phần giảm bớt khó khăn cho những người đang thực hiện cách ly tập trung. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Lãng cũng trực tiếp kết nối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn để vận động hỗ trợ kinh phí, công nấu cho các bếp ăn…
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 13 cơ sở phục vụ ăn uống cho khu cách ly tập trung và nhiều bếp ăn tình nguyện do những nhóm thiện nguyện lập ra. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã thành lập nhiều đoàn; tiến hành kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm tại các khu cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Video đang HOT
Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết tại các khu cách ly tập trung chấp hành tốt các điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định. Trong đó, khu vực nhà bếp đảm bảo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường; nguyên liệu chế biến thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; nhân viên chế biến có đủ trang phục bảo hộ lao động; thực phẩm chuyển đi được bao gói trong hộp kín, đảm bảo an toàn theo quy định và trong quá trình vận chuyển có lưu mẫu thức ăn…
Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Nam Dũng cho biết, trong quá trình kiểm tra, giám sát, các đoàn còn kết hợp hướng dẫn cách lưu mẫu thực phẩm; phát tờ rơi hướng dẫn, tuyên truyền các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm tới các bếp ăn phục vụ khu cách ly nhằm hạn chế, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Đối với các điểm bếp nấu ăn tình nguyện, do hoạt động không thường xuyên và không vì mục đích kinh doanh nên Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lạng Sơn đã yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc các huyện, thành phố tạo điều kiện, hướng dẫn, giám sát hoạt động chặt chẽ, đúng quy định để vừa huy động được nguồn lực tham gia chống dịch, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm khi cung cấp suất ăn cho các khu cách ly.
5 trụ cột chính ứng phó với đại dịch Covid-19
Theo TS Phạm Trọng Nghĩa, với diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường của dịch Covid 19, bên cạnh việc tiếp tục áp dụng các biện pháp hiện nay, cần sử dụng công cụ pháp lý mạnh hơn.
Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát tại Việt Nam kéo dài và gây tác động nặng nề nhất trong các đợt dịch từ trước đến nay. Nội dung này cũng trở thành "tâm điểm" của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, khi hầu hết đại biểu Quốc hội đều đưa ra quan điểm và đóng góp cho nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.
Chính phủ cần xây dựng kế hoạch tổng thể về phòng chống dịch
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn), Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học lập pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp, nêu lo ngại khi làn sóng dịch Covid-19 lần này xuất hiện biến chhungr virus mới.
Song song với việc tiếp tục áp dụng các biện pháp chống dịch như hiện nay, ông cho rằng cần sử dụng các công cụ pháp lý mạnh hơn khi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.
Theo đó, Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch tổng thể về phòng, chống Covid-19 cho Việt Nam với các kịch bản về diễn biến dịch với cấp độ khác nhau; những tác động có thể xảy ra và giải pháp, điều chỉnh chính sách về ngắn hạn cũng như dài hạn.
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) nhắc đến 5 trụ cột chính để ứng phó với đại dịch Covid-19. Ảnh: Đ.C.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần tính đến việc xây dựng kế hoạch phục hồi hậu Covid, và mỗi kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm khác nhau để khoan sức dân, khoan sức doanh nghiệp.
TS Nghĩa cho rằng Covid-19 đã và đang tạo ra khoảng cách xã hội ngày càng lớn thông qua việc làm giảm thu nhập và phân phối lại thu nhập. Trong nước, nhóm yếu thế như người nghèo, người lao động tự do, xe ôm, bán hàng rong... là những người mưu sinh từ thu nhập bằng lao động hàng ngày, nay thu nhập của họ lại bị giảm, bị mất do dịch. Vì vậy, họ cần phải được đặc biệt quan tâm trong đại dịch cũng như trong các quyết sách hậu đại dịch.
Bên cạnh các quốc gia thành công, TS Nghĩa cho biết nhiều nước đã thất bại vì chưa đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của đại dịch, dẫn đến chủ quan, đưa ra các chính sách chậm chễ; chưa tập trung vào hai nhiệm vụ là chống dịch kết hợp với khôi phục, ổn định kinh tế; chưa kịp thời đưa ra biện pháp hỗ trợ đủ lớn và đủ dài hơi cho người dân, doanh nghiệp...
Từ thực tế đó, ông đề cập đến Khung hướng dẫn các biện pháp khẩn cấp ứng phó Covid-19 do Liên Hợp Quốc ban hành. Theo TS Nghĩa, các biện pháp ứng phó với đại dịch gồm 5 trụ cột chính.
Một, tập trung bảo vệ cán bộ y tế, các cơ sở y tế và hệ thống y tế.
Hai, bảo vệ người dân, tập trung bảo đảm chăm sóc y tế, an sinh xã hội và các dịch vụ cơ bản.
Ba, ứng phó và phục hồi kinh tế, tập trung vào bảo vệ việc làm, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nhân trong khu công nghiệp và người lao động trong khu vực phi chính thức.
Bốn, ứng phó kinh tế vĩ mô thông qua các gói kích thích tài chính để làm cho các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp hơn với những người dễ bị tổn thương nhất.
Cuối cùng là giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội và phục hồi xã hội.
"Đây có thể là mô hình tham khảo để vận dụng phù hợp với điều kiện nước ta", TS Phạm Trọng Nghĩa đề xuất.
Quan tâm hệ thống y tế cơ sở
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) cho rằng việc số ca nhiễm tăng mạnh trong đợt dịch thứ tư đã tạo áp lực lớn lên công tác điều trị của hệ thống y tế, một số nơi có dấu hiệu quá tải về nhân lực và thiết bị y tế cần sự hỗ trợ đặc biệt của Bộ Y tế.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh cho rằng việc số ca nhiễm tăng mạnh trong đợt dịch thứ tư đã tạo áp lực lớn lên công tác điều trị của hệ thống y tế. Ảnh: Chí Hùng.
Nữ đại biểu đề nghị quan tâm đầu tư hệ thống y tế cơ sở. Mặt khác, sớm sơ kết, đánh giá việc xét xử các trường hợp vi phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 để đưa ra chế tài xử lý mạnh hơn, kịp thời hơn, nhằm răn đe và nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Bên cạnh những chính sách đã ban hành, bà Thanh đề nghị Chính phủ bổ sung giải pháp mới, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trụ vững vượt qua các tác động tiêu cực của đại dịch, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt, cần sớm đề xuất, nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước, đặc biệt là quan tâm cụ thể đến những vấn đề thiết thực đối với hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) góp ý Chính phủ tiếp tục thực hiện linh hoạt, chủ động biện pháp, kế hoạch kiểm soát tốt dịch, trong đó tập trung nguồn lực hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch, nhanh chóng tìm nguồn và triển khai vaccine phòng chống dịch.
Nhận định việc kiểm soát dịch ảnh hưởng lớn đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ông Sơn cho rằng kinh tế nước ta 6 tháng cuối năm 2021 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Để thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép", ông Sơn đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sớm chỉ đạo chính sách miễn, giảm lãi suất, phí cho doanh nghiệp, đồng thời gia hạn trả nợ gốc vay và cơ cấu lại thời gian trả nợ, hỗ trợ cho doanh nghiệp do chịu ảnh hưởng của dịch.
Bên cạnh đó, cần có giải pháp đồng bộ hỗ trợ cho doanh nghiệp, như miễn giảm các loại thuế, đặc biệt thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, phí, thuế đất và gia hạn thời gian nộp thuế.
Hà Nội: Xây dựng hướng dẫn cách ly F1 tại nhà, trường hợp nào đủ điều kiện? Theo dự thảo được CDC Hà Nội xây dựng, các F1 khi cách ly tại nhà sẽ được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi bắt đầu cách ly. Trao đổi với Dân trí sáng nay, bà Lã Thị Lan, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát...