Những sự thật về mang thai con nặng cân khiến nhiều mẹ “ngã ngửa” vì lầm tưởng bấy lâu
Thai to liệu có phải sinh mổ, nguyên nhân khiến con to là do đâu, liệu có nguy cơ gì cho sức khỏe của cả mẹ và bé?
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của người mẹ khi mang thai đó chính là sự phát triển của em bé, trong đó trọng lượng là một yếu tố quan trọng để đánh giá. Với những trường hợp thai nhi to, trọng lượng lớn, chắc chắn mẹ bầu sẽ có cảm giác lo lắng không biết em bé có sao không, mẹ có thể sinh thường được nữa không?…
Thai nhi được xác định là thai to khi trọng lượng đạt từ 4kg trở lên khi đến ngày dự sinh. (Ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia, cân nặng trung bình của em bé là từ 3-3,2kg. Thai nhi được xác định là thai to khi trọng lượng đạt từ 4kg trở lên khi đến ngày dự sinh. Mẹ hãy theo dõi và khám thai định kì theo chỉ định của bác sĩ để chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, thay vì lo lắng, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân nào khiến thai nhi to hơn so với tuổi thai và chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết để việc sinh nở được thuận tiện và an toàn.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến trọng lượng thai lớn như sau:
- Di truyền: Nếu mẹ có vóc dáng to lớn thì cũng có thể em bé sẽ có trọng lượng lớn hơn so với các bé khác
- Tiểu đường thai kì: Mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ đẩy glucose dư thừa từ máu của mẹ vào nhau thai. Điều này làm tăng insulin huyết, khiến lớp mỡ, glycogen, protein tích lũy trong cơ thể thai nhi, khiến thai lớn hơn bình thường.
- Quá ngày dự sinh: Bác sĩ Christopher Chong, chuyên gia kiêm cố vấn sản – phụ khoa (bệnh viện Gleneagles, Singapore) cho hay thời gian mang thai càng kéo dài thì thai nhi càng lớn. Đây là lý do tại sao bác sĩ sẽ cân nhắc kích thích chuyển dạ cho mẹ nếu thai nhi lớn. Cho dù vậy, việc này cũng cần thực hiện sau tuần thai thứ 37. Thai kì thường kéo dài 40 tuần nhưng từ 37 tuần trở đi, người mẹ có thể được coi là mang thai đủ tháng và có thể chuyển dạ.
- Giới tính của thai: Các bé trai vẫn thường có xu hướng lớn hơn các bé gái.
2. Không thể khẳng định trước việc sinh thường hay sinh mổ
Các bác sĩ sẽ thăm khám và quyết định xem người mẹ có thể sinh thường hay không. Bác sĩ Chong lưu ý rằng khả năng sinh thường được hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa từng người, nên không thể khẳng định được bất cứ điều gì mà chưa có sự tư vấn và cân nhắc của bác sĩ có chuyên môn. Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ tư vấn sinh mổ cho người mẹ để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể gặp phải khi sinh thường với trọng lượng thai quá lớn.
Video đang HOT
Các bác sĩ sẽ thăm khám và quyết định xem người mẹ có thể sinh thường hay không tùy vào sức khỏe và cơ địa mỗi người (Ảnh minh họa)
3. Cân nặng sau sinh mới là thước đo chuẩn nhất
Trọng lượng thai được ước tính gần chuẩn hơn trong vòng 3 tháng cuối thai kì. Theo bác sĩ Chong, bất cứ phép tính trọng lượng nào trước 28 tuần đều không thể chính xác. Kể cả trong những tháng cuối, cũng rất khó để xác định chính xác là thai có thực sự lớn hay không. Chỉ có trọng lượng sau sinh khi bé mới có thể nói lên tất cả và cho kết quả chuẩn nhất.
Trên thế giới từng chứng kiến nhiều ca sinh to với trọng lượng “khủng”
4. Những nguy cơ về sức khỏe khi thai lớn
Thai nhi lớn có thể gặp một số nguy cơ như sau:
- Bé rất dễ bị vàng da, lượng đường trong máu thấp và suy hô hấp, đây hầu hết là những biểu hiện liên quan đến căn bệnh tiểu đường thai kỳ của mẹ.
- Mẹ bị tiểu đường thì con có nguy cơ chậm phát triển phổi, dẫn đến các vấn đề về hệ hô hấp, trẻ khó thở hơn.
- Nguy cơ lớn nhất đối với thai nhi chính là chứng loạn sản vai xảy ra khi vai của em bé bị kẹt trong ống sinh trong quá trình rặn sinh, dẫn đến chấn thương và thậm chí là tử vong.
Còn người mẹ sẽ gặp những vấn đề sức khỏe sau đây:
- Chấn thương cơ sàn chậu: Trong quá sinh con, mẹ có thể bị chấn thương cơ sàn chậu, gây ra tình trạng vỡ cơ quan vùng chậu. Các cơ sàn chậu chịu trách nhiệm giữ tất cả các cơ, mô và cơ quan vùng chậu ở đúng vị trí. Chấn thương kéo dài trong khi sinh con khiến các cơ quan này bị tổn thương.
- Tiểu không tự chủ: Mặc dù mẹ mang thai có trọng lượng trung bình cũng có thể gặp nguy cơ này, nhưng với người mẹ mang thai to thì nguy cơ tiểu không tự chủ nhất là khi ho, hắt hơi càng cao hơn.
- Rách cơ vòng hậu môn: Đây là một biến chứng gây đau đớn cho người mẹ. Nếu thấy có hiện tượng nứt kẽ hậu môn, rách hậu môn thì mẹ cần đi khám ngay để điều trị kịp thời.
- Nếu sinh mổ với thai to, nguy cơ nhiễm trùng và ra máu cao hơn, quá trình phục hồi chậm hơn, thậm chí phẫu thuật làm tổn thương các cơ quan và các mô lân cận.
Mang thai lớn, người mẹ sẽ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe, thai nhi cũng vậy (Ảnh minh họa)
5. Thai nhi to thường hiếm gặp
Bác sĩ Chong chỉ ra rằng chỉ có 10% trẻ sơ sinh nặng trên 3,7kg, con số này giảm xuống còn 3% đối với trẻ sơ sinh nặng 4kg trở lên. Chính vì vậy vấn đề thai to không phải xảy ra phổ biến. Người mẹ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khám thai định kì để kịp thời phát hiện những bất thường, lường trước vấn đề để có phương án xử trí.
Nguồn: Parent
Bác sĩ trạm y tế dùng xe ba gác vượt 10 km đưa sản phụ đi cấp cứu
Sản phụ Mã Thị Chung ở Hà Giang mang thai 39 tuần, nhập viện ngày 1/1 trong tình trạng nguy kịch, cơ hội sống chỉ 50%.
Sản phụ 30 tuổi ở thôn Lùng Cao, xã Giáp Trung, Bắc Mê, mang thai lần thứ ba. Hai lần trước chị sinh thường.
Chị Chung đau bụng dữ dội, ngất lịm vào sáng 1/1. Gia đình khiêng sản phụ từ nhà xuống trạm y tế xã cách đó khoảng 15 km.
Thôn Lùng Cao, xã Giáp Trung là địa phương khó khăn nhất của huyện Bắc Mê. Việc giao thông đi lại còn rất hạn chế. Khi đến trạm y tế, tình trạng sản phụ nguy kịch, tiên lượng chỉ còn một nửa cơ hội sống. Các y bác sĩ trạm y tế không thể xử lý mà buộc phải chuyển sản phụ đến Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Mê cách đó 10 km. Tuy nhiên suốt buổi họ không gọi được ôtô để đưa sản phụ đến viện.
"Chị Chung thậm chí không thể ngồi xe máy", bác sĩ trạm y tế kể lại.
Tình thế cấp bách, các y bác sĩ trạm y tế quyết định dùng xe ba gác chở sản phụ đến bệnh viện Bắc Mê. Họ phân công nhau vừa lái xe ba gác vừa chăm sóc cho sản phụ trên đường di chuyển.
Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu cho sản phụ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung ở Bệnh viện Đa khoa Bắc Mê cho biết sản phụ được đưa vào viện trong tình trạng sốc mất máu nặng, vỡ tử cung.
"Mổ cấp cứu cắt tử cung bán phần, cứu lấy mẹ", bác sĩ Chung quyết định.
Đèn phòng mổ bật sáng. Toàn bộ êkíp 7 người sẵn sàng cho ca mổ phức tạp. Trong khi phẫu thuật, sản phụ bị mất máu và được cán bộ nhân viên bệnh viện hiến 2 đơn vị máu.
Bé trai nặng 3,6 kg, nhưng đã tử vong. Tuy nhiên các bác sĩ đã cứu được người mẹ, sau hơn 2 giờ phẫu thuật.
Ngày 9/1, bệnh nhân được xuất viện.
Chị Mã Thị Chung đã ổn định và xuất viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Chung cho biết đây là trường hợp sinh nở vô cùng đáng tiếc, nguyên nhân là do sự chủ quan của sản phụ và gia đình. Khi có dấu hiệu đau bụng, nếu sản phụ đến bệnh viện ngay thì bác sĩ có thể cứu được cả mẹ và con.
Bác sĩ cho biết thêm, tại vùng sâu, người dân có nhiều tập tục như sinh con tại nhà mà không đến bệnh viện, hoặc nhất quyết chờ chồng đến mới cho mổ lấy thai mặc dù rất nguy kịch.
Bác sĩ khuyến cáo thai phụ cần đi khám thai định kỳ, chọn nơi sinh đẻ an toàn để tránh nguy hiểm tính mạng mẹ và con. Ngoài ra, ngành y tế địa phương cần thường xuyên giáo dục, tuyên truyền để người dân hiểu và chuẩn bị thai kỳ an toàn cho cả mẹ và bé.
Thùy An
Theo VNE
Người mẹ sinh thường chỉ mất 30 giây và đây là 9 mẹo sinh con nhanh chóng, ít đau đớn Dưới đây là những mẹo vặt đơn giản giúp cho quá trình sinh thường của mẹ diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn. Khi nói về việc sinh con tự nhiên tất cả các bà mẹ đều muốn nó sẽ diễn ra thật nhanh chóng và không quá đau đớn. Một số bà mẹ may mắn có thể trải qua việc này...