Những sự thật thú vị về thế giới emoji không phải ai cũng biết
Việt Nam là một trong những quốc gia đặc biệt khi sử dụng những emoji ít thông dụng trên thế giới.
Các biểu tượng cảm xúc (emoji) được sử dụng ngày càng phổ biến trong liên lạc kỹ thuật số, đặc biệt bằng tin nhắn và email, đến mức Emoji gần như trở thành một ngôn ngữ riêng được sinh ra bởi thời đại kỹ thuật số. Tuy được sử dụng hàng ngày nhưng có rất nhiều sự thật thú vị đằng sau những chiếc emoji mà không phải ai cũng biết.
Cha đẻ của emoji là ai?
Nhà thiết kế người Nhật Shigetaka Kurita là người đã cho ra đời bộ 176 emoji đầu tiên bằng 1 khung 12×12 pixels chứa 144 điểm vào năm 1998.
Shigetaka Kurita. (Ảnh cắt từ một đoạn video CNN)
Tại sao lại gọi là “emoji”?
Trái với suy đoán của nhiều người rằng “emoji” có nguồn gốc từ chữ “emoticon”, đây thực ra là một từ tiếng Nhật hoàn toàn, với “e” nghĩa là hình ảnh, “mo” nghĩa là viết và “ji” nghĩa là ký tự.
Sự nổi dậy của emoji
Tuy ra đời từ năm 1998 nhưng đến năm 2012, khi Apple tung ra iOS 6 thì emoji mới thật sự bùng nổ và trở nên ngày càng phổ biến trên thế giới, cho đến tận ngày nay. Emoji trở thành một cuộc đua thú vị giữa các hãng smartphone như Samsung và Apple, nhằm đem đến những emoji động hay emoji cá nhân hoá.
Từ “emoji” được đưa vào từ điển Oxford
Video đang HOT
Sau khi bùng nổ với sự ra đời của iOS 6.0, tháng 8/2013, từ “emoji” đã chính thức góp mặt trong từ điển Oxford như một từ thông dụng, bên cạnh các “đàn anh” cũng đến từ Nhật Bản như “anime”, “manga”, “sushi”, “kimono”,…
Tổng số lượng emoji hiện tại
Tổ chức Unicode Consortium, chịu trách nhiệm quản lý bàn phím emoji đã nâng tổng số emoji lên 2.823 biểu tượng vào năm 2018, thêm nhiều màu da, ngành nghề, và lựa chọn giới tính mới. Trước đó, vào năm 2015, số lượng emoji mới chỉ ở mức 722 biểu tượng.
Một số biểu tượng emoji hiện đại.
Emoji được sử dụng nhiều nhất
Thống trị đế chế emoji là biểu tượng “Cười ra nước mắt”. Đây là emoji được sử dụng nhiều nhất trên cả bàn phím Google, Facebook và Twitter trong nhiều năm liên tiếp. Thậm chí, emoji này còn được thêm vào Từ điển Oxford vào năm 2015.
Top 10 emoji được dùng nhiều nhất trên bàn phím Google Gboard (thống kê đến 2018).
Vậy còn tại Việt Nam thì sao? Việt Nam là một trong những quốc gia đặc biệt khi người dùng sử dụng những emoji ít thông dụng trên thế giới. 3 emoji được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam bao gồm:
Ngày Quốc tế Emoji
Với độ phủ sóng và phổ biến như hiện nay của Emoji, có hẳn một ngày dành riêng cho các biểu tượng cảm xúc được toàn thế giới hưởng ứng – Quốc tế Emoji 17/7, được khởi xướng từ năm 2014. Sở dĩ ngày 17/7 được chọn là dựa trên ngày của emoji hình quyển lịch
Theo Danviet.vn
Tại sao nhiều người ghét emoji mặt cười?
Emoji "mặt cười" được tạo ra để thể hiện sự hạnh phúc. Nhưng trớ trêu thay, nhiều người đang dần ác cảm với emoji này vì cho rằng nó là một nụ cười giả tạo.
Nhân ngày Quốc tế emoji 17/7, một lần nữa câu hỏi "vì sao nhiều người ghét biểu tượng mặt cười" lại được bàn luận nhiều trên Internet.
Biểu tượng emoji "mặt cười" (smiley) ra đời cuối những năm 90 của thế kỷ 20 bởi Shigetaka Kurita, một nhân viên của công ty viễn thông Nhật NTT Docomo. Theo Quarzt, ban đầu emoji này được dùng để thể hiện sự hạnh phúc với hình tượng một gương mặt đang nhoẻn miệng cười.
Tuy nhiên, vì cách thể hiện của họa sĩ khiến nhiều người ngày nay sử dụng hàm ý sâu xa của nó nhiều hơn nghĩa gốc. Trang Quarzt mô tả emoji smiley mang ý nghĩa của sự khinh miệt, nhạo báng. Thậm chí, đôi lúc nó còn được hiểu là dấu hiệu của sự nguy hiểm, thâm độc che dấu bên trong một nụ cười.
Biểu tượng smiley bị rất nhiều người dùng ghét vì cho rằng đây không phải là nụ cười thành thật.
Một bài viết thu hút 19.000 lượt thích đăng tải trên Zhihu, trang hỏi đáp lớn tại Trung Quốc lý giải khá khoa học cho biểu tượng mặt cười này. Theo An Yong, tác giả bài viết, nụ cười bình thường hình thành từ cơ gò má, cơ mi mắt, cơ môi.
Biểu tượng smiley thể hiện một nụ cười vô cảm khi các cơ gò má cố khéo miệng lên những cơ môi đang cố kìm lại nụ cười. Thêm nữa, cơ mi mắt hoàn toàn đứng yên vô hồn.
"Khi bạn cười thật tâm, các cơ trên gương mặt bạn sẽ hoạt động dữ dội. Cơ mi sẽ khiến bạn nhắm tịt mắt lại", An Yong chia sẻ trên bài viết.
Bên cạnh đó, ánh mắt của biểu tượng smiley không thể hiện dấu hiệu của trạng thái cười. Trên WeChat, ánh mắt biểu tượng smiley nhìn xuống thể hiện cho sự thay đổi tâm trạng như tiêu cực, cảm giác tội lỗi, thất vọng, không đồng tình, giận dữ, nhút nhát...
Trang Quarzt khuyên người dùng không nên sử dụng biểu tượng smiley khi muốn thể hiện sự hạnh phúc qua nụ cười bởi nó có thể bị hiểu sai. Thay vào đó người dùng nên dùng những biểu tượng thể hiện nụ cười chân thành hơn.
Niềm hạnh phúc có thể biểu hiện một cách chân thành qua những emoji này.
Các emoji có nghĩa là "ký tự hình ảnh", ban đầu được vẽ lại từ các emoticon "biểu tượng cảm xúc" để diễn đạt cảm xúc của con người khi nhắn tin.
Vì nhiều lỗi hình ảnh mà một số emoji bị hiểu sai ý nghĩa. Ví dụ emoji "high five" (hai bàn tay đập vào nhau) bị hiểu nhầm là "pray" (chắp tay cầu nguyện), emoji "trái đào" là bị hiểu là mông người...
Năm 2017, emoji "cười ra nước mắt" được bình chọn là biểu tượng cảm xúc của năm. Ảnh: Emojipedia.
Từ năm 2014, Jeremy Burge, người sáng lập bách khoa toàn thư Emojipedia đã chọn ngày 17/7 làm ngày Quốc tế emoji. Ngày này được chọn vì có một emoji hình lịch trên iOS được họa sĩ vẽ dòng chữ "17 July".
Để ăn mừng ngày quốc tế emoji, người dùng sẽ chọn ra emoji của năm. Năm 2017, biểu tượng "cười ra nước mắt" được bình chọn là emoji được yêu thích nhất, xếp thứ hai là "cục phân" và thứ ba là "gương mặt đăm chiêu".
Xuân Tiến
Theo Zing
Thêm biểu tượng cảm xúc đến với bản cập nhật emoji năm nay Unicode Consortium vừa công bố danh sách cập nhật cho các emoji được phê duyệt vào năm tới. Bộ sưu tập này có tên Emoji 11.0, sẽ được tích hợp vào Android và iOS trong số các sản phẩm khác. Biểu tượng gương mặt lạnh và nóng có trong bản cập nhật emoji mới. ẢNH: UNICODE CONSORTIUM Theo Neowin, bộ sưu tập emoji...