Những sự thật thú vị về âm đạo
Bạn là phụ nữ và âm đạo là một bộ phận rất quan trọng của nữ giới nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về nó chưa?
1. Nó có khả năng tự làm sạch
Bạn không cần phải thụt rửa sâu hoặc thụt rửa bằng vòi hoa sen bởi âm đạo có khả năng tự làm sạch các chất bẩn. Nó sẽ dọn sạch vi khuẩn và lượng nước thừa trong đó. Việc làm sạch duy nhất mà nó cần là ở bên ngoài, giữa các nếp gấp của môi âm hộ và dọc theo đáy chậu (bằng cách dùng xà phòng dịu nhẹ và không mùi).
2. “Vi-ô-lông” xung quanh âm đạo là không cần thiết
Từ thời xa xưa khi con người còn ở trong hang, “vi-ô-lông” giúp bảo vệ âm đạo khỏi vi khuẩn và giúp giữ lại mùi hương để quyến rũ đàn ông. Ngày nay, chúng ta có quần áo bảo vệ mình nên điều ngược lại có vẻ đúng hơn: Một số đàn ông bị hấp dẫn khi thấy phụ nữ cạo sạch “vi-ô-lông” chỗ đó.
3. Mùi của âm đạo nặng hơn trong những ngày “đèn đỏ”
Nói về mùi hương, âm đạo ở mỗi người có mùi khác nhau. Nó thường có tính axit trước những ngày “đèn đỏ” và mùi hăng hơn sau đó.
Mùi âm đạo của bạn có thể dễ nhận thấy hơn sau khi bạn tập thể dục và trong quá trình ân ái do, lần lượt là, tuyến mồ hôi và chất bôi trơn mà bạn sản sinh ra.
4. Lợi ích của làm “chuyện ấy” đều đặn
Một trong những lý do sex đem lại cảm giác tuyệt vời: Sự kích thích làm sảnh sinh ra hocmon đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái dù bạn có lên đỉnh hay không.
Một số bác sỹ phụ khoa còn cho biết đạt cực khoái giúp xoa dịu chứng chuột rút – một lý do tuyệt vời để bạn nên làm “chuyện ấy” với chàng hoặc “một mình” khi đến kỳ “ nguyệt san”.
Video đang HOT
5. … Nhưng quan hệ quá nhiều có thể mang lại tác dụng ngược
Mặc dù làm “chuyện ấy” đều đặn có thể giúp bạn thấy thoải mái, thư giãn nhưng quan hệ quá nhiều trong thời gian ngắn có thể khiến bạn thấy đau, rát, viêm tấy ở chỗ đó hoặc bị viêm nhiễm đường tiết niệu.
Bạn dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường niệu hơn nếu quan hệ ở tư thế truyền áo hoặc phụ nữ nằm trên bởi “cậu bé” của chàng khi đó rất gần niệu đạo của bạn và có thể đưa vi khuẩn có hại vào đó. Tuy nhiên, bạn không cần phải từ bỏ những tư thế yêu thích này mà chỉ cần nhớ đi tiểu sau khi quan hệ để tránh nhiễm trùng đường niệu.
6. Khí hư thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt
Âm đạo của bạn sản xuất nhiều khí hư hơn – lên tới 2 thìa/ngày – trong thời kỳ rụng trứng. Thời gian này, khí hư thường mỏng và có màu trong hơn. Còn trước khi bạn bước vào ngày “đèn đỏ”, nó dày và có màu đục hơn. Nếu nó gây ngứa, đau, rát hoặc trông giống như pho mát gạn kem, hãy đến gặp bác sỹ.
7. Không có thứ gì có thể chui tọt vào trong âm đạo
Âm đạo của bạn không phải là một lỗ đen nên việc có thứ gì đó (như tampon) chui tọt vào trong tử cung là điều kông thể – bởi cổ tử cung sẽ ngăn chặn hành động này.
Tuy nhiên, tampon có thể bị trượt xa khỏi tầm tay với của bạn. Nếu điều đó xảy ra, hãy ngồi xuống, vừa rặn vừa moi nó ra. Nếu vẫn không được, hãy đến gặp bác sỹ phụ khoa. Họ có thể lôi tampon ra dễ dàng và nhanh chóng cho bạn mà không gây đau đớn.
Tuyệt đối không đưa thức ăn, ngay cả xiro, sô cô la hay kem được đánh tan vào đó bởi đường có thể gây viêm nhiễm.
Theo VNE
Kỳ lạ băng vệ sinh phụ nữ thời xưa
Vì chưa có băng vệ sinh dùng một lần nên phụ nữ thời xưa phải nghĩ rất nhiều cách để giữ vệ sinh trong kỳ nguyệt san.
Nhiều người thắc mắc không biết phụ nữ thời xưa đã sử dụng phương pháp nào để giữ vệ sinh vào mỗi kỳ kinh nguyệt? Tiếc rằng ngày này có rất ít tài liệu ghi chép lại vấn đề này. Nguyên nhân là do trong nhiều nền văn hóa xa xưa, kinh nguyệt phụ nữ thường bị coi là thứ bẩn thỉu, ô uế và không may mắn. Chính vì thế người xưa đã tránh không miêu tả quá chi tiết về chuyện tế nhị này.
Một số nhà nghiên cứu suy đoán, phụ nữ thời cổ đại đã sử dụng các loại vật liệu dễ thấm nước như cỏ khô, bọt biển, lông động vật... để thấm hút mỗi khi nguyệt san. Tương truyền, nữ thiên tài toán học của Hy Lạp Hypatia là người luôn giữ gìn trinh tiết. Hypatia chỉ muốn chuyên tâm vào toán học nhưng vì dung mạo xinh đẹp nên bà có rất nhiều đối tượng theo đuổi.
Để khiến những anh chàng này lùi bước, Hypatia đã nghĩ ra cách vứt những tấm vải thấm kinh nguyệt của mình vào mặt họ. Từ câu chuyện này có thể thấy, phụ nữ Hy Lạp cổ đại đã biết sử dụng vải để giữ vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt. Một số tài liệu cho biết phụ nữ Ai Cập và Trung Quốc cổ đại cũng dùng phương pháp này.
Hình ảnh trong sách hướng dẫn cách làm những miếng vải dùng trong kỳ kinh nguyệt
Trước khi phát minh ra băng vệ sinh dùng một lần, đa số phụ nữ vẫn dùng vải để thấm hút kinh nguyệt. Khi những miếng vải này bị bẩn, chúng sẽ được giặt sạch sẽ rồi phơi khô để dùng vào kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Thậm chí trong tiếng Anh còn xuất hiện từ lóng "on the rag" (có nghĩa là "trên miếng giẻ") để nói về chuyện kinh nguyệt của phụ nữ . Trước đây, phụ nữ thường phải tự làm những miếng vải để giữ vệ sinh khi mình đến ngày đèn đỏ. Trên đây là hình ảnh trong sách hướng dẫn cách làm một trong những sản phẩm như vậy.
Đến thế kỷ 19, những miếng lót vệ sinh sản xuất trong các nhà máy đã được bày bán tại Na Uy. Chúng chính là nguyên mẫu của băng vệ sinh hiện đại. Hai miếng đai ở hai đầu giúp chị em phụ nữ dễ dàng đeo sản phẩm lên người mà không sợ bị rơi ra ngoài. Tuy nhiên miếng lót vệ sinh vẫn cần được giặt sạch. Ngoài ra việc sử dụng lại nhiều lần cũng không đảm bảo vệ sinh, chính vì lý do đó nên sau này người ta đã làm ra những miếng lót dùng một lần.
Ảnh quảng cáo của một sản phẩm băng vệ sinh từ thế kỷ 19
Sản phẩm này lấy cảm hứng từ sáng kiến của Benjamin Franklin - nhà chính trị gia quen thuộc được vinh dự in hình trên đồng dolar Mỹ. Thiết kế ban đầu của ông vốn được sử dụng để giúp những người bị thương cầm máu (Nếu là người thường xuyên đi dã ngoại, bạn sẽ biết băng vệ sinh chính là trợ thủ đắc lực giúp cầm máu vết thương). Tuy nhiên, phải đến năm 1888 (gần 100 năm sau khi Franklin qua đời) chiếc băng vệ sinh dùng một lần đầu tiên mới thực sự xuất hiện trên thị trường. Trên đây là ảnh quảng cáo của một sản phẩm băng vệ sinh thời đó.
Đai vệ sinh phụ nữ có hình dạng giống chiếc tạp dề
Đến những năm đầu thế kỷ 20, sản phẩm vệ sinh phụ nữ có thể sử dụng lại nhiều lần sau khi giặt sạch vẫn chưa hoàn toàn "thất sủng". Chúng được gọi là đai vệ sinh, có hình dạng giống chiếc tạp dề
Dù làm thủ công hay do nhà máy sản xuất, những sản phẩm đai vệ sinh thời đó luôn có đai để quấn quanh eo. Đai vệ sinh được rất nhiều phụ nữ ưa chuộng.
Một phương pháp sử dụng đai vệ sinh
Một chiếc đai vệ sinh được sản xuất vào năm 1971 với bao bì khá nổi bật
Đến những năm 70 của thế kỷ 20, đai vệ sinh vẫn được bày bán trên thị trường. Cũng trong thời điểm này, những chiếc băng vệ sinh với miếng dính ở mặt sau đã ra đời, đánh dấu một bước đột phá mới trong ngành sản xuất đồ vệ sinh phụ nữ.
Loại băng vệ sinh được sản xuất năm 1971
Loại băng vệ sinh được sản xuất năm 1971 trông vẫn hơi thô kệch nhưng đã có kiểu dáng gần giống với sản phẩm chúng ta sử dụng ngày nay. Sau năm 1971, nhiều loại băng vệ sinh có chất liệu tốt hơn, bề mặt mỏng hơn, cách sử dụng tiện lợi hơn đã liên tiếp được tung ra thị trường để đáp ứng nhu cầu của chị em phụ nữ.
Theo Afamily
Kinh nguyệt kéo dài và có màu nâu là bị làm sao? Em có kinh nguyệt đến nay đã hơn 20 ngày, nhưng vẫn chưa hết. Những ngày này, kinh của em không có màu đỏ mà thay vào đó là chất màu nâu. Mỗi lần ra không nhiều lắm, nhưng lại dai dẳng nhiều ngày. Giờ em rất lo lắng không biết tại sao. Em mong mọi người giúp em. Em đang rất hoang...