Những sự kiện thế giới nổi bật nhất năm 2013
Năm 2013 ghi nhận hàng loạt sự kiện lớn trên khắp các châu lục từ tham vọng hạt nhân của Triều Tiên tới vụ đánh bom chấn động tại giải chạy Boston và sự ra đi của người anh hùng Nelson Mandela.
Những sự kiện quốc tế nổi bật nhất năm 2013 được tờ Telegraph bình chọn:
11/1: Pháp đưa quân tới Mali
Lính Algeria canh gác tại nhà máy khí bị tấn công khủng bố
Trong cuộc tấn công bất ngờ nhất chống lại phương Tây, lực lượng khủng bố Mokhtar Belmokhtar có mối quan hệ mật thiết với al-Qaeda đã bắt giữ hơn 800 người làm con tin tại nhà máy khí Tigantourin gần In Amenas, Algeria hôm 16/1. Nhà máy này nằm sâu trong sa mạc Sahara và thuộc quyền điều hành của tập đoàn BP liên doanh với Algeria, Na Uy và Nhật Bản.
Ít nhất 39 con tin nước ngoài bao gồm 6 người Anh đã thiệt mạng cùng 29 binh sĩ. Tổng cộng 685 công nhân Algeria và 107 công dân nước ngoài đã được giải cứu sau 3 ngày giam giữ. Cuộc tấn công khủng bố này nhằm trả đũa hành động Pháp can thiệp quân sự tại Mali.
12/2: Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3
Người dân Hàn Quốc phản đối nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Triều Tiên đã tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 hôm 12/2, khiến cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối mạnh mẽ và đưa ra hàng loạt lệnh tăng cường trừng phạt.
Trước đó, hồi tháng Một. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã cực lực phản đối việc Triều Tiên phóng một tên lửa bị nghi là tên lửa đạn đạo.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA thông báo cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 sử dụng một thiết bị có sức nổ lớn hơn rất nhiều so với các vụ thử năm 2006 và 2009.
15/2: Thiên thạch nặng 10 tấn phát nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk
Cái chết của ông Chavez khiến quốc gia Nam Phi rơi vào bất ổn chính trị
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã qua đời hôm 5/3 sau một thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư, đồng thời đẩy quốc gia dầu mỏ Nam Mỹ rơi vào bất ổn chính trị.
Trong khi hàng ngàn người ủng hộ xuống đường đưa tiễn cố lãnh đạo, không ít quan chức chính phủ đối lập đã lên tiếng chỉ trích ông.
Mặc dù, trước những tin đồn về cuộc tranh đấu giành quyền lực và âm mưu đảo chính, song đảng Xã hội cầm quyền đã biến di nguyện của ông Chavez thành hiện thực khi đưa Phó Tổng thống Nicolas Maduro lên thay thế. Ông Maduro đã tiếp tục điều hành đất nước Venezuela theo hướng đi của người tiền nhiệm.
28/2: Giáo hoàng Benedict XVI từ chức
Hôm 11/2, hơn 1,2 tỷ giáo dân đã vô cùng bất ngờ trước thông tin Giáo hoàng Benedict XVI (86 tuổi) tuyên bố từ chức do tuổi cao sức yếu. Hai tuần sau, các hồng y giáo chủ đã họp bàn và tiến hành bầu giáo hoàng mới – Jorge Mario Bergoglio.
Giáo hoàng Francis (76 tuổi) sinh tại thủ đô Buenos Aires, Argentina với tên đầy đủ là Jorge Mario Bergoglio. Ông trở thành Tổng giám mục của Argentina vào năm 1998 và trở thành Hồng y giáo chủ vào năm 2001.
25/3: Liên minh châu Âu tài trợ 10 tỷ euro cho Síp
Người biểu tình đốt cờ của Liên minh châu Âu
Ngày 13/9, các Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong cuộc họp tại Vilnius (Litva) đã chấp thuận giải ngân gói cứu trợ tài chính tiếp theo trị giá 1,5 tỷ euro (khoảng 1,99 tỷ USD) cho Cộng hòa Síp trong gói cứu trợ 10 tỷ euro mà nước này đạt được với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi đầu năm nay.
Síp là nước thứ 5 trong Eurozone, sau Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, phải nhận cứu trợ tài chính vì khủng hoảng nợ công.
15/4: Đánh bom trong giải chạy marathon tại thành phố Boston
Video đang HOT
Một nạn nhân trong vụ đánh bom
Ba khán giả thiệt mạng và hơn 250 người bị thương trong vụ đánh bom tại đường chạy Boston marathon (Mỹ) hôm 15/4 khi hai quả bom nồi hơi bất ngờ phát nổ trên vỉa hè đúng thời điểmcác vận động viên gần về đích.
Thủ phạm là anh em Tamerlan và Dzhokhar Tsarnaev, người gốc Chechnya đã bị tiêu diệt và bị bắt ba ngày sau đó. Dzhokhar bị bắt và bị buộc tội giết người và hành vi phạm tội khủng bố.
24/4: Sập xưởng may tại Dhaka, hàng trăm người thiệt mạng
Hiện trường vụ sập xưởng may
Chi phí thực của những bộ quần áo đắt tiền được bày bán trong các cửa hàng cao cấp tại Anh và nhiều nước phương Tây đã được phơi bày trong tháng 4 sau khi một nhà máy 8 tầng xây dựng bất hợp pháp bất ngờ sụp đổ, giết chết hơn 1.100 công nhân được trả lương bèo bọt tại thành phố Dhaka.
Nhiều người trong số những người chết chỉ được trả mức lương 60 USD/tháng nhưng vẫn tiếp tục làm việc bất chấp việc phát hiện các vết nứt trong tòa nhà.
Tuy nhiên, điều thần kỳ là lực lượng cứu hộ đã phát hiện một phụ nữ sinh con và không hề bị thương trong đống đổ nát. Ngoài ra, 40 người khác vẫn được cứu sống sau 72 giờ mắc kẹt mà không có nước uống.
5/6: Edward Snowden tiết lộ chương trình giám sát bí mật lớn của Mỹ
Edward Snowden
Chính phủ Mỹ đã phải đối mặt với một loạt chỉ trích từ chính các đồng minh thân cận và cộng đồng quốc tế sau khi cựu điệp viên Edward Snowden bí mật thu thập dữ liệu và công bố thông tin về chương trình gián điệp lớn nhất của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) bao gồm các nguyên thủ quốc gia hàng đầu thế giới.
Mỹ đã phát lệnh truy nã Snowden trên khắp thế giới và sau thời gian trốn chạy từ Hồng Kông tới Matxcova, hiện nay, anh này đang tị nạn chính trị tại Nga.
3/7: Quân đội Ai Cập đảo chính lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi
Các cuộc biểu tình diễn ra khắp Ai Cập
Ngày 3/7, quân đội Ai Cập tiến hành đảo chính lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi và các lãnh đạo thuộc tổ chức Anh em Hồi giáo, khơi mào cho các cuộc biểu tình đẫm máu. Nhiều người biểu tình đã bị đàn áp không thương tiếc khiến hơn 1.6000 người thiệt mạng sau vài tuần diễn ra đảo chính.
21/8: Tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria, hàng trăm người chết
Những nạn nhân trong vụ tấn công vũ khí hóa học tại Syria
Những thông tin về một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại thành phố Ghouta, Damascus, Syria vào ngày 21/8 đã gây chấn động cộng đồng quốc tế. Theo ước tính, khoảng 1.400 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công mà cả lực lượng quân đội chính phủ và phe nổi loạn đổ lỗi cho nhau.
Vụ tấn công đã khiến Mỹ và các đồng minh điều động hàng loạt tàu chiến tới Địa Trung Hải đe dọa phát động một cuộc tấn công nhằm trừng phạt chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, vì đã vi phạm “giới hạn đỏ” do Tổng thống Obama vạch ra cho phép Lầu Năm Góc can thiệp quân sự vào tình hình Syria.
Tuy nhiên, với nỗ lực lớn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Mỹ và đồng minh đã quyết định rút bỏ kế hoạch tấn công Syria và ký kết thỏa thuận tiêu hủy hơn 1.300 tấn vũ khí giết người hàng loạt của Syria cũng như hy vọng về một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột tại quốc gia này.
22/8: Trung Quốc xét xử Bạc Hy Lai
Bạc Hy Lai
Sau hơn một năm vắng bóng, cựu chính trị gia nổi tiếng Trung Quốc Bạc Hy Lai đã xuất hiện trong phiên tòa xét xử tội danh tham nhũng, lạm dụng quyền lực tại thành phố Tế Nam. Bạc Hy Lai bị kết án tù chung thân.
21/9: Tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Nairobi
Trung tâm mua sắm tại thủ đô Nairobi, Kenya
Các tay súng Hồi giáo al-Qaeda gốc Somalia, al-Shabaab, đã phát động một cuộc tấn công khủng bố hôm 21/9 vào trung tâm mua sắm cao cấp nhất tại thủ đô Nairobi, Kenya. Vụ tấn công đã giết chết ít nhất 57 người và khiến hàng trăm người khác bị thương.
Điều đáng nói là khi lực lượng an ninh còn chưa tới hiện trường, một nhóm nhỏ người dân có vũ trang đã giúp sơ tán an toàn hàng trăm khách hàng và nhân viên bán hàng tại trung tâm trong vài giờ đầu tiên diễn ra vụ tấn công.
22/9: Thủ tướng Đức Angela Merkel đắc cử nhiệm kỳ thứ 3
Thủ tướng Angela Merkel
Bà Angela Merkel được bầu vào chức vụ Thủ tướng nhiệm kỳ 3 và đứng đầu “một liên minh lớn” gồm các nhà lập pháp của hai đảng lớn nhất nước Đức.
Liên minh giữa Đảng Đoàn kết Thiên Chúa Giáo của bà Merkel và Đảng Dân chủ Xã hội là kết quả của những cuộc thương lượng gay go sau khi đảng của nữ Thủ tướng thất bại không chiếm được đa số ghế trong cuộc bầu cử ngày 22/9.
1/10: Chính phủ Mỹ đóng cửa
Nhân viên chính phủ Mỹ biểu tình
Hơn 800.000 nhân viên chính phủ Mỹ đã phải nghỉ việc không lương từ tháng 6 khi Quốc hội bất đồng về việc chi ngân sách cho năm tài khóa tới. Vụ đóng cửa lần đầu trong hơn 40 năm qua của chính phủ Mỹ đã cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng Cộng hòa liên quan tới chương trình cải cách y tế mang tên “Obamacare” gây tranh cãi của Tổng thống Obama.
Ngày 16/10, trước mối đe dọa vỡ nợ trần, Nhà Trắng đã gấp gáp thông qua một thỏa thuận ngắn hạn kết thúc tranh cãi trị giá 24 nghìn tỷ USD.
8/11: Siêu bão Haiyan tàn phá Philippines
Thành phố Tacloban tan hoang sau siêu bão Haiyan
Sáng sớm ngày 8/11, một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử thế giới – siêu bão Haiyan đã đổ bộ vào miền trung Philippines với sức gió lên đến 378 km/h cùng những con sóng cao quét sạch hàng loạt thành phố ven biển của quốc gia này, cướp đi sinh mạng của khoảng 6.000 người tại thành phố Tacloban và 1.700 người khác mất tích.
Hai tháng sau thảm họa, hàng ngày, lực lượng cứu hộ vẫn tìm thấy hàng chục thi thể dưới những đống đổ nát và không khí sặc mùi tử khí. Hơn 4 triệu người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, thiếu lượng thực, không điện nước và thuốc men y tế.
24/11: Thỏa thuận hạt nhân đột phá của Iran
Tân Tổng thống Iran Hassan Rouhan
Tân Tổng thống Iran Hassan Rouhan đã tạo bước đột phá lớn khi ký kết một hiệp ước lịch sử với các cường quốc hạt nhân sau 5 năm đàm phán gay gắt về chương trình hạt nhân của nước này. Theo đó, Tehran đã đồng ý đình chỉ tạm thời chương trình hạt nhân của nước này để đổi lấy sự nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế.
5/12: Tổng thống Nelson Mandela qua đời
Tổng thống Nelson Mandela
Biểu tượng đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tại Nam Phi và một trong những chính trị gia hàng đầu thế kỷ 20 – Nelson Mandela đã qua đời hôm 5/12, thọ 95 tuổi, sau thời gian dài chiến đấu với bệnh viêm phổi. Sự ra đi của ông Mandela đã để lại lòng thương tiếc xót xa của không chỉ người dân Nam Phi mà cả cộng đồng quốc tế.
Tang lễ của ông Mandela trở thành một sự kiện đặc biệt khi có tới gần 100 chính trị gia trên khắp thế giới tụ hội tới viếng.
Những sự kiện quốc tế nổi bật nhất năm 2013 được tờ Telegraph bình chọn:
11/1: Pháp đưa quân tới Mali
Lính Pháp đeo mặt nạ làm nhiệm vụ tại Mali
Lực lượng khủng bố al-Qaeda đã đánh chiếm toàn bộ khu vực rộng 480.000 km2 tại miền bắc Mali bao gồm thành phố sa mạc Timbuktu vào năm 2012. Tới ngày 11/1, chính phủ Pháp quyết định điều động quân đội tới hỗ trợ Mali ngăn chặn al-Qaeda xâm chiếm những khu vực còn lại. Theo đó, Pháp đã cử 5.000 binh sĩ và 12 chiến đấu cơ Mirage và Rafale tới Mali.
Ngày 28/1, Pháp đã đánh bại lực lượng al-Qaeda tại miền bắc Mali, giải phóng thành phố Timbuktu. Hiện nay, Pháp đã cho rút bớt binh sĩ về nước nhưng vẫn duy trì 1.000 lính tại Mali để hỗ trợ các nhiệm vụ chống khủng bố.
16/1: Hơn 800 con tin bị bắt cóc tại nhà máy khí Algeria
Lính Algeria canh gác tại nhà máy khí bị tấn công khủng bố
Trong cuộc tấn công bất ngờ nhất chống lại phương Tây, lực lượng khủng bố Mokhtar Belmokhtar có mối quan hệ mật thiết với al-Qaeda đã bắt giữ hơn 800 người làm con tin tại nhà máy khí Tigantourin gần In Amenas, Algeria hôm 16/1. Nhà máy này nằm sâu trong sa mạc Sahara và thuộc quyền điều hành của tập đoàn BP liên doanh với Algeria, Na Uy và Nhật Bản.
Ít nhất 39 con tin nước ngoài bao gồm 6 người Anh đã thiệt mạng cùng 29 binh sĩ. Tổng cộng 685 công nhân Algeria và 107 công dân nước ngoài đã được giải cứu sau 3 ngày giam giữ. Cuộc tấn công khủng bố này nhằm trả đũa hành động Pháp can thiệp quân sự tại Mali.
Theo Infonet
Tranh cãi về quan hệ giữa Nelson Mandela với Israel
Tài liệu lưu trữ vừa được Israel công bố cho thấy mật vụ nước này từng huấn luyện Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela vào thập niên 1960, nhưng Quỹ Nelson Mandela đã bác bỏ thông tin vừa nêu.
Ông Nelson Mandela phát biểu trong một cuộc họp của đảng ANC - Ảnh: AFP
Theo báo Anh The Guardian, thông tin trên xuất phát từ một bức thư mật do Cơ quan Tình báo Israel (Mossad) gửi cho Bộ Ngoại giao nước này cách đây hơn 50 năm. Bức thư được giải mật chỉ vài tuần sau khi Nam Phi chia tay vĩnh viễn nhà lãnh đạo mà tên tuổi gắn liền với cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc (apartheid).
"Qua mặt" Mossad
Bức thư trên tiết lộ việc huấn luyện cho ông Mandela được tiến hành vào năm 1962, khi ông rời Nam Phi để vận động lãnh đạo các nước châu Phi khác hỗ trợ tài chính và quân sự cho đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) trong cuộc đấu tranh chống chính phủ da trắng cầm quyền tại Nam Phi.
Ở Ethiopia, ông đã chủ động liên hệ với Đại sứ quán Israel tại đây. Bức thư đề ngày 11.10.1962 tiết lộ ông Mandela được huấn luyện quân sự và nhận vũ khí để chiến đấu chống nhà cầm quyền Nam Phi. Tên của ông khi làm việc với Mossad là David Mobsari, đến từ Rhodesia (nay là Zimbabwe). Các môn học được "những người Ethiopia" (mật danh của các điệp viên Israel) huấn luyện là đánh trận đôi công, phá hoại và sử dụng vũ khí.
Cũng theo bức thư, người có tên gọi Mobsari tỏ ra quan tâm đến cách thức lực lượng dân quân Do Thái Haganah, tiền thân quân đội Israel ngày nay, chiến đấu chống sự cai trị của Anh và lực lượng Palestine trong các thập niên 1930 và 1940, cũng như các phong trào bí mật của Israel. "Những người Israel đã cố gắng biến ông ta (Mandela) thành người ủng hộ chủ nghĩa phục quốc", bức thư viết.
Theo báo Ha'aretz, Mossad đã không thể nhìn ra chân tướng của Mobsari cho đến khi ông bị bắt giữ vài tháng sau đó ở Nam Phi về tội chống chính quyền. Một dòng viết tay trên tài liệu ghi chú rằng Mobsari chính là Mandela. Cũng theo tờ báo này, bức thư được cất trong kho lưu trữ, và chỉ được phát hiện cách đây vài năm khi một sinh viên lục tìm tài liệu để làm luận văn về quan hệ giữa Israel và Nam Phi. Theo báo The Guardian, Bộ Ngoại giao Israel xác nhận có tài liệu này và khẳng định ông Mandela từng gặp một viên chức Israel tại Ethiopia hồi năm 1962, nhưng không đề cập đến Mossad hay bất kỳ hoạt động huấn luyện nào.
Thông tin gây tranh cãi
Bức thư đã gây tranh cãi ngay sau khi nó được công bố vào giữa tháng 12. Theo báo The Washington Post, Quỹ Nelson Mandela, tổ chức chính thức đảm trách việc quảng bá di sản của lãnh tụ Nam Phi, tỏ ra hoài nghi với thông tin từ bức thư. Trong một thông báo, quỹ trên khẳng định "không tìm thấy bằng chứng trong kho lưu trữ riêng của ông Nelson Mandela (bao gồm nhật ký và sổ ghi chép của ông vào năm 1962) cho thấy ông từng tiếp xúc với một điệp viên Israel trong chuyến đi chu du các nước châu Phi vào năm đó".
Quỹ trên cho biết thêm rằng vào năm 1962, ông Mandela được huấn luyện quân sự bởi các tay súng chiến đấu vì tự do cho người Algeria ở Ma Rốc và từ Tiểu đoàn chống bạo động Ethiopia tại Kolfe, ngoại ô thủ đô Addis Ababa, trước khi quay về Nam Phi vào tháng 7.1962. Năm 2009, các viên chức của quỹ đã đến Ethiopia và phỏng vấn những người từng huấn luyện ông Mandela, song không ghi nhận bằng chứng nào về mối liên hệ với người Israel của nhân vật này.
Theo AP, việc công bố tài liệu trên dường như nhằm chỉ trích mối quan hệ gần gũi mà Israel thiết lập với giới lãnh đạo chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi. Sau cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1973, khi hàng chục quốc gia châu Phi cắt đứt quan hệ với Israel, nhà nước Do Thái đã thiết lập quan hệ quân sự thân cận với chính quyền apartheid của Nam Phi. Quan hệ giữa Tel Aviv với Pretoria thời hậu apartheid cũng không nồng ấm hơn. Chính phủ Nam Phi là những người ủng hộ nhiệt thành cho sự nghiệp của người Palestine. Năm ngoái, Pretoria đã quyết định hàng hóa nhập từ Israel ở khu vực Bờ Tây không được dán nhãn "sản phẩm Israel". Đầu tháng 12, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng hứng búa rìu dư luận do không sang Nam Phi dự lễ tang ông Mandela với lý do "chi phí cao".
Ông Mandela bị chế độ apartheid cầm tù 27 năm trước khi được trả tự do và trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi vào năm 1994. Ông từ trần ở tuổi 95 vào ngày 5.12.2013 tại Johannesburg sau một thời gian dài chống chọi bệnh viêm phổi.
Theo TNO
Thế giới năm 2013 qua ảnh (2) Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời, siêu bão Haiyan tàn phá Philippines... là những tin tức được thế giới chú ý nửa cuối năm 2013. Hiện trường vụ nổ tàu chở dầu tại Lac Megantic, Quebec, Canada. Mọi người đứng đầy trên các ban công để xem lễ hội rò rượt tại Pamplona, Tây...