Những sinh vật dưới đáy đại dương
Nhiều sinh vật sống ở vùng nước sâu mang hình dạng kỳ dị, khiến không ít người e sợ.
Ảnh: Alexis Rosenfeld.
Dù mang hình dạng giống rắn, đây chính xác là một con sao biển. Nó được biết đến nhiều với tên “đuôi rắn”. Loài này thường sống ở vùng nước sâu, khoảng 200 m dưới mực nước biển. Trong ảnh, một con sao biển đuôi rắn ở Guiana thuộc Pháp.
Ảnh: Awashima Marine Park.
Cá nham mang xếp cũng là một loài cá mập. Chúng sống ở ở vùng biển sâu trên 1.500 m, phân bố không đồng đều tại Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Loài này mang những đặc điểm của cá mập nguyên thủy, được ví như “ hóa thạch sống”.
Ảnh: Getty Images.
Cua nhện khổng lồ Nhật Bản khá lành so với vẻ ngoài dữ tợn của chúng. Chúng sống ở nhiều độ sâu khác nhau, trải dài từ 50-600 m. Việc đánh bắt cua lấy thịt có thể khiến ngư dân bị thương vì những chiếc càng “siêu khỏe” của nó.
Ảnh: Gerard Soury.
Hình ảnh hiếm hoi của con cá mập 6 mang được nhiếp ảnh gia Gerard Soury ghi lại. Chúng sở hữu nhiều đặc tính của cá mập nguyên thủy. Giới khoa học gọi chúng là hóa thạch sống lớn nhất của cá mập nguyên thủy còn tồn tại đến nay. Cá mập thông thường chỉ có 5 cặp khe mang nhưng loài này có tới 6. Các nghiên cứu chỉ ra cặp mang thứ 6 giúp chúng sống được ở các vùng biển sâu, ít không khí.
Ảnh: Sebnem Coskun.
Bức ảnh này được chụp tại vùng nước sâu của biển Địa Trung Hải tại thị trấn Olympos, Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ). Tác giả tấm hình cũng không rõ tên con cá kỳ dị có phần thân kẻ vằn như ngựa này.
Ảnh: Sean Gladwell.
Những con sứa trong vùng biển tối là chủ đề được nhiều nhiếp ảnh gia ưa thích. Trong bóng tối của biển sâu, những con sứa với màu sắc kỳ lạ tạo nên khung cảnh mơ hồ và cũng rất đáng sợ.
Ảnh: Tarik Tinazay.
Một con mực ống châu Âu ở vùng nước sâu của bờ biển Địa Trung Hải phía đông Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả đã chụp nó trong một lần lặn đêm. Khi gặp phải nguy hiểm, chúng thường phun mực để tự vệ. Ngoài ra, loài này còn có khả năng thay đổi màu da tùy theo điều kiện môi trường. Thông thường, mực ống châu Âu sống ở khoảng từ mực nước biển đến độ sâu cỡ 500 m.
Ảnh: Alexis Rosenfeld.
Thợ lặn dễ dàng tiếp cận một con cá nhà táng đang say ngủ. Đây là một loại động vật ăn thịt. Một số con đực có thể sống dưới cái lạnh giá của biển Bắc Cực và Nam Cực. Kích thước cơ thể của chúng có thể đạt đến 18 m. Cá nhà táng ăn mực và săn mồi ở độ sâu 300-800 m so với mực nước biển. Đôi khi, chúng có thể tìm mồi ở độ sâu khoảng 2.000 m.
Nhiếp ảnh gia của Getty Images đã ghi lại khoảnh khắc siêu thực khi những con cá cháo lớn Đại Tây Dương xuyên qua “bức tường” dựng bởi đàn cá suốt. Ảnh: Getty Images.
Sứa bougainvillia superciliaris là loài thường bị nhầm với bạch tuộc vì 4 xúc tu bên ngoài. Chúng có thân trong suốt và kích thước tối đa khoảng 8 mm. Ảnh: Getty Images.
Bắt được sinh vật kỳ dị như thời nguyên thủy nghi là rùa cá sấu
Con rùa lạ nghi là rùa cá sấu ở An Giang có lớp mai vỏ gai nhọn, đuôi dài giống cá sấu.
Trong lúc bắt cá trên bờ ruộng, nhóm thanh niên ở huyện Châu Thành, An Giang bắt được con rùa lạ có hình dạng khác thường.
Sinh vật này có mai và đuôi giống cá sấu, chân và cổ dài hơn rùa thường. Con rùa lạ có cân nặng gần 800g, dài khoảng 20cm, trên mai có 13 gai khía độc đáo.
Tuy thân hình kỳ dị nhưng con rùa lạ khá thân thiện, được nhóm thanh niên giữ lại, đặt tên và nuôi dưỡng.
Đặc điểm về hình dáng, chiếc đuôi dài và phần mai của con rùa lạ bắt được ở An Giang khá giống với rùa cá sấu - một trong những loài rùa nước ngọt lớn nhất thế giới.
Rùa cá sấu phân bố ở vùng Bắc Mỹ, xuất hiện nhiều ở các vùng nước miền Nam Hoa Kỳ.
Ngoại hình của rùa cá sấu có phần đáng sợ hơn đông loại với lớp mai vỏ gai nhọn nhô lên đầy thách thức, hám răng sắc, đuôi dài và dày, kích thước lớn. Bởi vậy chúng còn được ví như là khủng long của loài rùa.
Loài rùa này có tuổi thọ trung bình 50 đến 100 năm, con đực lớn nhất có thể nặng đến 100kg.
Mặc dù hình dáng của chúng không có nhiều điểm tương đồng nhưng sự đáng sợ mà chúng gây ra cho đồng loại khiến nhiều sinh vật học phải gọi rùa cá sấu là "quái thú rùa".
"Vũ khí" đáng sợ và dễ nhìn thấy nhất của rùa cá sấu chính là cặp hàm cực kỳ khỏe của chúng. Nếu như lực cắn của cá sấu nói chung chỉ bằng 158N thì lực cắn của rùa cá sấu mạnh kỷ lục, lên tới 656N.
Ở mức cắn này, những cú tợp mồi của gấu nâu, sư tử châu Phi, báo đốm châu Mỹ, cá mập trắng, hổ Siberi... vẫn chưa là gì so với rùa cá sấu. Chúng còn cắn nát mai của đồng loại để làm thức ăn.
Rùa cá sấu ăn tạp đến mức nhai bất cứ thứ gì, ngấu nghiến các loài động vật dưới nước khác như cá, rắn, chim nước, thậm chí là cây thủy sinh chúng cũng không tha.
Rùa cá sấu du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2013 thời điểm mà thú nuôi bò sát cảnh bắt đầu nở rộ. Đặc biệt rùa cảnh được nhiều người săn lùng mua nhiều nhất và với những người thích nuôi các loài rùa cảnh có hình dáng to lớn, độc, lạ mắt, ít người sở hữu thì rùa cá sấu xứng đáng có tên trong danh sách này.
Trên thế giới không ít trường hợp người dân bắt được những con rùa cá sấu khổng lồ. Ký lục là con rùa nặng đến 285 kg được phát hiện ở hạt Lamar của bang Mississippi
Với kích thước to lớn và khả năng phòng thủ tự nhiên, rùa cá sấu dường như không có đối thủ, ngoại trừ con người hay những kẻ săn chúng để lấy thịt và lớp mai quý hiếm. Số lượng cá thể rùa cá sấu quý hiếm đã giảm mạnh trong những năm gần đây do bị săn bắt trái phép và mất đi môi trường sống.
Phát hiện 127 cá thể rùa được nuôi nhốt trong một hộ dân | THND
Phát hiện chấn động lịch sử vê hài cốt loài thủy quái cổ dài dưới đáy đại dương Bộ hài cốt sinh vật lạ 242 triệu năm có chiếc cổ dài gấp 3 lần thân người Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Zurich (Thụy Sĩ) đã phục dựng một thủy quái từ kỷ Tam Điệp bằng phương pháp ghép các mảnh hài cốt hóa thạch đã bị nghiền nát. Kết quả cho ra một sinh vật mà chính...