Những sát thủ giấu mặt: Facebook, Skype và Yahoo
Thực tế cuộc chiến ứng dụng liên lạc miễn phí như ở Việt Nam được tập trung truyền thông quá nhiều vào các ứng dụng như Line, Kakao Talk hay Viber, Zalo. Trong khi chỉ bằng một vài thay đổi nhỏ, các sát thủ giấu mặt như Facebook, Skype và Yahoo có thể khiến các đối thủ kể trên “chảy máu mắt”
Dẫu có cách thức hoạt động và chức năng khác nhau, nhưng lõi của các ứng dụng liên lạc miễn phí vẫn là “liên lạc”. Cho nên các ứng dụng vẫn thường dùng để liên lạc khổng lồ như Facebook, Skypecũng chỉ cần thay hình đổi dạng đôi chút là có thể cạnh tranh trực diện với các ứng dụng kể trên.
Facebook Messenger
Kế thừa lượng người dùng khổng lồ của Facebook, Facebook Messenger thậm chí không cần phải thêm chức năng giống các ứng dụng liên lạc miễn phí, như tự động tìm liên lạc thông qua danh bạ điện thoại, mà vẫn khiến các ứng dụng trên khốn đốn.
Đơn giản bởi vì ở một nước Facebook mới phát triển được 3 năm trở lại đây, nhưng mạng xã hội này đã đạt gần 10 triệu người sử dụng, bằng khoảng 1/3 cư dân mạng Việt. Và sớm muộn, Facebook cũng sẽ vượt qua số người sử dụng Yahoo, từng lên đến đỉnh điểm là 16 triệu người dùng ở Việt Nam.
Vì thế, nếu phát triển thêm một số công cụ “xì teen” như sticker, emoji của các ứng dụng liên lạc miễn phí, Facebook sẽ có thể dùng lượng người dùng khủng của mình để hút hết khách của những Kakao Talk hay Line. Hiện tại, Facebook đang cho thấy tham vọng của mình khi gần đây hãng tung ra thử nghiệm tính năng gọi điện miễn phí ở Canada và Mỹ.
Chưa kể, rất có thể Facebook sẽ thâu tóm một trong các ứng dụng kể trên. Khi ấy, thế và lực đều nghiêng về gã khổng lồ mạng xã hội, và cơn sốt ứng dụng liên lạc miễn phí coi như đã tắt hẳn.
Facebook, kẻ đã dám bỏ ra 1 tỷ USD để thâu tóm Instagram vốn chỉ có 30 triệu người dùng, sẽ không ngần ngại vung số tiền hàng tỷ USD để thâu tóm một trong các ứng dụng liên lạc miễn phí. Bởi, xét cho cùng, các ứng dụng này đang đe dọa sự bá quyền của Facebook trên mạng xã hội
Skype
Video đang HOT
Trước khi làn sóng ứng dụng liên lạc miễn phí bùng phát ở châu Á, Skype đã càn quét thói quen liên lạc của cư dân mạng trên PC.
Ở một nhu cầu khác Facebook, Skype đánh vào nhu cầu gọi PC tới PC (và sau này mở rộng ra di động). Đặc biệt, Skype đã khiến nhiều huyền thoại trở thành kẻ thất bại. Mà dễ thấy nhất với người dùng Việt là Yahoo Messenger. Bằng tính năng gọi thoại miễn phí và chất lượng ổn định của phần mềm Skype, Yahoo dần trở nên vắng bóng và đã có một bộ phận người dùng Yahoo không còn nhu cầu sử dụng phần mềm này nữa (một phần cũng do hiệu ứng của “thời đại Facebook”).
Một điểm hút khách của các ứng dụng liên lạc miễn phí là khả năng gọi điện miễn phí trên sóng 3G hoặc WiFi. Nhưng chớ quên Skype là phần mềm VoIP số một thế giới, với công nghệ được nghiên cứu và tối ưu từ nhiều năm qua.
Hơn nữa, hiện tại Skype đang nằm dưới trướng Microsoft. Gã khổng lồ phần mềm vừa có tiềm lực mạnh lại đang khao khát chiếm cứ lĩnh vực di động, nơi mà hệ điều hành Windows Phone của hãng chưa thể hiện được gì nhiều.
Vì thế, nếu như Microsoft thay đổi Skype theo hướng “Viber hóa” và đầu tư mạnh vào ứng dụng này. Thì kết hợp với lượng người dùng sẵn có, Skype có thể đánh vào giá trị cốt lõi “gọi điện miễn phí” của các ứng dụng kể trên và ngăn cản sự phát triển của chúng.
Yahoo
Giống như Nokia ở mảng điện thoại, Yahoo mấy năm trước cho thấy sự lụi tàn trên mảng Internet, nơi mà hãng đã từng thống trị một thời gian dài. Nhưng với sự lãnh đạo của CEO tài năng Mayer, Yahoo đang dần khởi sắc.
Dẫu sao thì Yahoo vẫn là một đế chế và hãng vẫn đang sở hữu hàng trăm triệu tài khoản người dùng. Vì thế, nếu như CEO Mayer quyết định “thay máu” Yahoo để cạnh tranh với các ứng dụng liên lạc miễn phí, chúng cũng sẽ gặp một đối thủ đáng gờm.
Nhất là khi hiện nay, Yahoo dưới trướng bà Mayer đang có tới hơn một nửa nhân lực kỹ thuật phục vụ cho bản di động. Yahoo lụi tàn, nhưng phần lớn là ở các nước phát triển, còn ở nhiều thị trường mới nổi, như Việt Nam, Yahoo vẫn là một đế chế. Và lượng bạn bè ở trên Yahoo của mỗi người dùng chắc chắn nhiều gấp vài lần lượng bạn bè trên các ứng dụng liên lạc miễn phí.
Cũng nên lưu ý một điều, các ứng dụng liên lạc miễn phí vốn cũng chỉ đang phát triển mạnh ở khu vực châu Á, nơi mà Yahoo vẫn có một lượng người dùng rất lớn hàng ngày.
Cuộc chiến giữa các ứng dụng liên lạc miễn phí vẫn còn rất quyết liệt.Đây có thể xem là cuộc chiến vượt mặt của các ứng dụng này với những nền tảng truyền thống như Facebook, Skype, Yahoo. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng các ông lớn sẽ nhảy vào thị trường này và đánh vào giá trị cốt lõi của các ứng dụng liên lạc miễn phí. Khi ấy, chiến trường vốn đã không yên tĩnh này sẽ trở thành một địa ngục thực sự cho các ứng dụng non trẻ tới từ châu Á.
Theo Genk
Đại chiến truyền thông các ứng dụng liên lạc miễn phí
Từ cuối năm trước tới nay, cạnh tranh trên thị trường ứng dụng liên lạc miễn phí ở Việt Nam giữa những Line, Zalo, Kakaotalk,... chưa bao giờ ngừng nóng mà chỉ có ngày càng tăng nhiệt hơn.
Sau sự cố WeChat (Tencent) có chứa bản đồ đường lưỡi bò, đối thủ tới từ Trung Quốc bị tẩy chay mạnh mẽ, dần đuối sức và bị đấy xuống khá sâu trên các bảng xếp hạng ứng dụng của Android hay iOS. Cũng vì sự kiện này, hoạt động truyền thông chính thống cho WeChat (vốn do một công ty trong nước đảm nhiệm) dần trở nên vắng bóng và đi dần vào các quảng cáo thông qua các ứng dụng khác.
Tuy vậy, có một số nhận định cho rằng WeChat đang trở lại. WeChat đang đứng khoảng thứ 80 trên danh sách ứng dụng miễn phí chợ ứng dụng Apple Appstore. Có thể nhận định rằng WeChat đang dùng sức mạnh của hơn 1 triệu người dùng để "tái xuất giang hồ".
Nhưng có lẽ sự WeChat sẽ khó lòng chống chọi với cơn bão truyền thông mà các đơn vị tham gia phát hành ứng dụng ở Việt Nam đang thực hiện.
Nếu như Line (NHN) tiếp cận người dùng bằng cách quảng bá rộng rãi ở rất nhiều nơi, từ online: Facebook, quảng cáo Google, quảng cáo trong ứng dụng; tới offline như truyền hình, các địa điểm vui chơi giải trí.
Hình ảnh quảng cáo của Line tràn ngập tới mức một nhân viên doanh nghiệp tham gia ngành ứng dụng này nhận xét "Dường như Line có mặt ở khắp mọi nơi".
Kakao Talk (Kakao) mới bước vào Việt Nam chưa lâu nhưng cũng đã gây được một số tiếng vang khi nhanh tay tung ra bộ sticker chào năm mới Quý Tỵ. Hoạt động quảng cáo của Kakaotalk từ trước tới nay mới chỉ chủ yếu thông qua các sản phẩm game, truyền hình của công ty VTC, đối tác truyền thông của Kakao Talk ở Việt Nam.
Một số hình ảnh stick Tết Quý Tỵ của Kakaotalk.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin mà GenK nhận được, Kakao Talk đang chuẩn bị có những kế hoạch mở rộng các công cụ truyền thông.
Một điểm chung về truyền thông của Line và Kakao Talk là 2 ứng dụng ngoại quốc này đều quảng bá trên các kho ứng dụng Việt Nam như Appstorevn, HeaveniPhone Store.
Trong khí đó Zalo, ứng dụng do VNG phát triển lại chủ yếu xuất hiện trên "sân nhà" như các trang thuộc hệ thống Zing, baomoi (đơn vị được VNG đầu tư); quảng cáo trên Facebook và một số ứng dụng miễn phí sử dụng quảng cáo Google.
Điểm chung dễ nhận thấy của 3 ứng dụng trên là chúng đều được quảng bá thông qua một số ngôi sao. Không chỉ dừng lại ở mức các bài truyền thông Sao này dùng ứng dụng này, Sao nọ thích ứng dụng kia; ,mà các ngôi sao hợp tác đều sử dụng ứng dụng và cập nhật status khá thường xuyên cho người hâm mộ trên ứng dụng.
Một số sao Việt xuất hiện bên cạnh hình ảnh của Line.
Tuy nhiên, vị trí của cả 3 ứng dụng đều không quá cách xa nhau với mức khoảng 1 triệu người dùng. Vì thế, có thể nhận định rằng ngoài việc phải truyền thông khá mạnh mẽ để không bị quá "chìm" so với đối thủ, thì Line, Zalo, Kakaotalk đều phải quan tâm hơn nữa tới chất lượng sản phẩm và các giá trị gia tăng mang lại cho người dùng.
Như thế, ngoài sản phẩm mượt mà và có cộng đồng đông, các dịch vụ như thông báo kết quả xổ số, cập nhật kết quả ngoại hạng mà Line, Kakao Talk đang triển khai, hay phòng chat cộng đồng của Zalo sẽ đem tới cho người dùng nhiều tiện ích hơn.
Không thể không kể đến đối thủ đáng gờm Viber với 3,5 triệu người dùng. Nhưng Viber Media, công ty chủ quản ứng dụng này chưa thực sự có hoạt động quảng bá ở Việt Nam. Vì thế, liệu cuộc chiến truyền thông của tam mã kia liệu có nhấn chìm Viber hay không là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Theo genk
Line tạm dẫn đầu nhờ truyền thông mạnh Dù mới đầu năm, cuộc chiến giữa các ứng dụng liên lạc miễn phí tại Việt Nam đã trở nên cực nóng. Line (NHN) chỉ mới tạm dẫn đầu khi công bố đạt 1 triệu người dùng, thì ngay hôm sau, Kakaotalk (Kakao) cũng vừa tuyên bố đã đạt mốc này. Kém hơn chút ít so với 2 ứng dụng ngoại quốc, Zalo...