Những sản vật rừng xứ Quảng “hút” người miền xuôi
Sản vật ở vùng miền núi Quảng Ngãi thì rất nhiều và đa dạng. Tuy nhiên không phải tất cả đều được người đồng bằng biết đến và ưa chuộng. Mời bạn đọc Dân Việt cùng “điểm mặt” những sản vật mà người dân đồng bằng rỉ tai “nên tìm mua” nếu có dịp lên miền núi.
Ớt xiêm rừng
Mọc tự nhiên và riêng lẻ từng cây ở các vùng đồi, núi, trên nương rẫy, ớt xiêm rừng có thể thu hoạch quanh năm, thế nhưng nhiều nhất là từ tháng 6-7 hàng năm, với số lượng từ 0,5-1kg trái/cây.
Ớt xiêm rừng tươi có giá trên 300.000 đồng/kg
Vì không có sự chăm sóc, bón phân nên thân cây ớt xiêm rừng chỉ cao khoảng 0,5-1m và trái thì chỉ nhỉnh hơn đầu que hương một chút. Trái nhỏ nhưng bù lại, ớt xiêm núi rất thơm và có vị cay nhưng không gắt như các loại ớt trồng khác.
Do hương vị đặc biệt nên loại ớt này được mua về phơi khô, rồi xay nhuyễn để sử dụng dần
Chính hương vị đặc biệt như vậy cho nên ngoài để ăn sống, ớt xiêm rừng còn được mua về phơi khô, rồi xay nhuyễn để sử dụng dần; hoặc rửa sạch rồi ngâm thành ớt muối cho vào chai nhựa có dung tích khoảng 0,5 lít/chai để bán, với giá từ 80.000-100.000 đồng/chai, tương đương khoảng 300-320.000 đồng/kg.
Loài cá hơn nửa triệu đồng/kg
Cá niên còn được đồng bào thiểu số người Hre gọi là Cai-lin, còn người Kor gọi là Ca-da-lết, Jia-liếc. Tên khoa học của cá này là Onychostoma gerlachi, thuộc họ cá chép.
Cá niên thường sống theo bầy đàn và cư trú tập trung nhiều ở những vùng nước sâu dọc các con sông, suối đầu nguồn… thế nhưng chỗ ưa thích nhất của cá niên là dưới chân các con thác, ghềnh đá. Đặc biệt là dưới những chân thác bọt nước tung trắng xóa.
Cá niên – sản vật núi có giá “chát” nhất
Kích cỡ của cá niên trung bình chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái người lớn. Tuy nhiên tại một số vùng như Trà Bồng, Tây Trà… cá niên đánh bắt được to đến 2-3 ngón tay của người lớn.
Video đang HOT
Gần đây cá niên được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản nên giá rất cao, có thời điểm lên đến 600.000 đồng/kg, trở thành một trong những sản vật đắt tiền nhất ở Quảng Ngãi.
Tiêu “ở truồng”
Do đại đa số cây tiêu 3-5 tuổi ở đây bị trụi đoạn phần gốc đến 1-2m, cho nên một số người còn gọi tên tiêu “ở truồng” là vì vậy.
Một gốc tiêu Ba Lế
Không dùng trụ gỗ chết, hay bê tông… 100% cây tiêu Ba Lế (huyện Ba Tơ) được thả bò trên một số loại cây sống có thân to, chủ yếu là: gòn gai, mít, ké…
Hạt tiêu Ba Lế có phần thịt dày và hạt nhỏ hơn các loại tiêu trồng bình thường, còn mùi vị cũng khác biệt hẳn: cay và rất thơm nhưng không nồng xé; có vị hơi ngọt. Vì vậy ngoài sử dụng làm gia vị tẩm ướp cho thực phẩm thịt, cá… tiêu Ba Lế còn được người dân ăn sống, giã vào mắm như ớt trái.
Giá hạt tiêu Ba Lế tươi từ 300.000-350.000 đồng/kg, nhưng không phải lúc nào cũng có.
Mười mấy năm trở lại đây, khi cây nguyên liệu bạch đàn, rồi keo có giá, người dân bắt đầu phá bỏ tiêu “ở truồng” để lấy đất trồng các loại cây nói trên, dẫn đến số lượng cây tiêu tụt giảm “không phanh”, ước toàn xã chỉ còn vài trăm gốc.
Cho nên dù nhiều người biết tiếng đặt mua hạt tiêu “ở truồng” tươi với giá 300.000-350.000 đồng/kg, nhưng không phải lúc nào cũng có.
Ốc đá Trà Bồng
Ốc đá gần như có mặt ở tất cả các con sông suối vùng miền núi Quảng Ngãi, thế nhưng nhiều nhất là ở huyện Trà Bồng.
Ốc đá
Ốc đá có màu đen, con trưởng thành dài khoảng từ 3-7cm, với phần đuôi nhỏ và đầu to cỡ bằng ngón tay út người lớn. Ngoại trừ lúc mưa to, lũ lớn… ốc đá có thể tìm bắt được quanh năm.
Do thịt thơm ngon nên hiện được nhiều người biết đến và tìm mua khi có dịp lên núi
Trước kia ốc đá được người dân miền núi tìm bắt mang về để chế biến làm thức ăn cho gia đình. Thế nhưng gần đây do thịt thơm ngon nên ốc đá được nhiều người biết đến và tìm mua, với giá hiện từ 8.000-10.000 đồng/lon.
Khổ qua rừng – đặc sản ” 2 trong 1″
Món ăn được chế biến từ khổ qua rừng còn có tác dụng chữa được khá nhiều bệnh nên ví gọi nó là đặc sản “2 trong 1″.
Khổ qua rừng, hay mướp đắp rừng… có tên khoa học là Momordica Charantia. Tuy cùng tên, loài và cũng thuộc họ dây leo… thế nhưng lá của khổ qua rừng nhỏ hơn phân nửa loại khổ qua thường và quả khi trưởng thành có kích cỡ chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái, ước bằng 1/20 so với kích cỡ của trái khổ qua bình thường trồng dưới đồng bằng.
Trái khổ qua rừng
Dù là một loại đặc sản và có nhiều công dụng như vậy thế nhưng khổ qua rừng có giá bán khá rẻ. Theo đó chỉ cần 20.000-30.000 đồng là có thể mua được 300-400 gram, đủ để nấu một nồi canh thật lớn cho cả nhà ăn.
Thời gian gần đây, không chỉ quả mà thân và lá non của khổ qua rừng cũng được nhiều người hỏi mua để về nấu canh ăn, với giá 6.000-10.000 đồng/bó, lọn.
Theo Danviet
Vì sao cua đá Lý Sơn thành món đặc sản?
Khi các loài cua dưới biển cạn kiệt dần và Lý Sơn trở thành điểm du lịch, với chất lượng thịt ngon không kém gì cua sống dưới biển nên cua đá trở thành đặc sản, với giá bán tại đảo có thời điểm trên 350.000 đồng/kg.
Theo lời người dân đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) thì cũng là cua biển, thế nhưng không như một số đồng loại khác sống dưới nước, cua đá (hay còn gọi là cua dẹp) sống ở khu vực có hang, hốc đá ven bờ trên đảo. Thức ăn của nó là lá, cây cỏ, rong rêu... mọc tự nhiên.
Không như một số đồng loại khác sống dưới nước, cua đá sống ở gành có hang, hốc đá ven bờ trên đảo.
Qua quan sát thì phần mai và các chi của cua đá có màu nâu tím, còn phần bụng dưới có hơi vàng.
Cua đá thường đi ăn vào ban đêm, còn ban ngày trú ẩn trong các hang đá.
Người dân đảo Bé kể: Đến giữa những năm của thập kỷ 90, cua đá ở đây vẫn nhiều vô số mà chẳng mấy ai bắt. Vào mùa nắng nóng, ban đêm người dân nơi đây thường ngủ không đóng cửa. Nên sáng ra quét nhà cua đá bò vào ngổn ngang khắp thềm, phải bắt bỏ ra lại bên ngoài sân.
"Vào thời điểm đó, vùng biển ven bờ trên đảo tôm cua nhiều vô số kể và thịt thơm ngon, vỏ lại mềm. Trong khi đó phần vỏ của loài cua này cứng như đá, bề ngoài trông xấu xí nên không mấy người bắt ăn", bác Nguyễn Văn Bừng (53 tuổi), người dân nơi đây giải thích.
Tuy nhiên vài năm gần đây, khi các loài cua dưới biển cạn kiệt dần và Lý Sơn trở thành điểm du lịch, với chất lượng thịt ngon không kém gì cua sống dưới biển nên cua đá trở thành đặc sản, với giá bán tại đảo có thời điểm trên 350.000 đồng/kg. Đó là lý do cua đá bị người dân săn lùng ráo riết, trở nên hiếm dần.
Vì vậy anh Bùi Văn Huệ (sinh 1975, ở xã An Bình (đảo Bé), huyện Lý Sơn) đã nảy sinh ý tưởng nuôi loại cua này. Theo đó năm 2007, trên khoảng 100m2 đất vườn phía sau nhà, anh Huệ đầu tư khoảng 10 triệu đồng để xây tường, giăng lưới rồi nhặt đá chất thành từng đống nhỏ ở bên trong làm nơi trú ngụ để nuôi, với thức ăn là các loại rau muống, rau lang, cơm thừa.
Khu vực nuôi cua của anh Huệ
Người thân của anh Huệ đang bắt cua đá nuôi để bán
Cân cua để chuẩn bị đưa đi bán
Thấy cua phát triển tốt và lợi nhuận mang lại tương đối, vì vậy gần cuối năm 2011, anh Huệ đầu tư mở rộng diện tích lên 600m2. Anh Huệ là người duy nhất ở Quảng Ngãi hiện đang nuôi cua đá biển.
Anh Huệ, người duy nhất ở Quảng Ngãi nuôi đặc sản cua đá
Anh Huệ cho biết: "Cua giống là loại nhỏ bắt ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 30-50gram/con, với giá từ 150.000-250.000 đồng/kg. Sau thời gian nuôi từ 6 tháng - 1 năm thì có thể xuất bán, với trọng lượng đạt từ 0,1-0,3kg/con. Vì nuôi theo hình thức mua con nhỏ bỏ vào, khi ai có nhu cầu thì bắt cua lớn bán ra nên không thể tính lợi nhuận cụ thể được". Tuy nhiên với tổng số lượng cua lớn nhỏ đang nuôi hiện ước trên 3000 con, sau khi trừ chi phí đã mang lại một nguồn thu khá cho gia đình anh Huệ.
Theo Danviet
Vàng ươm, căng bóng chùm quả dủ dẻ rừng Vẻ bắt mắt với màu vàng ươm, căng mọng và vị ngọt thanh khi chín khiến trái dủ dẻ rừng luôn hút hồn lũ trẻ vùng quê, đặc biệt là trong những ngày hè. Dủ dẻ, hay còn gọi là dũ dẻ, dũ dẻ trâu... có tên khoa học là Anomianthus dulcis, thuộc chi Anomianthus trong họ Na (Annonaceae). Ở Quảng Ngãi, loại...