Những sản phẩm thất bại của “ông tổ” Windows Phone
Hiện nay nền tảng Windows Phone đã trở nên rất phổ biến trong lĩnh vực di động. Trong tương lai, rất có thể hệ điều hành này sẽ cùng với Android và iOS tạo thành cuộc đua “tam mã” đầy gay cấn. Nhưng ít người biết rằng, giai đoạn trước khi Windows Phone 7 ra đời thì tiền thân của nó là Windows Mobile đã gặp phải không ít sóng gió.
Windows Mobile là một hệ điều hành loại thu gọn kết hợp với một bộ các ứng dụng cơ bản cho các thiết bị di động dựa trên giao diện lập trình ứng dụng Win32 của Microsoft. Các thiết bị chạy Windows Mobile bao gồm Pocket PC, Smartphone, Portable Media Center, và các máy tính lắp sẵn (on-board) cho một số loại ô tô. Ngoài ra, một số máy tính xách tay loại nhỏ (ultra-portable notebook) cũng có thể sử dụng hệ điều hành này. Windows Mobile được thiết kế để có giao diện và các tính năng tương tự với các phiên bản máy tính bàn dùng hệ điều hành của Windows. Xuất hiện lần đầu với tên hệ điều hành Pocket PC 2000, Windows Mobile đã được nâng cấp vài lần, phiên bản cuối cùng là Windows Mobile 6.
Nhìn chung, Windows Mobile được coi là một hệ điều hành thất bại toàn diện của Microsoft. Không có nhiều hãng phần cứng thực sự mặn mà với nó, trong khi giá thiết bị đầu cuối cao và thiếu ổn định khiến hệ điều hành này chỉ đến được với một số nhỏ người dùng thiết bị di động. Sau đây, chúng ta hãy cùng điểm qua một số thiết bị gây thất vọng chạy hệ điều hành Windows Mobile.
Acer M900
Acer đã tham gia thị trường di động từ khá lâu, nhưng sự hiện diện của hãng là rất nhạt nhòa. Trở lại thời điểm năm 2009, Acer đã phát hành chiếc điện thoại M900 chạy hệ điều hành Windows Mobile.
M900 khi đó sở hữu một số tính năng khá hấp dẫn như bàn phím QWERTY dạng trượt hay bộ cảm biến dấu vân tay độc đáo. Song bộ nhớ RAM quá thấp đã cản trở chiếc điện thoại này thực hiện các tác vụ cơn bản. Cụ thể là thao tác lướt web cực kỳ ì ạch làm người dùng không khỏi thất vọng.
Đánh giá điện thoại Acer M900.
GIGABYTE GSmart t600
Thoạt nhìn GIGABYTE GSmart t600 giống một chiếc máy nghe nhạc hơn là một smartphone. Máy sử dụng đèn nền neon đối với các phím bấm vật lý. Đây là smartphone đầu tiên chạy Windows Mobile cho phép người dùng xem TV kỹ thuật số (DVB-T). Tuy nhiên, thời lượng pin rất kém và âm thanh chất lượng thấp đã phá hỏng mọi trải nghiệm trên GIGABYTE GSmart t600.
HP IPAQ 500
HP IPAQ 500 là một trong những chiếc điện thoại hiếm hoi hỗ trợ kết nối Wi-Fi vào thời điểm năm 2007. Tuy nhiên, máy có chất lượng màn hình cực thấp với độ phân giải 176×220 pixel cho màu sắc tối và nhạt nhòa.
HTC Snap CDMA
HTC Snap CDMA sử dụng cách bố trí bàn phím QWERTY kết hợp ngay ở mặt trước thiết bị. Tuy vậy kết nối mạng CDMA không được nhiều người dùng sử dụng. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng trackball điều hướng như ở bản gốc, thì bản CDMA lại lựa chọn phím điều hướng 5 chiều khiến thao tác trở nên khó khăn hơn.
Video đang HOT
Samsung OmniaPRO B7330
Samsung OmniaPRO B7330 là một thiết bị sinh ra không gặp thời. Máy cũng có thiết kế với bàn phím QWERTY như HTC Snap CDMA nhưng phải chịu sự cạnh tranh quá gay gắt từ các thiết bị BlackBerry. Vài năm trước, các smartphone BlackBerry gần như không có đối thủ trong lĩnh vực người dùng doanh nghiệp. Do đó, Samsung OmniaPRO B7330 cũng sớm “chết yểu” khi mới ra mắt.
Đánh giá điện thoại Samsung OmniaPRO B7330.
Eten DX900
Rất tự hào với tính năng hỗ trợ 2 SIM khi ra mắt nhưng Eten DX900 của Acer không được cộng đồng thế giới đón nhận. Đặc biệt, ngoài khu vực châu Á thì không mấy thị trường mặn mà với tính năng hỗ trợ 2 SIM.
Eten M600
Trở lại năm 2006, khi đó phần cứng của Eten M600 được đánh giá rất cao với bộ nhớ RAM 256 MB cùng vi xử lý 400 MHz. Tuy nhiên, chiếc điện thoại này lại có vô vàn nhược điểm đi kèm. Điển hình là âm lượng nhạc chuông quá nhỏ, chức năng đàm thoại tệ hại từ cả phần nghe và nói, âm thoại bị “bóp nghẹt” và lẫn nhiều tiếng ồn. Bên cạnh đó, các phím cứng ở phần mặt trước không có đèn nền nên sử dụng khi trời tối rất bất tiện.
Acer neoTouch S200
Acer neoTouch S200 đi kèm với thông số phần cứng hấp dẫn đến từ bộ xử lý tốc độ tới 1 GHz nhưng phần mềm của máy lại được thiết kế hời hợt, cẩu thả dẫn tới khả năng tối ưu phần cứng không đạt yêu cầu. Mặc dù được tích hợp Facebook hay YouTube nhưng trải nghiệm đều rất tệ với tốc độ chậm chạp.
GIGABYTE GSmart MS820
Là chiếc điện thoại Windows Mobile tầm trung khi ra mắt, GIGABYTE GSmart MS820 được trang bị bộ xử lý Marvel PXA270 tốc độ 520 MHz. Song chỉ sở hữu 128 MB RAM khiến hiệu suất hoạt động của thiết bị không cao. Ngoài ra, mặc dù sở hữu camera sau tới 5 MP nhưng chất lượng ảnh chụp gây thất vọng lớn ngay cả khi so sánh với những thiết bị có camera 3,2 MP.
Bạn sẽ thắc mắc tại sao Toshiba TG01, chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị vi xử lý Qualcomm Snapdragon tốc độ 1 GHz lại ở trong danh sách này. Nguyên nhân chủ yếu do máy có chất lượng cuộc gọi rất chán và thiết kế có phần “hơi thô”.
Đánh giá điện thoại Toshiba TG01.
i-mate JAQ3
i-mate JAQ3 có thiết kế theo dạng bàn phím QWERTY cứng ở mặt trước giống các dòng điện thoại BlackBerry. Tuy nhiên, máy lại bố trí phần diện tích màn hình nhỏ trong khi diện tích chứa phím cứng khá lớn tạo nên kích thước có phần “quá khổ”. Bên cạnh đó, chất lượng hiển thị của màn hình cũng tương đối kém.
Đánh giá điện thoại i-mate JAQ3.
LG Incite
LG Incite là chiếc điện thoại bị rất nhiều người than phiền. Trước tiên, máy được gia công sơ sài, nhìn rẻ tiền và không có gì nổi bật. Màn hình cảm ứng của LG Incite có độ phản hồi kém, nhiều khi bạn phải nhấn vài lần thì máy mới chịu hoạt động tiếp.
Eten M810
LG Incite vẫn chưa phải chiếc điện thoại Windows Mobile tệ nhất, danh hiệu này xứng đáng được dành cho Eten M810. Máy có thiết kế bàn phím QWERTY dạng trượt nhưng các phím bấm được làm theo kiểu “không giống ai” khiến thao tác nhập liệu trở nên cực kỳ khó khăn và thiếu chính xác. Đi kèm với đó là hiệu suất làm việc ì ạch, lướt web hay GPS đều chậm đến bực mình.
Đánh giá điện thoại Eten M810.
Theo genK
Những mốc đáng nhớ trong 12 năm phát triển của Windows Phone
Qua nhiều lần 'lột xác' từ Windows CE, Windows Mobile cho đến Windows Phone, hệ điều hành cho thiết bị di động của Microsoft với giao diện đơn giản ngày một trở nên thân thiện với các thao tác từ ngón tay của người dùng.
Microsoft vừa trình làng phiên bản Windows Phone 8 là sự kiện được nhiều người quan tâm. Đây không chỉ là sự xuất hiện của một phiên bản hệ điều hành mới mà còn đánh dấu cho bước ngoặt từ nền tảng Windows Mobile "cũ kỹ" vốn chỉ được tối ưu hoá cho bút stylus trên Pocket PC thành OS có giao diện và tính năng thân thiện ngón tay của người dùng. Nhờ đó, hãng phần mềm Mỹ có thể cạnh tranh tốt với các đối thủ như iOS của Apple hay Android của Google trên thị trường di động.
Dưới đây là 12 năm phát triển của Windows Phone do Mashable tổng hợp:
"Ông tổ" của Windows Phone là hệ điều hành Windows CE được cài đặt trên chiếc Pocket PC đầu tiên vào năm 2000. Vào thời điểm này, Pocket PC được chia thành hai loại: một có tính năng thoại, một không có.
Vào năm 2003, Microsoft giới thiệu hệ điều hành Windows Mobile. Ban đầu, sản phẩm chỉ được dùng trên Pocket PC nhưng sau đó lan rộng sang cả nhiều thiết bị khác. Phiên bản cuối cùng của Windows Mobile là 6.5, được hãng phần mềm trình làng vào tháng 9/2009.
Giao diện của Windows Mobile cũng được nhà sản xuất cải thiện ngày một thân thiện hơn trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2009. Các font chữ và icon hiển thị trên màn hình cũng dần trở nên lớn hơn để phù hợp cho việc người dùng điều hướng và thao tác bằng ngón tay thay vì bút stylus.
Khoảng một năm sau đó, Windows Mobile bị khai tử và Windows Phone 7 ra đời. Sản phẩm đầu tiên chạy trên hệ điều hành mới của Microsoft là điện thoại HTC Surround và Samsung Focus, trình làng vào khoảng tháng 11/2010.
Tháng 5/2011, "gã khổng lồ phần mềm" giới thiệu Windows Phone 7.5 Mango. Đây là bản cập nhật dành cho Windows Phone 7 với "hàng trăm tính năng mới" và được phát hành tới tay người dùng vào tháng 9 năm đó.
Windows Phone 7.8 được Microsoft ra mắt vào đầu năm 2012. Bản cập nhật này giúp hệ điều hành sửa một số lỗi về hiển thị và hiệu suất, trong đó có lỗi bàn phím ảo biến mất trong khi người dùng đang gõ văn bản.
Windows Phone 8 là phiên bản hệ điều hành mới nhất từ Microsoft. Sản phẩm được thay đổi một số điểm như màn hình mở khóa mới giúp hiển thị thông tin từ các ứng dụng khác một cách chủ động, khả năng quản lý dữ liệu Data Sense hay tính năng Room giúp ạo nhóm bạn bè trong mục Pepple để cùng chia sẻ các thông tin về nhau.
Theo VNE
HTC HD 2 có thể chạy Wndows Phone 8 HTC HD 2 là một smartphone đặc biệt không chỉ vì đây là chiếc điện thoại cuối cùng sử dụng hệ điều hành Windows Mobile mà còn bởi khả năng chạy được rất nhiều nền tảng như Android, Windows Phone 7. Nhưng chắc hẳn bạn vẫn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi nghe tin HD 2 có thể chạy được Windows Phone 8....