Những sản phẩm thất bại của Microsoft
Microsoft nổi tiếng với hệ điều hành Windows và Office, cùng những sản phẩm phổ biến khác đã giúp thay đổi ngành công nghệ. Tuy nhiên, công ty cũng có nhiều thất bại trong quá khứ.
Microsoft hiện là một trong những công ty công nghệ hùng mạnh nhất thế giới. Dù vậy, đi đôi với thành công, Microsoft cũng nhiều lần thất bại.
Zune: Microsoft Zune là máy nghe nhạc tương tự như iPod của Apple, được ra mắt vào năm 2006. Zune được kỳ vọng sẽ trở thành đối thủ của iPod, nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Giới công nghệ cho rằng đây là sản phẩm tệ nhất của Microsoft từ trước đến nay.
Trong khi iPod là một sản phẩm hái ra tiền cho Táo khuyết, Zune của Microsoft lại mang về doanh số thảm hại. Gã khổng lồ công nghệ này mất tới 2 năm để bán được 2 triệu máy nghe nhạc. Ngược lại, Apple đã bán được 100 triệu chiếc iPod trong 5 năm tính tới thời điểm Zune ra mắt
Windows Phone : Hệ điều hành dành cho smartphone của Microsoft được ra mắt vào năm 2010. Tuy nhiên, khi đó Android và iPhone đã thu hút được đông đảo người dùng. Ngoài ra, doanh số bán smartphone của Apple (iOS) và các hãng dùng hệ điều hành Android cũng bắt đầu tăng trưởng. Vì vậy, sản phẩm cạnh tranh của Microsoft bị xem là ra mắt sai thời điểm.
Video đang HOT
Windows Phone hoàn toàn không phải là một hệ điều hành tồi. Trên thực tế, dòng Nokia Lumia được ca ngợi về màn hình, màu sắc, và camera. Nhưng điều đó cũng không đủ để lôi kéo khách hàng khi iPhone và Android chiếm lĩnh thị trường di động. Do đó, Microsoft đã gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà sản xuất thiết bị và ứng dụng vào Windows Phone.
Microsoft Bob: Đây là một dự án được đích danh vợ Bill Gates trực tiếp chỉ đạo và thiết kế giao diện. Bob được ra mắt vào năm 1995 dưới dạng ngôi nhà ảo, với mục đích tạo ra một giao diện thân thiện cho người dùng.
Tuy vậy, chỉ sau một năm ra mắt, Microsoft Bob đã chính thức bị khai tử vì yêu cầu hiệu năng phần cứng quá cao.
Bing: “Bộ máy tìm kiếm cạnh tranh với Google” là câu được nhiều người nhắc đến khi nói về Bing. Tất nhiên, Bing không thể nào so với Google vì đây vốn đã là một bộ máy tìm kiếm có lượng truy cập khủng.
Bên cạnh đó, các kết quả tìm kiếm của Bing thường không chính xác như Google. Ngoài ra, tốc độ chậm cũng là điểm trừ thứ hai cho hệ thống này. Vì vậy, Bing được xem là một trong những trò đùa của giới công nghệ.
Windows Vista: Được phát hành vào năm 2006 và nó đã gặp rất nhiều trở ngại để vượt qua cái bóng của Windows XP – một trong những hệ điều hành Windows phổ biến nhất của Microsoft. Do đó, để thuyết phục người dùng chuyển sang Windows Vista, công ty đã thêm một giao diện nhiều màu sắc hơn có tên là Aero, cùng trình phát đa phương tiện mới, và vài tính năng như Windows Defender và Windows Mail.
Tuy vậy, việc tích hợp đồ họa mới và các thay đổi khác tập trung vào BIOS và bảo mật bộ xử lý đã khiến Vista trở thành một hệ điều hành chậm chạp. Ngoài ra, hiệu năng sử dụng các ứng dụng và đặc biệt là game trên Vista chậm hơn nhiều so với trên Windows XP. Vì thế, Microsoft đã nhận ra thất bại và đẩy nhanh việc phát hành Windows 7 ngay sau đó.
Thất bại liên tiếp, vì sao Microsoft không sụp đổ?
Không tạo ra các sản phẩm tốt nhất, song Microsoft vẫn là một trong những hãng công nghệ lớn trên thế giới.
Nhiều năm qua, Microsoft đã thất bại khi theo đuổi các xu hướng công nghệ quan trọng. Tuy nhiên, hiện tại, họ vẫn là một trong những công ty công nghệ nổi bật trên thế giới.
Khả năng tồn tại của Microsoft dù có nhiều chiến lược sai lầm được xem là câu chuyện thú vị trong lịch sử công ty. Mặt khác, New York Times nhận định đây là minh chứng cho việc các công ty công nghệ lớn, mang tính độc quyền rất khó sụp đổ.
Không tạo ra các sản phẩm tốt nhất, song Microsoft vẫn là một trong những hãng công nghệ lớn trên thế giới.
Các hãng công nghệ lớn hiện nay đã thành lập từ khá lâu. Nhiều người cho rằng sức mạnh của những công ty đến từ thành công tích lũy trong quá khứ, số khác nhận định họ là cái tên thành công nhất trong lĩnh vực cụ thể.
Trong một năm gần đây, thành công của các hãng công nghệ còn gắn với hàng loạt vụ kiện chống độc quyền, chính sách kiểm soát từ nhiều quốc gia. Microsoft cũng không ngoại lệ với những vụ kiện độc quyền trong năm 2020.
Giai đoạn 2000-2014 được xem là đen tối của Microsoft. Sự cạnh tranh bất ngờ từ nhiều đối thủ, trong đó có Apple khiến vị thế của Microsoft trên thị trường máy tính lung lay. Công ty cũng thất bại trong việc tạo ra công cụ tìm kiếm đủ sức cạnh tranh với Google, dẫn đến hụt hơi trên thị trường quảng cáo. Hệ điều hành Windows cho di động cũng không được đón nhận.
Bing và Windows Phone là những sản phẩm không thể cạnh tranh với đối thủ.
Ngay cả trong thời kỳ đen tối nhất, Microsoft vẫn kiếm được nhiều tiền. Trong năm tài chính 2013, thời điểm Steve Ballmer rời cương vị CEO, lợi nhuận trước thuế của Microsoft đạt gần 27 tỷ USD, cao hơn so với mức 22,9 tỷ USD của Amazon trong năm 2020.
Bất kể phần mềm của Microsoft gặp nhiều lỗi, không ít doanh nghiệp vẫn có nhu cầu mua máy tính Windows, sử dụng hệ thống email, công nghệ cho máy chủ đến từ Microsoft.
Theo New York Times , Microsoft đã tận dụng nhu cầu trên để thâm nhập các lĩnh vực kinh doanh sinh lời như phần mềm thay thế hệ thống liên lạc, cơ sở dữ liệu và lưu trữ file.
Dù mắc sai lầm trong một số sản phẩm, hoạt động kinh doanh của Microsoft vẫn khá tốt. Một lĩnh vực mà Microsoft đã đi đúng hướng đó là điện toán đám mây, công nghệ phát triển vượt bậc trong 15 năm qua. Điện toán đám mây và sự thay đổi trong văn hóa công ty là nền tảng giúp Microsoft phát triển bền vững bất chấp nhiều chiến lược sai lầm.
Dù mắc nhiều sai lầm, hoạt động kinh doanh của Microsoft vẫn khá tốt.
So với những hãng công nghệ khác, Microsoft khá linh hoạt khi chọn doanh nghiệp là nhóm đối tượng khách hàng quan trọng. Những công nghệ được bán cho nhóm khách hàng này không nhất thiết phải tốt nhất, nhưng cũng đủ để giúp công ty giành lấy hợp đồng.
Dường như Microsoft đã lớn mạnh đến nỗi họ vẫn kinh doanh tốt tuy sản phẩm không hoàn hảo. Facebook, Google của ngày nay liệu có giống Microsoft thời điểm 2013, khi họ vẫn phát triển dù không phải kẻ giỏi nhất hay không?
Không ai đủ chắc chắn để trả lời câu hỏi trên. Tuy nhiên, nhiều cuộc thảo luận về công nghệ trong năm nay sẽ xoay quanh vấn đề quyền lực và tính độc quyền. Có lẽ chúng ta đã quen tìm kiếm trên Google, lướt Facebook và dùng hệ điều hành của Microsoft. Cũng có thể chúng ta không tìm ra lựa chọn khác bởi sản phẩm của họ đã đủ tốt, dù không phải hoàn hảo.
Microsoft vá hơn 100 lỗ hổng Windows Microsoft vừa tung ra bản vá cho khoảng 116 lỗ hổng trong hệ điều hành Windows và phần mềm liên quan, ít nhất 4 lỗ hổng đang bị khai thác. Ít nhất 116 lỗ hổng Windows và phần mềm liên quan đã được vá trong bản cập nhật mới nhất của Microsoft. Theo Microsoft, 13 trong số các lỗ hổng được vá tháng...