Những sai lầm về giấc ngủ của con mẹ cần tránh
Bạn có thể đã tìm nhiều cách để cải thiện giấc ngủ của con mình. Nhưng nhiều khi bạn không biết được rằng chính bản thân mình đang phạm phải sai lầm khiến trẻ khó ngủ.
Dựa vào chuyển động nhẹ để ru bé ngủ
Bạn thấy bé thường dễ có những giấc ngủ ngắn lúc ngồi trên xe đẩy trẻ em hoặc nôi điện khi bạn đẩy nhẹ. Tuy nhiên, lợi dụng điều này quá thường xuyên sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé trước khi đi ngủ. Bé sẽ không ngủ được hoặc không có được giấc ngủ “dài hơi” đúng nghĩa nếu thiếu những chuyển động nhẹ nhàng kia.
Không bao giờ đánh thức khi bé đang ngủ
Nhiều bố mẹ có thói quen khi bé ngủ ngon không muốn đánh thức con dậy, đây là một thói quen không tốt. Những tuần đầu tiên, bé cần ăn liên tục gần như là 2-3 giờ một lần, những khi như thế bạn cần nhẹ nhàng đánh thức con dậy và cho bé ăn. Điều này không sao cả và quan trọng là bé cần có một lượng thức ăn đưa vào cơ thể để phát triển một cách toàn diện nhất. Nhưng một khi trẻ đã có trọng lượng cần thiết, phù hợp với sự phát triển của mình, bé sẽ cần những giấc ngủ dài, và những giấc ngủ vào ban đêm sẽ tốt nhất. Những lúc như thế hãy đảm bảo rằng bé vẫn được ăn một cách thường xuyên và đầy đủ trong ngày.
Để bé đi ngủ quá muộn
Bạn sẽ dành thời gian chơi đùa cùng con đến khi bé mệt mỏi thì cơn buồn ngủ sẽ tự đến và bạn sẽ không mất công dỗ bé ngủ nữa? Đây không phải là một ý tưởng hay, bởi khi quá mệt mỏi, trẻ tuy dễ ngủ nhưng rất khó để duy trì được giấc ngủ ngon và sâu, bé sẽ có xu hướng thức dậy sớm hơn bình thường và có thể sẽ quấy khóc.
Tốt hơn hết, cha mẹ nên tạo thói quen cho bé đi ngủ vào một giờ cố định. Đừng chờ đến khi bé ngáp và dụi mắt bạn mới dỗ bé ngủ.
Đặt nhiều đồ chơi quanh nơi bé ngủ
Bạn để những thứ đồ chơi phát ra âm thanh và ánh sáng quanh chỗ ngủ của bé vì nghĩ những món đồ này sẽ làm bé yên tâm và dễ ngủ hơn. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, chúng sẽ khiến bé tỉnh táo hơn và tập trung vào những món đồ chơi đó mà quên đi giấc ngủ.
Tốt nhất, cha mẹ hãy để ánh sáng vừa phải nơi bé ngủ, không nên tắt đèn tối om tránh để bé lo lắng, sợ hãi. Để bé ngủ xa những nơi có tiếng ồn hoặc đối với những bé lớn hơn, bạn không nên cho con xem ti vi trước khi ngủ vì nó có thể ảnh hưởng đến não và tâm trạng sau khi trẻ thức dậy.
Không thống nhất cách cho con ngủ
Video đang HOT
Bạn cho trẻ ngủ một cách không thống nhất, khi thì bạn ôm trẻ ngủ cùng, khi thì bạn lại bắt trẻ phải ngủ một mình. Hãy tránh tình trạng này, nếu đã để bé ngủ riêng thì nên duy trì thói quen đó, nếu lo lắng cho bé, bạn có thể ngồi cạnh bé một lúc trước khi con chìm sâu vào giấc ngủ, nhưng nhớ cũng chỉ nên làm việc này một vài ngày, nếu kéo dài trẻ sẽ ỷ lại chờ có bạn ngồi cạnh thì mới ngủ.
Bỏ qua thói quen trước khi đi ngủ
Bạn cho rằng đọc một câu truyện nhỏ hay hát ru trẻ trước khi ngủ là không cần thiết. Tuy nhiên, chính những việc đơn giản này lại làm bé cảm thấy “hài lòng” và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Cho bé ngủ một giường lớn quá sớm
Trước 3 tuổi, con của bạn chưa đủ hiểu biết và tầm “kiểm soát” trong ranh giới tưởng tượng của một chiếc giường. Đừng di chuyển trẻ một cách đột ngột, từ cũi hoặc một chiếc giường nhỏ hơn sang một chiếc giường lớn hơn.
Thay vào đó, hãy cho trẻ làm quen dần, nếu sau một tuần trẻ không quen bạn nên cho trẻ về chiếc giường cũ của bé. Khi cảm thấy thoải mái với chỗ nằm ngủ của mình thì trẻ mới có thể có được một giấc ngủ ngon.
Bổ sung ngũ cốc vào sữa
Chưa có bằng chứng nào về việc thêm ngũ cốc vào sữa trước giờ đi ngủ sẽ giúp con ngủ dài giấc hơn vì thế cũng không có gì chắc chắn cho việc này. Trên thực tế việc thêm ngũ cốc vào sữa của con có thể làm tăng lượng calo bé sẽ tiêu thụ, và theo một số nghiên cứu cho thấy việc ăn dặm trước 4 tháng có thể khiến bé bị béo phì.
Các chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ nên đợi đến khi con mình được 4-6 tháng mới bắt đầu cho bé ăn dặm. Còn với việc muốn trẻ ngủ dài giấc xuyên đêm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thay vì nghe theo lời khuyên nói trên.
Theo Phununews
Sai lầm nghiêm trọng mà phổ biến khi cho trẻ ngủ
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận mối đe dọa của hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) do tư thế ngủ không đúng.
Rung hoặc đưa võng cho con để ru ngủ
Sai lầm nghiêm trọng khi cho trẻ ngủ phổ biến của các mẹ.
Không thể phủ nhận rằng những hành động rung lắc như thế này khiến bé được thư thái dễ chịu đi vào giấc ngủ tuy nhiên điều này lại vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của bé. Hành động này khiến não của bé dễ bị tổn thương.
Hầu hết trẻ sơ sinh đều thích được cha mẹ bế khi ngủ, điều này giúp bé có cảm giác an toàn khi ngủ. Thế nhưng, nó lại là điều kiện để trẻ sinh thói quen ỷ lại vào cha mẹ. Khi còn nhỏ,trẻ sẽ quấy khóc và không chịu ngủ khi cha mẹ cho trẻ nằm giường. Khi bé lớn hơn, cha mẹ khó lòng thay đổi &'sở thích' được bế và đu đưa nhẹ nhàng trước khi ngủ của bé.
Ngủ sai cách
Nhiều bậc phụ huynh mẹ ủ bé sơ sinh trong lớp chăn dày, họ nghĩ rằng điều này sẽ khiến con đỡ bị giật mình nhưng họ đã sai vì điều này sẽ khiến thân nhiệt của bé bị tăng lên, khi thân nhiệt tăng lên, bé bị ra mồ hôi thì khả năng bị cảm lạnh là rất cao.
Bên cạnh đó, việc đặt bé nằm trong cũi xung quanh có nhiều chăn cũng có nguy cơ sức khỏe của bé bị ảnh hưởng. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận mối đe dọa của hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) do tư thế ngủ không đúng.
Cha mẹ nên cho bé ngủ trên giường ở những tư thế an toàn, thu xếp gọn gàng chăn màn, giường chiếu để không khí xung quanh trẻ được thoáng đãng. Cha mẹ phải chú ý tới các tư thế ngủ có lợi cho bé. Tuy nhiên những tư thế ngủ (nằm ngủ, nằm sấp, nằm nghiêng) thường có cả ưu điểm lẫn khuyết điểm.
Cho con ăn vào ban đêm
Đang đêm, nhiều bé bị mẹ lay con dậy để cho bú, làm bé tỉnh giấc khi đang say ngủ. Thói quen này khi đã được hình thành sẽ khiến bé quen giấc, sau này khi cai sữa rồi, bé vẫn giữ thói quen tỉnh dậy giữa đêm để ăn.
Bạn chỉ nên cho con bú đêm khi bé khóc đòi và sau khi bú xong, để bé tự ngủ lại.
Để khắc phục thói quen này, bạn chỉ nên cho con bú đêm khi bé khóc đòi và sau khi bú xong, để bé tự ngủ lại chứ không nên bế ẵm con ru ngủ, bé sẽ bị lệ thuộc vào hành động đó của cha mẹ.
Vỗ nhẹ vào người khi bé ngủ bị giật mình
Bạn nên biết rằng, với trẻ sẽ có 2 trạng thái ngủ là : ngủ sâu và ngủ nông. Đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, tỷ lệ giữa giấc ngủ sâu và ngủ nông là 50/50 và 2 trạng thái này thường đan xen nhau.
Lúc ngủ sâu, bé hoàn toàn thả lỏng cơ thể nghỉ ngơi, không có bất kì hoạt động nào khác ngoài việc đôi khi khẽ giật mình hay khẽ nhếch miệng. Khi ngủ nông, tay, chân và cả cơ thể bé sẽ vẫn động đậy, trên mặt bé vẫn có những biểu hiện như nhíu mày, mỉm cười....
Vì thế, nếu bé có động đậy, hay chỉ giật mình nhẹ thì cha mẹ đừng vội vỗ nhẹ, bế bé hoặc cho bé bú ngay mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp hay không. Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới nên bế bé lên dỗ dành và cho bú.
Cho con vừa chơi, vừa ngủ
Đây là thói quen nhiều bố mẹ áp dụng, cho con chơi với đồ chơi trước khi đi ngủ, đặc biệt là ngậm bình sữa để ngủ dễ hơn. Các đồ chơi phát ra tiếng động đôi khi làm phân tán sự tập trung của trẻ khi ngủ, làm giấc ngủ khó đến hơn.
Còn với việc ngậm bình sữa, nếu duy trì thường xuyên thói quen này dễ khiến miệng của bé có mùi hôi do không được vệ sinh trước khi đi ngủ.
Để khắc phục thói quen này, bạn nên tập cho con đi ngủ vào đúng giờ cố định, và bé tự ngủ mà không cần sử dụng đến các dụng cụ hỗ trợ như đồ chơi, ngậm bình sữa... Ban đầu hơi khó khăn, bạn có thể cho bé ngậm ti giả rồi từ từ &'cai' thói quen này cho bé.
Cho bé ngủ một giường lớn quá sớm
Trước 3 tuổi, con của bạn chưa đủ hiểu biết và tầm "kiểm soát" trong ranh giới tưởng tượng của một chiếc giường. Đừng di chuyển trẻ một cách đột ngột, từ cũi hoặc một chiếc giường nhỏ hơn sang một chiếc giường lớn hơn.
Thay vào đó, hãy cho trẻ làm quen dần, nếu sau một tuần trẻ không quen bạn nên cho trẻ về chiếc giường cũ của bé. Khi cảm thấy thoải mái với chỗ nằm ngủ của mình thì trẻ mới có thể có được một giấc ngủ ngon.
Để bé đi ngủ quá muộn
Cha mẹ nên tạo thói quen cho bé đi ngủ vào một giờ cố định.
Bạn sẽ dành thời gian chơi đùa cùng con đến khi bé mệt mỏi thì cơn buồn ngủ sẽ tự đến và bạn sẽ không mất công dỗ bé ngủ nữa? Đây không phải là một ý tưởng hay, bởi khi quá mệt mỏi, trẻ tuy dễ ngủ nhưng rất khó để duy trì được giấc ngủ ngon và sâu, bé sẽ có xu hướng thức dậy sớm hơn bình thường và có thể sẽ quấy khóc.
Tốt hơn hết, cha mẹ nên tạo thói quen cho bé đi ngủ vào một giờ cố định. Đừng chờ đến khi bé ngáp và dụi mắt bạn mới dỗ bé ngủ.
Theo Khỏe & Đẹp
3 dấu hiệu nguy hiểm với mắt của bé Chăm sóc mắt trẻ sơ sinh là khâu vô cùng quan trọng mà chị em không thể bỏ qua. Mẹ rất băn khoăn về những vấn đề thị giác xảy ra với đứa con quá đỗi bé bỏng của mình ?? Đừng quá lo lắng, những vấn đề về mắt của trẻ em thường rất phổ biến và không quá phức tạp để...