Những sai lầm thường mắc phải khi dùng bao cao su
Không phải ai dùng bao cao su cũng hiểu về người bạn của tình dục này.
Bao cao su là người bạn đồng hành tin cậy trong tình dục. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về người bạn này. Có những sai lầm ngớ ngẩn xoay quanh việc dùng chiếc bao cao su bé nhỏ. Dưới đây là một số những “pha” nhầm lẫn tai hại trong tư duy khi sử dụng bao cao su:
1. Không kiểm tra hạn sử dụng của bao cao su
Một trong những thói quen hoặc là do lười biếng hoặc là vô tâm của nam giới khi sử dụng bao cao su là không chịu xem hạn sử dụng của bao cao su. Bỏ qua thao tác này đồng nghĩa với việc bạn đang biến một thứ “Ok” thành không “OK” chút nào.
Sản phẩm nào cũng có thời hạn của nó và bao cao su cũng vậy. Khi bao cao su đã vượt quá thời gian cho phép, chất lượng sẽ không còn được đảm bảo. Bao cao su có thể không còn đủ độ dai, dễ bị rách, bị thủng, chất bôi trơn mất đi…và tất nhiên cùng với nó là việc ngăn những chàng tinh binh gặp cô nàng trứng trở nên vô hiệu.
2. Không biết cách bảo quản bao cao su
Bao cao su là người bạn đồng hành và rất nhiều nam giới đã phạm sai lầm khi cất giữ bao cao su trong ví. Không phải chỉ để bao cao su chịu tác động trực tiếp từ ánh sáng mặt trời mới là có hại việc để bao cao su trong ví cũng khiến bao cao su mất tác dụng.
3. Dùng vật sắc nhọn để mở vỏ bao cao su
Có lẽ trong lúc cao hứng, nhiều người không để ý rằng chỉ một thao tác xe bao rất nhẹ nhàng đơn giản đã có thể “khai sinh ” cho bao cao su. Nhưng vì nóng vội nhiều người đã dùng miệng, với sự trợ giúp của hàm răng hoặc các vật sắc nhọn khác để mở bao. Không cần phải nói nhiều cũng thấy việc dùng những vật sắc nhọn hoặc dùng miệng để mở bao cao su là cách nhanh nhất để phá hỏng “chiếc mũ”.
4. Đeo bao cao su khi “cậu bé” chưa cương cứng
Trong các diễn đàn tâm sự, nhiều chàng trai ngượng ngùng chia sẻ về việc chật vật không thể đeo được bao cao su vào. Hỏi ra mới biết, nguyên nhân là vì “cậu bé” vẫn còn chưa thực sự cương cứng. Hành động này chẳng những khiến việc “đội mũ” cho “cậu bé” trở nên khó khăn mà trong lúc loay hoay còn có thể làm cho “chiếc mũ” bị rách.
5. Chỉ đeo bao cao su khi sắp xuất tinh
Video đang HOT
Nhiều người ngây thơ nghĩ rằng, bao cao su là để chặn tinh trùng vì thế chỉ khi nào gần xuất tinh mới dùng tới. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm. Trong quá trình quan hệ, “cậu bé” hoàn toàn có thể rỉ ra chất dịch có chưa tinh trùng và khi ấy không cần đợi tới xuất tinh, tinh trùng đã có thể xâm nhập vào “vùng cấm địa” vì không có bao cao su ngăn chặn. Một ví von đơn giản, sử dụng bao cao su cần được sẵn sàng từ trước giống như người ta nên đội mũ trước khi ra nắng vậy.
6. Không chừa phần đầu của bao cao su
Đầu bao cao su có một túi nhỏ dùng để chứa tinh trùng nhưng vì không hiểu hết tính năng này mà nhiều chàng trai tận dụng kéo hết phần túi đó lên thân “cậu bé”. Cách làm này vô hình chung làm mất tác dụng và vai trò của bao cao su.
7. Không loại bỏ không khí ra khỏi bao trước khi sử dụng
Một việc làm rất nhỏ nên nhiều nam giới không chú ý đó là hành động ép không khí ra khỏi bao cao su trước khi sử dụng. Việc làm này giúp bạn dễ đeo bao hơn vì không bị áp lực không khí bên trong bao đẩy ra. Hơn nữa, nếu còn không khí bên trong, khi quan hệ, cọ sát sẽ khiến bao cao su bị rách dễ hơn.
8. Đeo 2 bao cao su cho chắc
Đây là một trong những suy nghĩ ngây thơ nhất mà nam giới mắc phải. Nhìn sự mỏng manh của bao cao su, nhiều nam giới không yên tâm về tác dụng ngăn chặn của nó nên đã tính tới việc đeo 2, thậm chí 3 cái cho chắc chắn. Nhưng đây là một sai lầm nghiêm trọng. Sử dụng hai cao su thậm chí có thể tạo ma sát giữa chúng và làm tăng nguy cơ bị rách trong khi giao hợp.
9. Tái sử dụng bao cao su trong hiệp đấu thứ hai
Thấy bao cao su còn nguyên ven không rách nát nhiều người tranh thủ tận dụng, tái sử dụng nó thêm một lần nữa. Hành động này chẳng những phản tác dụng ngăn ngừa mà còn có thể tạo cho vi khuẩn có cơ hội gặp gỡ vùng kín của cả hai.
10. Bỏ qua khâu kiểm tra lần cuối
Quá trình dùng bao cao su sẽ không trọn vẹn nếu bạn bỏ qua khâu cuối cùng. Không phải dùng xong là hết trách nhiệm, việc kiểm tra bao cao su sau khi đã xuất tinh là cách để xác định rõ ràng xem liệu bao cao su có còn nguyên vẹn hay không để kịp thời có hướng khắc phục nếu không may nó rỏ rỉ đâu đó.
Theo VNE
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho đúng?
Bạn có băn khoăn khi thực phẩm trong tủ lạnh nhà bạn rất nhanh bị hỏng hoặc gặp những vấn đề rắc rối khác? Rất có thể là bạn đang sử dụng tủ lạnh chưa đúng cách đâu.
Mặc dù, tủ lạnh có chia các ngăn riêng để để rau, để thịt, trứng, sữa chua, phô mai nhưng mọi thứ không đơn giản như thế. Có một vài điều bạn rất cần lưu tâm khi để thực phẩm vào tủ lạnh:
Thực phẩm nào nên "cách ly" nhau trong tủ lạnh
Để rau quả không bị chuyển màu nâu khi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày, bạn nên tách hoa quả và rau ra. Nhiều loại quả sản sinh ra ethylene, một loại khí gas khi chúng chín và có thể ảnh hưởng tới xung quanh. Hãy để chúng tách rời khỏi thực phẩm không sản sinh ethylene. Một số loại quả bạn đừng để chung với rau củ là: đào, táo, dưa hấu, bơ, cà chua và chuối...
Để quả chín trước khi cho vào tủ lạnh
Một số loại quả như đã đề cập ở trên, như chuối, dưa hấu, bơ, kiwi, táo, đào, lê,... bạn nên để ở ngoài, tránh ánh nắng mặt trời cho đến khi chúng thơm và chín. Sau đó, có thể cho chúng vào tủ lạnh và hương vị thơm ngon của chúng có thể giữ thêm được vài ngày.
Những thực phẩm cần bảo quản lạnh ngay lập tức
Một số loại thực phẩm khác thì lại cần được bảo quản lạnh càng sớm càng tốt. Hầu hết các loại quả như anh đào, sung, quả mận, ngô, nho, các loại củ cũng nên cho vào túi có đục lỗ hoặc hộp chứa có lỗ thoát khí ra ngoài.
Các loại rau màu xanh (xà lách, lá xanh, cải bruxen, cải thìa, cải chíp, đậu xanh, rau chân vịt và các loại thảo mộc tươi) cũng cần được bảo quản lạnh.
Một vài loại như măng tây thì lại cần phải có cách bảo quản đặc biệt hơn. Bạn cắt phần thân xanh và cắm chúng vào hộp chứa nước rồi cho vào tủ sẽ giúp bảo quản được lâu hơn.
Chanh là một ngoại lệ
Hầu hết mọi người khuyên nên để chanh ở ngoài, nhưng trang web The Kitchn lại nói ngược lại, cho vào tủ lạnh. Tôi đã thử và đồng ý với quan điểm này. Thậm chí không cần bảo quản trong túi nilon, quả chanh vẫn có thể vẫn ổn sau 6 tuần trong tủ lạnh - thời gian dài hơn rất nhiều so với khi bạn để ngoài.
Thực phẩm không nên cho vào tủ lạnh
Một số loại, như khoai tây không bao giờ nên bỏ vào tủ lạnh, vì nhiệt độ thấp sẽ khiến tinh bột của chúng chuyển hóa thành đường, ảnh hưởng xấu đến hương vị. Khoai tây nên được cất trong chỗ tối và riêng biệt với các loại thực phẩm khác, vì nó cũng sản sinh ra hơi nước, khí gas có thể khiến thực phẩm ở gần bị thối.
Hành tây nên để trong túi lưới, không khí lưu thông sẽ khiến chúng tươi ngon, nhưng để ở ngoài cũng tốt. Tỏi cũng tương tự. Củ tỏi đã bị tách nhánh, bạn nên sử dụng trong tối đa 10 ngày. Cà tím và bí ngô cũng có thể bảo quản ở mơi mát, khô.
Làm thế nào để bảo quản thực phẩm lâu hơn trong tủ lạnh?
Nên để nguyên rau củ quả để bảo quản được lâu hơn, một khi chúng bị xước xát, vi khuẩn có thể nhanh chóng xâm nhập và làm thối thực phẩm.
Rất nhiều đầu bếp khuyên rằng, bạn nên bọc cây lá xanh và thảo mộc tươi trong vải bọc lò vi sóng hoặc khăn bông (giấy hoặc báo cũng tốt) trước khi cho vào túi nilon và bảo quản trong tủ lạnh. Giấy, báo hoặc vải sẽ hấp thụ hơi nước thừa và khiến cho rau tươi thêm vài ngày, thậm chí là cả tuần.
Thế còn phô mai?
Khi nói đến các sản phẩm từ sữa, như phô mai, vấn đề lại trở nên phức tạp hơn một chút. Hãy đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì để bảo quản chúng đúng cách. Tuy nhiên, bạn nên để chúng ở ô trên cùng của ngăn mát, gần với ngăn đá nhất và làm sao để các thực phẩm tươi sống ở dưới không "động chạm" gì tới.
Theo PNO
4 cách bảo quản bàn chải sai lầm khiến chúng bẩn hơn cả bồn cầu Bàn chải đánh răng được xem như "cột thu lôi" các loại vi khuẩn, virus và thậm chí nấm mốc, gây nên các bệnh răng miệng như sâu răng hay viêm nướu. Tuy nhiên, nhiều người đang mắc những sai lầm trong việc bảo quản bàn chải đánh răng của mình. 1. Đặt bàn chải nằm ngang sau khi đánh răng Để bàn...