Những sai lầm sau khi tập gym làm giảm hiệu quả luyện tập
Những thói quen sau khi tập luyện này có thể cản trở nỗ lực giảm cân của bạn, hoặc khiến bạn dễ bị chấn thương hơn.
Uống nước tăng lực: Mặc dù việc bù nước sau khi tập luyện là vô cùng quan trọng, bạn không nhất thiết phải uống nước tăng lực, vì chúng sẽ khiến bạn hấp thu lượng calo không cần thiết.
Không làm mát cơ thể sau khi tập: Dừng tập một cách đột ngột có thể khiến cơ thể bạn cảm thấy khó chịu vì nhịp tim và nhiệt độ cơ thể không có đủ thời gian phục hồi. Nếu bạn không giãn cơ, làm mát cơ thể mà đã tắm ngay, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, choáng váng.
Không khởi động: Giãn cơ khởi động trước khi tập sẽ giúp tăng hiệu quả tập luyện đáng kể. Thao tác này giúp làm nóng cơ trước khi tập, đồng thời giúp tăng độ dẻo dai của cơ thể, từ đó giúp giảm nguy cơ chấn thương trong khi tập.
Không ăn sau khi tập: Để phục hồi sau khi tập gym, bạn cần nạp lại năng lượng trong vòng 2 giờ đồng hồ với các thực phẩm giàu carbs và protein. Các thực phẩm này sẽ giúp bù lại năng lượng và tái tạo các vết rách nhỏ ở cơ sau khi tập. Nếu bạn không bổ sung lượng protein này, các vết rách cơ sẽ mở rộng thêm.
Ăn ngay sau khi tập: Bạn cần ăn để phục hồi năng lượng sau khi tập, nhưng không phải ngay lập tức. Ăn quá sớm sau khi tập dễ khiến bạn ăn nhiều hơn sau đó dù không đói, từ đó khiến công sức tập luyện của bạn coi như “đổ sông đổ bể”.
Video đang HOT
Không đọc kỹ thành phần dinh dưỡng của thanh protein: Thanh protein là một thực phẩm tiện lợi để bù năng lượng sau khi tập gym, nhưng bạn cần chú ý đến thành phần din dưỡng của chúng trước khi ăn. Một số loại thanh protein chứa rất nhiều đường, hoặc dùng cồn làm chất tạo ngọt.
“Tự thưởng” một bữa ăn thịnh soạn: Sau một buổi tập cường độ cao, bạn dễ bị hấp dẫn bởi ý nghĩ “tự thưởng” cho bản thân một bữa ăn thịnh soạn. Nhưng nếu bạn không thể cưỡng lại suy nghĩ đó, thì mọi công sức tập luyện của bạn sẽ “không cánh mà bay” cùng với những món ăn thơm ngon mà bạn vừa thưởng thức.
Ăn kiêng trong ngày tập: Vào những ngày đến phòng gym, bạn không nên ăn kiêng, mà nên ăn uống một cách cân bằng. Thay vì ăn một bữa tối ít ỏi chỉ toàn rau củ, hãy ăn một bữa ăn cân bằng với protein nạc, carbs và rau xanh.
Đi nhậu sau buổi tập: Cồn và protein đều được tổng hợp tại gan, do đó uống rượu bia sau khi tập có thể cản trở quá trình phục hồi sau khi tập của cơ thể bạn. Khi đó, gan sẽ không thể xử lý protein vì còn “bận” xử lý cồn.
Lệ thuộc vào thực phẩm bổ sung: Các loại thực phẩm bổ sung như các thức uống protein và viên bổ sung vitamin có thể gây tác dụng phụ nếu bạn lạm dụng chúng quá mức. Lạm dụng vitamin có thể gây áp lực lên hệ miễn dịch và khiến hệ miễn dịch suy giảm. Thay vào đó, bạn nên bổ sung protein và vitamin từ thực phẩm tự nhiên.
Lịch tập quá dày: Nhiều người cho rằng càng tập nhiều thì càng tốt. Tuy nhiên, nếu bạn không cho cơ thể thời gian để phục hồi, các cơ bắp sẽ không thể tái tạo và tự chữa lành các vết rách.
Dùng ibuprofen để giảm đau cơ: Nhiều chuyên gia cho rằng sử dụng ibuprofen sau khi tập gym có thể cản trở quá trình tổng hợp protein, làm chậm khả năng hình thành cơ của cơ thể./.
6 loại đồ uống cực kỳ ngon miệng, ai cũng thích vào mùa nóng nhưng làm tăng nguy cơ đau tim
Có một số loại đồ uống có thể gây ra những cơn đau tim bất ngờ, bạn cần đặc biệt chú ý, nhất là khi thời tiết dần chuyển sang mùa hè nóng nực.
Vào những ngày nóng nực, thật khó có thể cưỡng lại những ly nước ngọt mát lạnh. Tuy nhiên, những thứ đồ uống ngon miệng và bắt mắt này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, đặc biệt có thể gây đau tim.
Cedrina Calder, một bác sĩ y tế dự phòng ở Nashville, Tennessee, Mỹ cho biết: " Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đau tim và chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch nhiều nhất. Những thực phẩm nhiều dầu, đường rất dễ gây ra bệnh tim, nhưng nhiều người bất chấp bỏ qua nguy hiểm tiềm ẩn này ".
Theo trang web về sức khỏe Eatthis của Mỹ, có 5 loại đồ uống rất phổ biến, có thể làm tăng nguy cơ đau tim, cần hạn chế uống.
1. Nước ngọt
Nước ngọt chứa rất nhiều đường hóa học, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Một nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã chỉ ra rằng, uống nhiều đồ uống có đường là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây đau tim. Tiêu thụ hơn 350ml nước ngọt mỗi ngày có thể làm giảm lượng cholesterol tốt và tăng triglycerid máu 53%, dẫn đến tăng nguy cơ đau tim. Vì vậy, đối với sức khỏe tim mạch, cần hạn chế uống các loại nước ngọt và đồ uống có đường và ga.
2. Cà phê
Một số nghiên cứu cho rằng, một tách cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ suy tim, nhưng uống quá nhiều có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim. Một nghiên cứu gần đây trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng của Mỹ cho thấy, uống nhiều hơn 6 tách cà phê mỗi ngày sẽ làm tăng đáng kể hàm lượng chất béo trong máu. Do đó, nếu là một người nghiện cà phê, bạn cần cân nhắc chuyển sang uống trà một phần nào để bảo vệ sức khỏe của mình.
3. Nước tăng lực
Nước tăng lực là một loại nước giải khát phổ biến, giúp tăng cường năng lượng, nhưng cũng mang lại một số tác dụng phụ.
Uống quá nhiều nước tăng lực có thể tăng nguy cơ đau tim.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước tăng lực có thể gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tất nhiên, triệu chứng này không phổ biến, nhưng thường xảy ra với những người uống nước tăng lực liên tục trong thời gian ngắn, đồng thời uống cùng với các loại đồ uống khác.
4. Rượu
Uống rượu quá mức chắc chắn sẽ gây nhiều bệnh, trong số đó phải kể đến bệnh tim. Dù là nam hay nữ, nếu tiêu thụ rượu thường xuyên đều gây ra những hậu quả tiêu cực cho cơ thể, đặc biệt phụ nữ uống rượu thường xuyên có nguy cơ đau tim cao hơn nhiều so với nam giới. Uống rượu với lượng vừa phải có thể không gây hại nhiều, nhưng quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau.
5. Sữa lắc, trà sữa
2 thành phần đường và chất béo bão hòa trong loại nước giải khát từ sữa này có thể làm tăng nguy cơ đau tim. Đối với một số người, một chế độ ăn nhiều chất béo cũng đủ để kích hoạt cơn đau tim. Vì vậy, khi muốn mua một ly sữa lắc hay trà sữa để giải khát, bạn cần phải suy nghĩ lại.
Trà sữa tuy ngon nhưng không nên uống nhiều.
6. Đồ uống thể thao
Đồ uống thể thao thường được khuyến khích nên uống sau khi tập thể dục 15 phút, giúp phục hồi năng lượng cơ thể, giúp bổ sung lượng calo đã mất và chất điện giải. Tuy nhiên, nhiều người vì quá mệt hoặc yêu thích hương vị của loại đồ uống này mà uống quá nhiều, nó sẽ làm tăng tải chuyển hoá lên thận, ảnh hưởng tới tim. Vì vậy, nếu không vận động nhiều mà lại có thói quen uống đồ uống thể thao, về lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe.
Mẹ bầu dùng caffeine có thể sinh con nhẹ cân Cảnh báo trên được các chuyên gia tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đưa ra sau khi họ phân tích dữ liệu của hơn 2.000 thai phụ đăng ký khám thai định kỳ tại 12 bệnh viện. Tất cả mẹ bầu đều không hút thuốc và không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào trước khi mang thai. Từ tuần...