Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc kháng sinh
Không dùng hết liệu trình điều trị, tự ý dùng thuốc, tự ý đổi thuốc kháng sinh vì “uống mãi” chưa đỡ… là những sai lầm vô cùng phổ biến của các bà mẹ khi chăm con ốm. Kéo theo một loạt hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Dùng không hết liệu trình!
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) phải “kêu trời” vì thói quen dùng thuốc của các bà mẹ.
“Bác sĩ kê kháng sinh là 5 ngày, có trường hợp là 7 ngày. Thế nhưng không ít bà mẹ, sau khi con dùng được 3 ngày, hết sốt, hết triệu chứng thì dừng lại luôn, không uống tiếp kẻo “hại người”. Điều này là vô cùng nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây kháng kháng sinh”, TS Dũng nói.
Việc dùng thuốc kháng sinh phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ảnh minh họa: H.Hải
TS Dũng giải thích, nguyên tắc là chỉ dùng kháng sinh khi xác định nhiễm khuẩn. Khi đã xác định nhiễm khuẩn thì phải dùng ngay kháng sinh và phải diệt sạch vi khuẩn.
“Nếu một bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, điều trị thích hợp là làm sạch vi khuẩn (khỏi lâm sàng tối đa, giảm tối thiểu nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc). Còn nếu điều trị không thích hợp, thất bại khiến bệnh nhân có thể nhiễm tái phát, có thể gây kháng thuốc. Vì vậy, liệu trình dùng kháng sinh là phải đảm bảo, dùng đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn. Chứ không thể uống nửa chừng, thấy đỡ triệu chứng thì dừng lại. Chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt thì bệnh mới khỏi, đỡ kháng thuốc”, TS Dũng khuyến cáo.
Cũng theo chuyên gia này, việc dùng kháng sinh tiêu diệt sạch vi khuẩn càng cao thì tỉ lệ thất bại lâm sàng càng ít. Nếu thất bại lâm sàng càng nhiều, thất bại vi khuẩn cũng càng nhiều.
Tùy tiện dùng thuốc!
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu của BV Nhi trung ương thì có tới 44% bà mẹ tự mua thuốc cho con uống mà không cần kê đơn của bác sĩ. Việc tùy tiện dùng thuốc khi chưa có chỉ định là rất nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, đây là một sai lầm rất đáng trách của các bà mẹ. “Việc tự chữa cho con, chữa theo đơn của bé khác… khiến nhiều trẻ bị biến chứng nặng là viêm phổi, viêm tiểu phế quản do vi rút rất nặng. Những bé này thời gian điều trị sẽ lâu hơn, tốn kém hơn do phải dùng các loại thuốc đắt tiền hơn”, TS Dũng nói.
TS Dũng cho biết thêm, tình trạng tự làm bác sĩ của các bà mẹ ngày càng phổ biến. Họ lý giải, đưa con đi khám, thấy bác sĩ nghe nghe, nhòm vào miệng con thế là xong, kê đơn cũng chẳng có gì đặc biệt, sốt vi rút thì không dùng kháng sinh, mà nhiễm khuẩn thì vẫn kê các loại kháng sinh thông thường nên lần sau, họ tự biến mình thành bác sĩ.
Theo TS Dũng, để người bác sĩ khám phân phân biệt vi-rút hay vi khuẩn đã khó huống hồ chỉ định kháng sinh. Dùng kháng sinh gì, liều bao nhiêu, cho thời gian bao lâu… là cả một nghệ thuật, trình độ của bác sĩ. Không học, cứ hồn nhiên cho con dùng thuốc tưởng là giỏi, là tiết kiệm, không mất thời gian, không phải đưa con đến viện là một sai lầm. Từ những viêm nhiễm thông thường đường hô hấp trên có thể biến chứng viêm phổi, điều trị tốn kém, lâu dài, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Nguyên tắc đầu tiên của việc dùng kháng sinh, đó là chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn (vi khuẩn). Thống kê tại Mỹ, tất cả các trường hợp dùng kháng sinh trong nhiễm khuẩn hô hấp trên, số đơn được kê kháng sinh so với bệnh nhân có bằng chứng nhiễm vi khuẩn thì lớn hơn rất nhiều. Tại Việt Nam, thực trạng cũng như vậy.
TS Dũng cho biết, một nghiên cứu do BV Bạch Mai phối hợp trường ĐH Harvard taok 16 huyện ở Việt Nam cho thấy, có đến 97 – 99% các cháu dưới 5 tuổi đến các phòng khám vì ho, sốt, chảy nước mũi được chỉ định dùng kháng sinh.
Như vậy, việc dùng kháng sinh bừa bãi không chỉ ở phía người dân, mà cũng có một phần từ bác sĩ, đặc biệt ở tuyến cơ sở.
Ví dụ, một bệnh đơn giản là viêm họng (ở cả người lớn trẻ em) việc chẩn đoán khó nhất là xác định do vi rút hay vi trùng liên cầu (có thể có biến chứng, thấp tim, khớp)… người bác sĩ cần liệt kê giữa các triệu chứng do vi rút (có kèm đau mắt, chảy mũi, ho, đặc biệt là ho, bởi viêm họng có ho thường do vi rút), trong khi đó, triệu chứng của liên cầu (sưng đau hạch cổ, xuất tiết ở họng). Chỉ cần dựa vào lâm sàng này là bác sĩ đã có thể kê thuốc hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều trẻ chỉ viêm họng, ho do vi rút nhưng vẫn được chỉ định dùng kháng sinh.
Không tùy tiện đổi thuốc
Theo TS Dũng, cũng chính vì thói quen tùy tiện dùng thuốc, tự mua thuốc uống mà không ít người đang uống kháng sinh A được 2 – 3 ngày không đỡ liền đi mua kháng sinh khác về uống.
Với thuốc kháng sinh, không chỉ cứ thích là uống. Bởi khi đi vào cơ thể, kháng sinh tồn tại trong huyết thanh, đi đến vị trí nhiễm khuẩn như vào phổi, vào não… Chính nồng độ kháng sinh tại vị trí nhiễm khuẩn này sẽ cho chúng ta hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, kháng sinh không chỉ đi như vậy, nó còn vào các cơ quan khác. Như chỉ viêm phổi, kháng sinh không chỉ vào phổi mà vẫn đi vào các cơ quan khác như thận, gan… và gây độc.
“Vì thế, mục đích là àm thế nào để kháng sinh vào cơ quan đích nhiều hơn, vào các cơ quan khác ít hơn. Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta chọn liều lượng thích hợp, đặc biệt là chế độ liều, để trả lời khi nào dùng liều cao, khi nào rút ngắn khoảng liều, khi nào đổi kháng sinh khác, khi nào phối hợp kháng sinh. Và để làm được điều này, chỉ có thể là bác sĩ để ra chỉ định hợp lý, vì thế, người dân không nên tùy tiện dùng thuốc”, TS Dũng cảnh báo.
Hồng Hải
Theo Dantri
Mỗi ngày, 70 trẻ sơ sinh tử vong
Với 1,5 triệu trẻ được sinh ra hằng năm ở nước ta, có khoảng 27.000 trẻ bị tử vong vì nhiều nguyên nhân khác nhau
Đối với đa số vụ tử vong sau tiêm chủng gần đây, hội đồng chuyên môn đều kết luận nguyên nhân tử vong là do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý. Liệu tử vong sơ sinh có phòng tránh được?
Nhiều ca tử vong do bệnh lý
Theo ước tính của Bộ Y tế, tỉ lệ tử vong sơ sinh ở Việt Nam chiếm khoảng 18/1.000 số trẻ sinh ra. Với khoảng 1,5 triệu trẻ em được sinh ra hằng năm thì mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 27.000 trẻ sơ sinh tử vong và mỗi ngày có trên 70 trẻ sơ sinh tử vong. Theo các thống kê hằng năm, tử vong sơ sinh chiếm tới 1/3 tổng số tử vong chung. Tỉ lệ này cũng cao hơn ở các khu vực miền núi, vùng sâu, hẻo lánh, nông thôn...
Chăm sóc trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Theo các bác sĩ nhi khoa, có 3 nhóm trẻ sơ sinh thường gặp tình trạng tử vong cao là nhóm trẻ có các bệnh lý liên quan đến giai đoạn chu sinh, các bệnh nhiễm trùng hô hấp (viêm phổi, viêm tiểu phế quản...) và dị tật bẩm sinh (teo thực quản bẩm sinh, viêm phúc mạc sơ sinh, sinh ngạt, sinh non, dị tật bẩm sinh của đại tràng, teo ruột non, các dị tật về tim). Những nhóm trẻ này chiếm gần 90% tổng số tử vong sơ sinh. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), nguy cơ tử vong cao nhất là vào ngày đầu tiên sau khi sinh, ước tính có khoảng từ 25%-45% trẻ sơ sinh tử vong trong ngày đầu mới lọt lòng mẹ.
Tại Bệnh viện (BV) Phụ sản Trung ương, kết quả nghiên cứu trong năm 2012 tại Trung tâm Chăm sóc và Điều trị trẻ sơ sinh của các bác sĩ Vũ Thị Vân Yến và Nguyễn Ngọc Lợi cho thấy trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong tổng số hơn 29.000 trẻ sinh ra tại BV Phụ sản Trung ương năm 2012, tỉ lệ tử vong sơ sinh chiếm 1,37%. Đa số trẻ tử vong sơ sinh là trẻ cực non (dưới 28 tuần tuổi) và có cân nặng thấp (dưới 1.000 g), chiếm hơn 40% trong tổng số trẻ tử vong. Ngoài ra, các bệnh lý xuất huyết não - màng não, đa dị tật, suy hô hấp, phù thai, sốc, viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng sơ sinh, vàng da, suy dinh dưỡng, Rubella bẩm sinh, tăng áp phổi, bất thường nhiễm sắc thể... cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh tử vong.
Sinh non nhiều nguy cơ
Theo bác sĩ Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc BV Phụ sản Trung ương, không phải trẻ sơ sinh nào tử vong cũng xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, với trẻ sinh non rất dễ gặp các vấn đề về suy hô hấp dẫn đến tử vong. Suy hô hấp có thể là biểu hiện của các bệnh đường hô hấp (rối loạn nhịp thở, da tím tái, khó thở...), bệnh tim mạch, não nhưng cũng có thể chỉ đơn thuần là hệ quả của tình trạng hạ thân nhiệt, hạ đường huyết ở trẻ. "Ngoài ra, một bệnh lý khác vô cùng nguy hiểm nhưng rất khó phát hiện là rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. "Có những bé sinh ra hoàn toàn bình thường, đủ tháng, bú tốt nhưng chỉ 2-3 giờ sau, thậm chí 3-4 ngày sau bị suy hô hấp, lịm dần rồi tử vong mà không lý giải được nguyên nhân. Chỉ đến khi gửi bệnh phẩm ra nước ngoài xét nghiệm mới biết trẻ bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh do có bất thường về gien. Ngay cả khi biết rõ trẻ bị bệnh này, người nhà chủ động mổ lấy thai để trẻ được chăm sóc đặc biệt như truyền tĩnh mạch, kiêng bú mẹ nhưng trẻ vẫn tử vong", bác sĩ Quyết giải thích.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, ở giai đoạn sơ sinh (4 tuần sau khi chào đời), trẻ có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. "Với trẻ vừa được sinh ra không phải là sau khi khóc được là đã khỏe vì thực tế có nhiều trẻ khóc to, bú tốt nhưng chỉ sau vài giờ sau đã có biểu hiện suy hô hấp. Trẻ càng sinh non tháng càng dễ bị suy hô hấp.
Điển hình của của suy hô hấp là bệnh màng trong. Bệnh này do cơ thể bé sinh non thiếu Surfactant - chất có chức năng giữ phế quản phổi không bị xẹp khi thở ra. Ngoài ra, bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em tuy có tỉ lệ mắc không cao nhưng nó lại là loại dị tật gây ra nhiều hậu quả nặng nề nhất, thậm chí có thể gây tử vong ngay lập tức mà không thể cứu chữa được. Bên cạnh đó, việc người mẹ bị thiếu máu, băng huyết, tăng huyết áp khi mang thai, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng trong khi mang thai cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thai nhi và sơ sinh. Ngoài những nguy cơ cơ sinh non, dị tật, phổi..., trẻ có thể ngạt thở và tử vong sau khi chào đời.
Các bác sĩ cũng lưu ý việc chăm sóc thai nhi không tốt cũng là nguyên nhân cơ bản khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân hoặc thiếu tháng.
Sàng lọc trước sinh để giảm tử vong
Theo giới chuyên môn, sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh là một trong những biện pháp để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, khuyết tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh, giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ.
Kỹ thuật sàng lọc sơ sinh được tiến hành sau khi trẻ sinh ra từ 24-48 giờ. Kỹ thuật này nhằm phát hiện một số bệnh lý và tật, bệnh bẩm sinh như thiểu năng trí tuệ, thiếu men G6PD (gây biến chứng vàng da, biến chứng thần kinh, chậm phát triển tâm thần, vận động), suy giáp bẩm sinh (rối loạn hoặc thiếu hụt tổng hợp hormone tuyến giáp, chậm phát triển trí tuệ), tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và tử vong sớm do tan máu bẩm sinh (bộ phận sinh dục nửa nam nửa nữ).....
Theo Dantri
Kỳ diệu ca "sinh" con khỏe mạnh khi mẹ hôn mê 3 tháng Mẹ bé Vũ Đăng đã bị hôn mê, lên cơn co giật phải điều trị nhiều loại thuốc khi mang thai em tháng thứ 5 nên khi chào đời, bé bị ức chế trung tâm hô hấp, không thể thở được... Bé Vũ Đăng đã qua nguy kịch, không bị ảnh hưởng não, phổi. Ảnh: H.Hải Chờ cấp cứu ngay khi mổ lấy...