Những sai lầm nghiêm trọng khiến bạn càng trở nên mệt mỏi sau khi ngủ trưa
Giấc ngủ trưa rất quan trọng giúp con người có thêm tinh thần, sức lực để tiếp tục làm việc vào buổi chiều. Tuy nhiên, nhiều người ngủ dậy lại cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, đó là do họ đã phạm phải những sai lầm dưới đây.
Mỗi ngày, con người có hai giấc ngủ chính là ngủ trưa và ngủ tối. Cứ vào khoảng thời gian này, cơ thể diễn ra phản ứng sinh lý tự nhiên là buồn ngủ, mất đi phần nào sự tỉnh táo, tinh thần không còn được hưng phấn. Giấc ngủ giúp chúng ta hồi phục lại sự sảng khoái của cơ thể, đầu óc thư giãn và thoải mái hơn.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi tỉnh giấc ngủ trưa, cơ thể lại trở nên mệt mỏi hơn, người nặng nề, thậm chí còn chóng mặt, đau đầu. Dưới đây là những sai lầm trong thói quen ngủ trưa cũng là nguyên nhân gây ra sự phản tác dụng của việc ngủ trưa.
1. Thời gian ngủ trưa quá dài
Khoảng 13 giờ, mức độ buồn ngủ của cơ thể sẽ lên đến đỉnh điểm. Lúc này, một giấc ngủ ngắn chỉ khoảng 15 đến 30 phút sẽ cơ thể và bộ não được nghỉ ngơi, thư giãn.
Tuy nhiên, nếu thời gian ngủ quá dài, khoảng 40 phút hoặc hơn, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu. Khi thức dậy, cơ thể chưa “hoàn thành” giấc ngủ sâu, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ bị chậm lại, bạn sẽ cảm giác như bị kiệt sức, không thể lập tức đi vào trạng thái hoạt động, làm việc.
Nếu phải làm việc ngay, bạn có thể bị đau đầu, không còn sức lực, mất đi sự tỉnh táo dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút. Bởi vậy, bạn chỉ nên dành nhiều nhất 30 phút cho giấc ngủ trưa của mình.
2. Ngủ ngay sau khi ăn trưa
Sau bữa trưa, để đảm bảo cho hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, một lượng lớn máu sẽ được cung cấp cho hệ thống tiêu hóa, lượng oxy trong máu cung cấp cho não sẽ giảm bớt, cảm giác buồn ngủ ập đến. Thời gian để cho cơ thể tiêu hóa thức ăn mất khoảng 1 tiếng.
Nếu như bạn đi ngủ ngay vào thời điểm ăn xong thì sẽ tăng gánh nặng, giảm chức năng tiêu hóa của dạ dày. Bên cạnh đó, dạ dày đang hoạt động mạnh trong việc tiêu hóa thức ăn, cơ thể cũng không thể có được trạng thái ngủ ổn định nhất.
Sau khi thức dậy, chúng ta sẽ cảm thấy kiệt sức. Về lâu dài, thói quen này sẽ dẫn đến chứng khó tiêu hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Do đó, ngay sau khi ăn trưa, mặc dù buồn ngủ nhưng không nên đi ngủ ngay. Cần nghỉ ngơi hay hoạt động nhẹ để việc tiêu hóa dễ dàng, nhanh chóng hơn.
3. Tư thế ngủ trưa sai
Nhiều người, đặc biệt là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên sẽ lựa chọn tư thể nằm bò, nằm sấp ra bàn để ngủ và úp mắt xuống cánh tay. Điều này sẽ gây áp lực cho mắt, có thể gây mờ mắt tạm thời.
Video đang HOT
Đồng thời, khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, việc cung cấp máu cho các cơ quan cũng chậm hơn, cộng thêm việc dạ dày đang tiêu hóa thức ăn cho bữa trưa. Lúc này, nếu ngủ trưa với tư thế úp, sấp, nằm bò ra bàn, não sẽ không nhận đủ khí oxy, khi tỉnh dậy rất dễ bị chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, tay chân vô lực.
4. Thời gian ngủ trưa muộn
Nhiều người vào thời gian ngủ trưa khoảng 12, 13 giờ thì lại hoạt động, làm việc đến 15, 16 giờ chiều mới đi ngủ. Đây là thời gian ngủ trưa quá muộn, trái ngược với đồng hồ sinh học của cơ thể.
Nếu ngủ trưa vào buổi chiều, cơ thể rất dễ bị mất ngủ vào buổi tối. Buổi tối mất ngủ sẽ làm cho buổi sáng cảm thấy buồn ngủ hơn, mất tinh thần hơn. Hiệu quả trong việc hoạt động học tập, làm việc sẽ không được như ý.
Nếu cứ tiếp tục thói quen như vậy, cơ thể sẽ mất đi sự cân bằng trong sinh hoạt, tạo nên một vòng luẩn quẩn giữa mất ngủ rồi lại buồn ngủ không đúng, không phù hợp đồng hồ sinh học.
Nguồn: QQ/Helino
Đàn ông cũng khổ sở vì 'đến tháng', phụ nữ hiểu chuyện cần biết để điều trị tâm lý cho chàng
Dễ nóng giận, mệt mỏi, cáu gắt, lo âu, bị chuột rút, thèm ăn, thậm chí còn thấy đau bụng... Những triệu chứng này khiến đàn ông gặp phải rắc rối không kém gì phụ nữ "đến kỳ".
Khi đàn ông... "đến tháng"
Phụ nữ khi đến kỳ "đèn đỏ" nội tiết tố thay đổi mạnh, thường trở nên khó ở, mệt mỏi, tính cách thất thường. Nhưng thực ra, đàn ông cũng có cái ngày đó và họ cũng có những triệu chứng khó chịu như chị em.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, giống như phụ nữ, đàn ông khi đến ngày cũng có những trải nghiệm tiền kinh nguyệt - bao gồm chuột rút, thèm ăn, có người thậm chí còn thấy đau bụng giống như chị em bị đau bụng kinh.
Bác sĩ chuyên khoa người Mỹ Jet Diamond (tác giả của cuốn The Irritable Male Syndrome) đã khai thác các trường hợp nam giới cho rằng mình "đến ngày" và đưa ra kết luận: "Nam giới cũng có chu kỳ hormone y như phụ nữ".
Khi đến chu kỳ giảm testosterone, nam giới sẽ phải chịu đựng cảm giác như chị em "đến tháng". Ảnh minh hoạ
Cũng tìm hiểu về hiện tượng "kỳ quái" này, một website chuyên khảo sát của Anh tên là VoucherCloud đã thực hiện một khảo sát trên 2.400 người, trong đó một nửa là nam giới, về việc họ có gặp phải những triệu chứng PMS - như chuột rút, mệt mỏi, và trở nên nhạy cảm hơn không?.
Kết quả, 26% nam giới cho biết họ có những trải nghiệm này, và họ cũng gọi đó là "đến kỳ". Trong đó, 12% thú nhận lúc đó họ trở nên nhạy cảm về vấn đề cân nặng, 5% cảm thấy như "đau bụng kinh", 9% thì luôn cảm thấy đói.
Mức độ "khủng khiếp" hơn nữ?
Một nghiên cứu khác từ năm 2004 cho thấy, những nam giới tham gia nghiên cứu cũng chịu các triệu chứng PMS, thậm chí còn "khủng khiếp" hơn ở nữ. Trong nghiên cứu này, nam giới chịu mức độ trầm cảm nặng hơn, cảm thấy mệt mỏi, nóng tính, đau bụng và đau lưng...
Theo đó, khi đến chu kỳ giảm testosterone, nam giới sẽ phải chịu đựng cảm giác cáu gắt, trầm cảm, lơ đãng, kèm xu hướng bạo lực hơn hẳn bình thường.
Đàn ông thường ít chia sẻ những khó khăn cả về công việc, cuộc sống và đặc biệt là cảm xúc của họ với người khác. Chính vì vậy, họ lại càng thấy căng thẳng hơn mỗi khi "đến kỳ".
Nam giới bị triệu chứng PMS thậm chí còn "khủng khiếp" hơn ở nữ. Ảnh minh hoạ
Theo các nghiên cứu, sự thay đổi nội tiết tố ở nam giới có thể thay đổi từng ngày. Mỗi ngày, mức testosterone của một người đàn ông tăng vào buổi sáng và giảm vào buổi tối. Nó khiến họ mệt mỏi như khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, thậm chí khi lượng testosterone quá thấp có thể làm giảm ham muốn tình dục.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, nhà tâm lý trị liệu Jed Diamond triệu chứng này ở đàn ông lại không xảy ra thường xuyên, đều đặn như chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Phần lớn người đàn ông dễ gặp những hiện tượng này nhất là ở tuổi mới lớn và tầm trung niên.
Theo đó, thông thường mức testosterone của một người đàn ông bắt đầu giảm sớm nhất là 30 tuổi. Nếu kéo dài tình trạng này, nam giới cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị bởi nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và chất lượng sống của họ.
"Xoa dịu" bằng cách nào?
Phần lớn phụ nữ đều hiểu cảm giác mệt mỏi, căng thẳng mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt nên họ rất thông cảm với đàn ông.
Trong các khảo sát nói trên, có từ 46- 55% nữ giới tin rằng đàn ông cũng... đến ngày và gần một nửa số này thường đối xử rất nhẹ nhàng với cánh đàn ông. Họ cũng tìm cách xoa dịu sự bức bối, căng thẳng của đàn ông, giúp các chàng vui lên hơn.
Tập thể dục đều đặn là một trong những giải pháp giảm stress hiệu quả, duy trì hormone testosterone ổn định.
Phương pháp để giảm hội chứng khó chịu ở nam giới là duy trì hormone testosterone ở mức độ ổn định. Để kiểm soát tình trạng này, các phương pháp cần áp dụng là:
- Điều hòa cảm xúc và tâm trạng bản thân.
- Giảm stress bằng tập thể dục đều đặn
- Nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ giấc
- Hạn chế căng thẳng, tránh ôm đồm công việc
- Ăn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bao gồm protein, chất béo tốt và carbohydrate
- Tránh uống rượu và hút thuốc lá.
Bên cạnh đó, việc hiểu và thông cảm với người đàn ông của mình, bạn sẽ giúp họ cân bằng được sự thay đổi của hormone; tránh những xung đột, căng thẳng không đáng có.
Hiểu và thông cảm với người đàn ông của mình, bạn sẽ giúp họ cân bằng được sự thay đổi của hormone; tránh những xung đột, căng thẳng không đáng có.
Tuy nhiên, nếu đàn ông của bạn thường xuyên gặp triệu chứng này, nên đi khám để được điều trị, vì rất có thể đây không phải chỉ đơn thuần là "đến tháng" mà có thể nó là kết quả của mức độ testosterone thấp.
Các dấu hiệu của Hội chứng khó chịu ở nam giới (IMS) bao gồm:
Tự ti
Lo lắng
Mệt mỏi
Chán nản
Nhạy cảm
Tâm lý nóng nảy
Giảm ham muốn tình dục
Nhầm lẫn hoặc rối loạn tâm thần
Mai Anh
Theo giadinh.net
Chuyên gia chỉ cách khắc phục căn bệnh là "nỗi ám ảnh" của nhiều người mỗi khi đêm về Bệnh lý này kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm năng suất làm việc đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác. Suốt nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Uyên (41 tuổi, quê Long An) thường xuyên bị những đêm mất ngủ hành hạ với các triệu chứng như khó vào giấc ngủ,...