Những sai lầm khiến game thủ “trả giá đắt” khi giao dịch tài khoản game online
Cận Tết nguyên đán là một trong những thời điểm giao dịch các tài khoản (acc) game diễn ra sôi động nhất. Tuy nhiên việc giao dịch online lại ẩn chứa nhiều nguy cơ và rủi ro khó lường.
Mới đây, cộng đồng game thủ xôn xao về vụ lừa đảo tài khoản trị giá 35 triệu của một nữ game thủ, sau đó thì sự việc đã được giải quyết êm đẹp, tuy nhiên quá trình giải quyết vụ việc cũng tốn không ít thời gian. Đây không phải lần đầu những sự cố như này xảy ra khi game thủ tự do mua bán tài khoản game online và đến cả các vật phẩm ingame. Nhưng có lẽ vẫn chưa đủ để là bài học về tính cảnh giác, bảo mật và tự bảo vệ tài sản (dù là ảo) cho mỗi game thủ. Vậy thì làm sao để vẫn có thể giao dịch an toàn và đảm bảo quyền lợi cho bản thân. Hãy cùng Game8 tìm hiểu những sai lầm phổ biến của game thủ Việt dưới đây.
Không đăng ký thông tin cá nhân thực
Đa phần các tựa game online trên thị trường hiện nay đều cho phép người chơi “đăng ký nhanh” tài khoản ingame với chỉ hai trường “Tên đăng nhập” và “mật khẩu”. Điều này vô hình chung tạo cho game thủ tâm lý nhanh gọn, mà quên mất rằng nếu “vô tình” quên hay bị hack mật khẩu thì họ có thể mất acc đó vĩnh viễn. Khi đó game thủ cũng không thể khiếu nại nhà phát hành được. Lý do đơn giản là vì khi không đăng ký thông tin cá nhân cũng đồng nghĩa với việc game thủ không có bất cứ bằng chứng nào để xác nhận đó là acc thuộc sở hữu của mình.
Khai báo thông tin cá nhân thực là một cách để bảo vệ tài khoản của mình
Theo chia sẻ của một GM đã có kinh nghiệm lâu năm: “Chúng tôi cũng vẫn hay nhận được những khiếu nại về game thủ mong cung cấp lại mật khẩu hay email vì các bạn nói đã quên và không thể nhớ được. Nhưng khi yêu cầu xác minh qua CMND hay số điện thoại, câu hỏi bảo mật thì các bạn hoàn toàn không cung cấp được. Và những trường hợp như thế chúng tôi không thể giải quyết, vì nếu sau này có một game thủ khác bảo đó là tài khoản của bạn ấy thì cũng không biết phải làm sao”.
Mua bán tài khoản không rõ nguồn gốc
Vấn nạn này thì có lẽ thường xảy ra với các tựa game FPS nhiều hơn cả. Lý do là vì những tài khoản bị hack được rao bán mà người mua không hề hay biết. Chỉ đến khi nạn nhân của tài khoản bị hack báo lên cho GM “đòi” lại nick thì người mua mới bị “hớ” vì khả năng mất trắng tài khoản là rất cao.
Video đang HOT
Cũng không ít những tình huống người bán sau khi giao dịch đã báo mất nick với GM, cung cấp đủ thông tin cá nhân chứng thực tài khoản và thu hồi lại nick. Đây quả thật là tình huống khó với đội ngũ vận hành game khi theo nguyên tắc thì “nếu game thủ có đủ thông tin chứng thực là có thể lấy lại tài khoản”.
Game thủ thông minh sẽ xác minh tài khoản trước khi quyết định trả tiền
Vậy nên kinh nghiệm cho game thủ là hãy tham khảo thông tin về acc định mua trên các diễn đàn, group, fanpage của game trước khi quyết định mua. Và tốt nhất nên giao dịch trực tiếp hoặc trung gian qua GM, thay đổi thông tin cá nhân của mình ngay khi hoàn tất giao dịch để tránh những rủi ro.
Cho bạn “mượn nick”
Nghe có vẻ như đùa nhưng sự thật là đã rất nhiều game thủ mất acc sau khi cho bạn mượn “chơi thử” hoặc “cày chung”. Với những trường hợp này thì việc mất vật phẩm ingame phổ biến hơn khi “những người bạn tốt” của chúng ta tự ý “gửi tặng” đồ của mình sang acc của họ. Một ngày đẹp trời game thủ đăng nhập vào game và nhận được thông báo “sai mật khẩu”, nếu không có thông tin cá nhân đăng ký thì chỉ có thể “ngậm đắng nuốt cay” mà tạm biệt acc khủng.
Game nhập vai là dòng game hay gặp vấn nạn “cày chung”, “mượn nick”
Game nhập vai là dòng game dính phải “rủi ro” này nhiều nhất, cũng vì suy nghĩ của game thủ là mình cày chung, chia thời gian cày sẽ mau chóng lên cấp hơn là chơi một mình. Hậu quả là sau khi hàng loạt đồ VIP, báu vật ra đi thì game thủ mới ngỡ ngàng, nhưng có lẽ đã muộn.
Hiện tại thì một số tựa game đã cung cấp hệ thống mật khẩu cấp 2 để tăng tính bảo mật cho người chơi. Điều này chỉ phần nào giảm bớt rủi ro chứ không thể ngăn ngừa nguy cơ hoàn toàn được. Quan trọng vẫn là ý thức tự cảnh giác của mỗi game thủ.
Tạm Kết
Mặc dù game online là hình thức giải trí ảo nhưng công sức cũng như tiền bạc game thủ đổ vào game lại mang giá trị thực. Những tài khoản game trị giá hàng chục triệu, hay vật phẩm ingame đáng giá tram triệu là không hề hiếm. Đương nhiên nhà phát hành game có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi cho người chơi, nhưng nếu game thủ không hợp tác và có ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình thì cũng rất khó để giải quyết hay hỗ trợ mỗi khi có rủi ro xảy ra.
Theo Game8
Sẽ tổng kiểm tra game lậu sau ngày 12/2
Ngay sau khi Thông tư 24/2014 về quản lý trò chơi trực tuyến chính thức có hiệu lực, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành tổng kiểm tra, thanh tra game lậu trên thị trường một cách quyết liệt và mạnh tay.
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục PTTH và Thông tin điện tử đã đưa ra đề nghị này với các Sở TT&TT cũng như Thanh tra Bộ tại Hội nghị Giao ban QLNN tháng 1/2015 của Bộ TT&TT chiều 2/1. Theo ông Bảo, lượng game lậu lưu hành trên thị trường vẫn còn rất lớn, dù lực lượng chức năng đã có nhiều đợt kiểm tra, xử phạt nặng trong năm 2014. Do đó, để tạo điều kiện cho các game sắp được cấp phép trở lại, việc "dọn dẹp" game lậu cần được đẩy mạnh trong năm 2015.
Sẽ tổng kiểm tra game lậu trong năm 2015.
Trên thực tế, game lậu được các doanh nghiệp game trong nước nhận định là "nguy cơ số 1" trên thị trường, bởi trong khi họ phải đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển một game mới, hoặc nhập game chính ngạch về để cung cấp thì game lậu thoải mái tiếp cận người chơi, không phải chịu bất cứ ràng buộc hay sự quản lý nào.
"Khoảng 90% các sản phẩm trò chơi trực tuyến không thành công ngay từ khâu sản xuất và 9% không thành công khi bước vào thị trường. Chỉ còn 1% - những trò chơi trực tuyến hay nhất (hoặc may mắn nhất) - có thể sống sót và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư mà thôi", ông Nguyễn Nhật Tuyên, Giám đốc mảng Phát triển game của VNG cho biết.
Đồng quan điểm, ông Trần Hoàng Minh, Phó Tổng giám đốc VTC Intecom cho rằng, với một thị trường game đang phân tán như ở Việt Nam thì sự xuất hiện của game lậu càng khiến cho tình hình khó khăn hơn. Sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường rất nhiều dù chưa được cấp phép hoặc hoàn toàn phát hành lậu. Qua một thời gian dài, người dùng sẽ không còn quan tâm đến những hoạt động chuyên nghiệp như chăm sóc khách hàng, hạ tầng máy chủ... nữa. Hiển nhiên, về lâu dài thì chính người chơi sẽ chịu thiệt thòi nhất vì game lậu không có bất cứ cam kết hay trách nhiệm nào với họ.
Làm game: Không đơn giản!
Một vấn đề đau đầu mà nhiều doanh nghiệp game cũng đang gặp phải chính là đội ngũ phát triển game.
"Muốn làm game hay thì phải có con người. Về lập trình, về nghệ thuật thì hiện đã có trường đào tạo, nhưng chưa có cở sở nào đào tạo ra game designer, tức những người tạo ra cốt truyện của game. Cái này thì chỉ có thể tự học và tự đào tạo mà thôi", ông Tuyên cho hay. Đó là chưa kể đến việc đào tạo xong, các nhà lập trình game giỏi có thể bị công ty nước ngoài "săn, hốt mất" bất cứ lúc nào, vì mức lương mà họ trả cao gấp đôi, gấp ba trong nước là bình thường.
Nhiều người tưởng rằng cứ học lập trình và CNTT ra thì có thể làm game, vì lập trình game cũng giống như lập trình ứng dụng, quy trình không khác nhau là mấy. Thế nhưng sự khác biệt cơ bản nằm ở tính giải trí. Game là một sản phẩm giải trí. Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông được đánh giá là một sản phẩm thành công về mặt giải trí và ý tưởng nhiều hơn là về mặt kỹ thuật, công nghệ. Đấy là lý do vì sao sau Flappy Bird, có rất nhiều game nhái và ăn theo ra đời nhưng không thể lặp lại thành công của Đông. Đó là vì về mặt kỹ thuật lập trình, game này mô phỏng theo rất dễ, nhưng trải nghiệm chơi và sự mới mẻ đã không còn.
"Sau Flappy Bird, nhiều người mới thay đổi định kiến về nghề làm game. Trước đây, ai cũng nghĩ game là xấu, game gây nghiện. Có nhiều bạn ở Hà Nội về quê không dám nói với họ hàng là mình làm game mà chỉ dám nói là làm lập trình", đại diện VNG chỉ ra thực tế. "Muôn lam game ma sông đươc, phát triển game thành một nganh công nghiêp như mong muốn của Chính phủ thi sẽ phai đâu tư rât nhiêu, từ con người cho đến hệ thống, từ chính sách cho đến cơ chế. Chứ còn làm cho vui, làm không được thì lại quay về làm thuê, gia công cho nước ngoài thì không nói đến làm gì".
Các hãng game lớn sẽ thuận lợi
Ông Tuyên cho rằng, với môi trường kinh doanh game khốc liệt như hiện nay, chỉ có 2 nhóm "sống được" nhờ sản xuất game: đó là các nhà lập trình độc lập (như Nguyễn Hà Đông) chú trọng vào game di động, làm sản phẩm mới liên tục và bán trên các quầy ứng dụng như Apple Store, Google Play, và hai là những doanh nghiệp game lớn, sở hữu nguồn lực lớn, bám trụ được trong một thời gian dài.
Đồng quan điểm, ông Minh nhận định rằng, sau khi Thông tư 24/2014 có hiệu lực và việc cấp phép game được nối trở lại, sự khác biệt giữa doanh nghiệp lớn, làm ăn bài bản với những doanh nghiệp nhỏ, "ăn xổi" sẽ rất rõ rệt. Các quy định chặt chẽ của pháp luật về hệ thống, máy chủ, quản lý khách hàng sẽ tạo ra một sân chơi "bình đẳng hơn" giữa các nhà phát hành game.
"Trước đây, khi chơi game lậu, người dùng có thể tỉnh dậy và thấy máy chủ game đã chết, cùng với toàn bộ điểm của mình cũng mất sạch. Nhưng họ quen dần với việc đó và chuyển ngay sang chơi game khác. Rồi thì game lậu có thể thoải mái quảng cáo qua mạng xã hội mà không phải xin phép, trong khi quy định nêu rõ, phải là game được cấp phép mới được quảng cáo offline.... Những doanh nghiệp như VTC Intecom không tận dụng được lợi thế của mình về nguồn lực, về kinh nghiệm, về quy mô khi game không được cấp phép, game lậu tràn ngập thị trường", ông Minh phân tích. Nhưng với việc Thông tư ban hành, mặt bằng dịch vụ của cả thị trường sẽ phải cải thiện và người dùng sẽ có xu hướng lựa chọn những doanh nghiệp nào có dịch vụ tốt hơn.
Game di động đang được các doanh nghiệp kỳ vọng là điểm đột phá mới trong năm 2015. Ông Tuyên cho biết, tính đến tháng 12/2014, VNG Game Studio đang có 20 sản phẩm cây nhà lá vườn, trong đó có 3 game phát hành ra nước ngoài là Khu Vườn Trên Mây, Zing Play và Dead Target. Trong đó Dead Target được GamesinAsia đánh giá là "best game for Windows Phone". Trong năm 2015, Studio này dự kiến sẽ phát hành 11 sản phẩm.
Về phần mình, ông Minh cho biết trong năm 2014, VTC Intecom đã cung cấp ra thị trường 9 sản phẩm và dự kiến, trong năm 2015 sẽ cung cấp mỗi tháng 1 sản phẩm với nhiều thể loại khác nhau, nhắm đến hai nền tảng iOS và Android.
Theo Gamek
Những thiếu sót cần khắc phục của game thủ Việt Đã đến lúc chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn hơn về thị trường game online trong nước. Đánh giá thấp các NPH mới Một trong những lỗi lầm dễ mắc phải của game thủ Việt là ngay từ ban đầu, họ thường không mấy để tâm đến các sản phẩm được giới thiệu bởi các NPH nhỏ lẻ, chưa có tiếng...