Những sai lầm khi sử dụng Tivi
Thực tế không mấy người dùng Tivi chú ý đến các yếu tố ánh sáng, vị trí lắp đặt, cách xem đỡ hại mắt,cách bảo quản để đảm bảo độ bền…
20 năm vẫn chạy tốt
Anh Lê Quang Hùng, cửa hàng sửa chữa đồ điện – điện tử (105 Yên Hòa, Hà Nội) cho biết, anh nhận được nhiều Tivi có tuổi đời từ 10 – 15 năm của khách mang đến sửa chữa. Nhiều người có thói quen tiết kiệm nên Tivi còn thấy hình, thấy tiếng thì vẫn dùng, thậm chí hỏng mà còn sửa được thì vẫn sửa để dùng. Tuy nhiên, anh Hùng cũng cho rằng, ngay cả khi không có hỏng hóc nặng thì Tivi đã dùng quá lâu cũng không còn hiệu quả, có thể bị lệch tia, màu không chuẩn, ánh sáng, độ nét, độ tương phản không tốt.
Đồng tình với quan điểm trên, KS điện – điện tử Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kĩ thuật Quân sự cho rằng, những chiếc Tivi “20 năm vẫn chạy tốt” là do chế độ sử dụng và bảo quản tốt. Tuy nhiên, thực tế các sản phẩm “cao niên” này thua xa những mặt hàng đời mới, ví dụ như tốn điện hơn, mức độ phát xạ lớn hơn, độ phát thải nhiệt cao hơn…
Trong khi đó, các đời Tivi mới cung cấp cho người dùng nhiều trải nghiệm về màu sắc, hình ảnh rõ nét, màn hình rộng giúp người xem đỡ nhức mắt, các chế độ tự động tạo sự tiện lợi; đồng thời yếu tố bảo vệ môi trường và sức khoẻ người tiêu dùng cũng được chú ý hơn. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân nếu có điều kiện thì nên thay Tivi 5 năm một lần để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tivi to xem cho đã mắt
Video đang HOT
Hiện nay, mặt hàng Tivi trên thị trường rất phong phú, đặc biệt là về mẫu mã, kích thước màn hình, người tiêu dùng cũng có xu hướng thích mua Tivi màn hình lớn, vừa thỏa mãn nhu cầu xem, vừa coi đó như một vật trang trí đẹp, hiện đại trong gia đình. Đành rằng Tivi càng to thì xem càng đã mắt, tuy nhiên, cần phải lựa chọn kích cỡ cho phù hợp với diện tích căn phòng.
Ví dụ, diện tích phòng 13 – 14 m2 mà dùng Tivi đến 40 inch là không hợp lí. Tivi quá to hoặc quá nhỏ so với diện tích căn phòng cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh của người xem. Đặc biệt, có gia đình để Tivi rất thấp, hoặc lại treo trên giá quá cao khiến người xem rất mỏi vì phải cúi hoặc ngửa cổ quá lâu. Tốt nhất nên để Tivi ngang với tầm mắt.
Tắt đèn xem Tivi cho đỡ chói
Do điều kiện sinh hoạt hoặc thói quen, một số người thường tắt đèn khi xem Tivi. Tuy nhiên, theo BS Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt T.Ư, mắt người không thể nhìn thấy đồ vật ở nơi quá sáng hoặc quá tối. Ngay cả trong ánh sáng mờ yếu mắt cũng phải cố điều tiết để nhìn cho rõ. Hình ảnh đến mắt người xem cũng không lớn lắm, thêm vào đó là các hình ảnh không ngừng chuyển động, cường độ, màu sắc ánh sáng cũng liên tục thay đổi mạnh yếu khác nhau, gây kích thích rất mạnh tới mắt. Ánh sáng đèn điện sẽ làm giảm bớt độ tương phản ánh sáng trên màn hình ti vi và giảm kích thích của những ánh sáng này đối với mắt chúng ta. Đèn nên lắp ở vị trí thích hợp để không rọi vào màn hình Tivi, cũng không chiếu thẳng vào mắt người xem gây chói.
Lau sạch, phủ kín
Trong việc bảo quản Tivi nhiều người quá cẩn thận đã dùng một tấm vải hoặc khăn che Tivi, tuy nhiên phải lưu ý chọn vải mỏng để đảm bảo độ thoát nhiệt tốt, không đậy Tivi ngay khi vừa tắt nguồn điện. Ngoài ra, khăn vải cũng phải thường xuyên được giặt sạch, tránh các hạt bụi lọt vào các khe tản nhiệt của Tivi.
Để vệ sinh màn hình Tivi, nhất là Tivi màn hình phẳng, nhiều người có thói quen như đối với Tivi màn hình CRT cũ, thường dùng khăn lau màn hình chung với khăn lau vỏ ngoài Tivi. Cách làm này sẽ khiến các hạt bụi bám trên khăn có thể làm xước màn hình. Tốt nhất nên dùng khăn lau và dung dịch chuyên dụng cho vệ sinh màn hình phẳng như LCD hay led.
Nếu dùng dung dịch tẩy rửa để vệ sinh màn hình Tivi, tuyệt đối không phun trực tiếp lên bề mặt màn hình mà phun vào khăn để lau. Sau đó phải dùng khăn khô, sạch để lau thật khô, tránh những vệt ẩm còn sót lại trên mặt màn hình.
Theo Kiến Thức
TV Plasma có nguy cơ bị khai tử
Kiểu dáng thiết kế thô dày, tốn nhiều điện năng, TV Plasma ngày càng đuối sức trong cuộc đua trên thị trường TV thế giới.
Lượng TV Plasma tiêu thụ giảm mạnh khiến thị phần liên tục bị co hẹp. Đó là nguyên nhân khiến các hãng sản xuất TV hàng đầu thế giới tỏ ra không mặn mà, thậm chí còn tuyên bố rời bỏ phân khúc này, đẩy dòng TV Plasma đến nguy cơ có thể bị khai tử trong thời gian tới.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của IHS iSuppli, lượng TV tiêu thụ toàn cầu năm 2013 ước đạt 226,7 triệu chiếc, giảm 5% so với năm năm 2012. Trong đó, dòng TV Plasma phải chấp nhận mức giảm mạnh nhất lên đến 27%. Như vậy, thị phần TV Plasma sẽ tiếp tục bị thu hẹp trong năm 2013, sau khi liên tục giảm mạnh còn 7,4% (năm 2011) và 6% (năm 2012).
Sự thất thế của TV Plasma đến từ nhiều nguyên nhân. Raymond Soneira - Chủ tịch của Công ty Phân tích Công nghệ màn hình DisplayMate - từng nhận định: Công nghệ Plasma có một số lợi thế so với LCD như độ tương phản cao, có các góc nhìn rộng hơn, màu sắc chính xác hơn và xử lí chuyển động tốt hơn. Nhưng với đa số người dùng không phải "dân kĩ thuật", sự khác biệt không thật sự đáng kể. Thậm chí, giờ đây, dòng TV LED thế hệ mới cũng có thể làm được và còn làm tốt hơn. Trong khi đó, những ưu điểm của LCD như hình ảnh sáng hơn, nhẹ hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn lại dễ được người dùng nhận biết. Đó là chưa kể đến lợi thế về kiểu dáng và độ mỏng gần như không có đối thủ của dòng TV LED. Không chỉ có vậy, TV Plasma còn gặp phải lỗi "chết người" khi thường xảy ra hiện tượng lưu hình "burn-in". Dù sau đó TV Plasma thế hệ mới đã khắc phục được điểm yếu trên, nhưng chưa thể xóa đi ấn tượng xấu này với người dùng.
Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng công nghệ LCD mới hơn, nên sẽ tốt hơn. Dù trên thực tế, màn hình LCD xuất hiện trước thời điểm TV Plasma ra đời vài năm, nhưng LCD màn hình lớn được bán sau Plasma nên người dùng mới có quan niệm như vậy. Nhanh nhạy nắm bắt tâm lí của người dùng, nhiều nhà sản xuất TV danh tiếng như Samsung, LG, Sony... đã tập trung đầu tư vào phân khúc này. Nhờ đó, công nghệ LCD đã liên tục được cải tiến, làm lu mờ nhiều lợi thế của TV Plasma. Thêm nữa, việc TV LCD được sản xuất trên quy mô lớn cũng giúp cho giá bán ngày càng cạnh tranh hơn.
TV Plasma ngày càng bị "ghẻ lạnh" là nguyên nhân khiến Panasonic - hãng sản xuất TV Plasma hàng đầu thế giới - buộc phải tuyên bố sẽ rút khỏi phân khúc này kể từ tháng 4/2014. Điều đó chứng tỏ Panasonic không muốn tiếp tục cuộc phiêu lưu với dòng TV Plasma để rồi có thể phải đón nhận thêm khoản lỗ lên đến cả tỉ USD. Trước quyết định rút lui của Panasonic, Kevin Miller - người sáng lập TweakTV - cho rằng Samsung và LG có thể sẽ sớm đưa ra quyết định tương tự trong thời gian tới.
Tại thị trường Việt Nam, nơi mà người dùng coi trọng hình thức và đánh giá cao yếu tố tiết kiệm điện năng của các sản phẩm điện tử khi giá điện sinh hoạt ngày càng đắt đỏ do liên tục tăng giá trong nhiều năm qua, những nhược điểm của TV Plasma càng bị người dùng Việt săm soi, khiến dòng TV này dần vắng bóng trên các kệ hàng của các nhà phân phối.
Dạo qua các trung tâm, siêu thị điện máy lớn, không khó để có thể nhận thấy dòng TV LED, LCD đang chiếm ưu thế áp đảo, trong khi TV Plasma chỉ còn một số mẫu và gần như đồng loạt được gán nhãn "giảm giá sốc" hay "xả hàng" để giải phóng hàng tồn - một giai đoạn mà một công nghệ gần như phải trải qua khi đang dần đi đến cuối vòng đời của mình, khi lượng người quan tâm đến các mẫu TV Plasma này rất ít. Cùng giá bán 10,5 triệu đồng, LG LN 5110 kích thước 42 inch hấp dẫn hơn nhiều mẫu TV Plasma 43inch, độ phân giải HD Ready hỗ trợ kính 3D.
Nhận định về dòng TV Plasma - chuyên gia phân tích Colin Dixon, đồng thời là người sáng lập nScreenMedia - cho rằng: Khi lợi nhuận bị hao tổn, cũng có nghĩa công nghệ đó không còn kiếm ra tiền, thì dù có tốt mấy cũng không tránh khỏi phải thoái vị. Do đó, việc TV Plasma biến mất trên thị trường cũng là điều tất yếu.
Theo Sống Mới
Samsung mở nhà máy LCD ở Trung Quốc Dây chuyền sản xuất tại nhà máy LCD đầu tiên của Samsung ở Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động, với mục đích tham gia cạnh tranh vào thị trường LCD nội địa nước này. Samsung cùng với hãng đồng hương LG của Hàn Quốc đều đã xây dựng nhà máy sản xuất màn hình phẳng trị giá hàng tỷ USD ở Trung...