Những sai lầm khi sử dụng điều hòa khiến trẻ dễ phải nhập viện vì bệnh tật bủa vây
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nhận định, sai lầm khi sử dụng điều hòa có thể khiến con bạn dễ mắc bệnh đường hô hấp, viêm phổi, sức đề kháng yếu…
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), sử dụng điều hòa đúng cách mới có thể phát huy chức năng làm mát cho con, đồng thời không gây bệnh tật cho trẻ. Đáng tiếc là rất nhiều cha mẹ hiện nay đang mắc sai lầm khi sử dụng điều hòa, khiến con mắc bệnh đường hô hấp, viêm phổi… Bản thân vị chuyên gia này đã gặp không biết bao nhiêu ca trẻ nhập viện do nằm phòng có dùng điều hòa sai cách.
Những sai lầm khi sử dụng điều hòa cho trẻ được vị chuyên gia này chỉ ra như sau:
Vậy, nguyên tắc dùng điều hòa đúng cách cho trẻ là gì?
- Khi bật điều hòa cho trẻ, người lớn đi vào phòng trẻ sơ sinh phải thấy hơi nóng và toát mồ hôi là vừa, nếu người lớn cảm thấy mát thì trẻ sơ sinh sẽ lạnh.
- Cần tạo độ ẩm nhất định trong phòng có điều hòa với quạt hơi nước, đặt chậu nước trong phòng để tránh khô da, khô họng.
Video đang HOT
- Không cho trẻ bước vào phòng điều hòa khi vừa đi từ ngoài nắng về hoặc vận động mạnh ra nhiều mồ hôi. Trước khi ra khỏi phòng cần cho trẻ đứng ở cửa mở rộng vài phút để kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài.
- Nhiệt độ điều hòa cho bé vào mùa hè ở khoảng 25 độ là tốt nhất.
- Hạn chế đóng mở cửa phòng để hơi lạnh không thất thoát nhưng đừng để không khí trong phòng trở nên quá bí.
- Chú ý vệ sinh máy điều hòa theo định kỳ, phòng ở có điều hòa cũng cần phải dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên.
- Không để điều hòa chiếu thằng nơi bé nằm hoặc nằm quá gần luồng gió thổi từ điều hòa ra. Nên đặt càng cao càng tốt trong phòng, cbus ý điều khiển chế độ quạt đảo chiều để không làm hướng gió thổi thẳng một chỗ.
Theo afamily
Bố hút thuốc lá, con "hứng" đủ mọi bệnh tật và những câu chuyện day dứt khôn nguôi!
Hút thuốc lá thụ động được đánh giá là nguy hiểm và đáng sợ hơn rất nhiều so với người trực tiếp hút thuốc. Trong đó, trẻ nhỏ là nạn nhân vô tội, đáng thương nhất trong câu chuyện này.
Ông và bố ra ngoài hút thuốc rồi mới vào nhà, con vẫn phải nhập viện, có trẻ tử vong
Khoảng 2 năm trước, mạng xã hội được phen dậy sóng khi chủ tài khoản Anne Nguyen chia sẻ trên trang cá nhân về trường hợp con nhập viện do hút thuốc lá thụ động. Theo đó, con chị bị ho chuyển biến rất nhanh chỉ trong một ngày. Cơn ho kéo dài, sâu và chuyển nhanh thành hen phế quản, phổi có tiếng rít.
Con nhập viện khi lên cơn khó thở, sau 3 ngày điều trị phổi vẫn chưa ổn, tiếp tục uống kháng sinh. Nguyên nhân được xác định là do con chị tiếp xúc khói thuốc lá của ông của bố, mặc dù cả hai có ý thức hút bên ngoài rồi mới vào nhà nhưng trẻ hấp thu hơi/ khói thuốc thụ động có nguy cơ mắc bệnh phổi còn cao hơn nhiều lần người hút thuốc.
Chia sẻ của chủ tài khoản Anne Nguyen về trường hợp con nhập viện do hút thuốc lá thụ động.
Truyền thông quốc tế một năm trước đưa tin câu chuyện một em bé tử vong do hít phải khói thuốc lá. Theo đó, bé Hafizh 1 tháng tuổi (người Indonesia) tử vong do bị viêm phổi nặng hồi cuối tháng 7 năm 2017 tại bệnh viện. Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi là do hít khói thuốc lá mà vị khách nào đó đã hút trong bữa tiệc cha mẹ bé tổ chức. Đây thực sự là nỗi kinh hoàng, trong khi cha mẹ bé đã có thể ngăn lại hành động của vị khách kia.
Những hình ảnh mẹ của bé Hafizh chụp khi bé điều trị tại bệnh viện trước khi qua đời.
Truyền thông Trung Quốc cũng từng một phen náo loạn với trường hợp bé trai 5 tuổi bị ung thư phổi giai đoạn cuối do thói quen hút thuốc của người bố. Theo đó, Tiểu Phán (Ninh Ba, Trung Quốc) bị ho dữ dội, được mẹ cắt thuốc cho uống nhưng không đỡ. Khi được mang vào viện khám, chụp CT ngực phát hiện có khối u ở phổi, đã di căn, xác định là ung thư phổi giai đoạn cuối.
Theo đó, nguyên nhân được bác sĩ xác định là do bố của Tiểu Phán nghiện hút thuốc lá (mỗi ngày hút 2 hộp). Mặc dù từ ngày vợ bầu bí, anh ý thức hút ngoài hành lang rồi mới vào nhà nhưng sau khi hút trên người và quần áo đều lưu lại chất gây ung thư nicotin. Khi tiếp xúc gần gũi với con trai sẽ khiến con trực tiếp tiếp xúc với chất này, cộng với sức đề kháng của trẻ yếu, dần dần, trẻ bị ung thư.
Hình ảnh bố Tiểu Phán hối hận vô cùng khi biết mình chính là nguyên nhân khiến con bị ung thư.
Hệ lụy đáng sợ của hút thuốc lá thụ động, trẻ em phải chịu hậu quả nặng nề nhất
PGS Lương Ngọc Khuê (Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đồng thời là Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá) chia sẻ, Việt Nam có 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc. Những con số này đủ cho thấy tác hại kinh hoàng của hút thuốc lá thụ động nguy hiểm thế nào.
PGS Lương Ngọc Khuê
Số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng 15 triệu người đang hút thuốc lá, nằm trong nhóm 15 quốc gia có số lượng người sử dụng thuốc lá cao hàng đầu thế giới. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá
Tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư phổi có hút thuốc lá là 96,8%. Bệnh tật và tử vong sớm do sử dụng thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam.
Các bệnh có nguyên nhân trực tiếp do sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ. Thuốc lá gây ra 25 bệnh khác nhau nhưng tính chung, thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Chuyên gia lên tiếng cảnh tỉnh sâu sắc những đứa trẻ có bố mẹ hút thuốc lá nguy cơ trẻ bị đột tử ở tuổi nhũ nhi tăng, nguy cơ trẻ mắc các bệnh lý cơn hen cấp tăng, hen phế quản.
Trung bình mỗi năm, một người hút thuốc ở Việt Nam phải chi gần 700.000 đồng. Với 15,6 triệu người hút, mỗi năm có khoảng hơn 8.400 tỉ đồng tiêu tốn cho mặt hàng này.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ thêm, có một thực tế là trẻ nhập viện do bệnh hô hấp có cha, mẹ hút thuốc lá cao hơn rất nhiều so với trẻ có cha mẹ không có hành vi này.
Trẻ nhỏ là đối tượng phải chịu nhiều hệ lụy nhất khi trong nhà có người hút thuốc lá
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Chuyên gia lên tiếng cảnh tỉnh sâu sắc những đứa trẻ có bố mẹ hút thuốc lá nguy cơ trẻ bị đột tử ở tuổi nhũ nhi tăng, nguy cơ trẻ mắc các bệnh lý cơn hen cấp tăng, hen phế quản. Bố hút thuốc lá thì khói thuốc lá con hút phải tăng nguy cơ các đợt cấp hen phế quản, tăng nguy cơ viêm tai mãn tính ở trẻ. Mẹ hút thuốc lá thì nguy cơ đó tăng lên gấp đôi. Nếu cả bố và mẹ cùng hút thuốc thì nguy cơ đó còn tăng hơn nữa.
Ngày Thế giới Không Thuốc lá là ngày lễ do tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động nhằm gây sự chú ý của cộng đồng tới tác hại của thuốc lá, từ đó để những người đã và đang hút thuốc có thể từ bỏ thói quen xấu này.
Ngày Thế giới Không Thuốc lá được tổ chức vào 31/05 hàng năm. Chủ đề của ngày Thế giới Không Thuốc lá 2019 là "Thuốc lá và các bệnh về phổi". Thông qua chủ đề này, WHO muốn thông tin đến cộng đồng hậu quả của việc sử dụng thuốc lá với sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về phổi. Đồng thời qua thông điệp này WHO kêu gọi các quốc gia có những hành động kịp thời nhằm giảm nguy cơ tử vong do các bệnh về phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá.
Theo Helino
Tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm cho con: Hoang mang quá mức, tự ý chẩn đoán rồi tiêm chính là cha mẹ đang hại con mình PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định, tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm được rất nhiều cha mẹ quan tâm trong thời đại ngày nay và nhiều người tự ý tiêm cho con mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Dậy thì sớm ở trẻ là vấn nạn hiện nay làm cha mẹ đau đầu Trong khi độ tuổi dậy thì...