Những sai lầm cực kỳ nguy hiểm khi chế biến rau xanh mà nhiều bà nội trợ mắc phải
Rau xanh rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai cũng biết ăn rau đúng cách. Dưới đây là những sai lầm cơ bản khi chế biến rau xanh mà nhiều bà nội trợ mắc phải.
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày cần được bổ sung nhiều rau xanh vì chúng cung cấp cho cơ thể một lượng Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Trong cơ thể mỗi người, có một số loại Vitamin được lưu trữ trong cơ thể để sử dụng cho tương lai và một số thì không thể lưu trữ và cần phải được bổ sung thường xuyên. Đó chính là các loại Vitamin nhóm B như Vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B12, Biotin, Choline, Axit Folic và Vitamin C là những loại Vitamin hòa tan trong nước nên không thể lưu trữ trong cơ thể và cần bổ sung hàng ngày. Và tất cả những Vitamin tan trong nước này đều có trong rau xanh.
Rau xanh tốt là vậy nhưng không phải ai cũng biết ăn rau xanh đúng cách. Dưới đây là một số sai lầm khi ăn rau xanh mà nhiều người mắc phải.
Để rau quá lâu sau khi nấu
Theo chia sẻ của tạp chí Khỏe và đẹp, nhiều người không biết rằng nếu râu để xào, luộc rồi ăn liền thì chỉ hao hụt khoảng 15% vitamin, nếu để sau 1 giờ mới ăn sẽ bị mất 25%, sau 2 giờ vitamin mất từ 34-57%. Còn nếu bạn chế biến sẵn, khi ăn, đem lên bếp hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%. Không những thế, món rau đó còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại do những vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển…
Bởi vậy, hãy ăn rau khi còn nóng và để tránh tình trạng dư thừa, bạn nên nấu vừa đủ.
Để lửa quá nhỏ khi luộc rau
Khi luộc rau, bạn không nên để lửa nhỏ, vì như vậy, rau bị đun lâu dẫn đến vitamin C và B1 sẽ tiêu tan. Thay vào đó, khi luộc rau, bạn nên cho vào nước một chút muối để giữ màu xanh của rau, đun to lửa cho đến khi nước sôi sùng sục mới bỏ rau vào, đậy nắp kín. Đảo một lần nhanh rồi vớt rau ra, ăn khi còn tái vừa ngon vừa bổ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số loại rau củ như chưa chuột, cà chua, khi ăn sống thì sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn là khi nấu. Chỉ cần rửa sạch, bạn có thể ăn sống đối với những thực phẩm này.
Cho quá ít nước khi luộc rau
Video đang HOT
Chính thói quen tiết kiệm thời gian đun nước sôi, tiết kiệm thời gian của một số bà nội trợ, khiến món rau mất ngon và có phần “sượng”. Vì thế, khi luộc rau bạn nên cho thêm nước, đun lửa to để rau nhanh chín và tránh tình trạng rau bị đen.
Xào quá kỹ
Khi bạn xào nấu rau dưới ngon lửa nhỏ, hơn nữa lại trong thời gian dài, các vitamin “nhạy cảm” có trong rau củ rất dễ bị phân hủy. Vì thế các chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.
Ăn rau để qua đêm
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite – chất gây ung thư, cho dù là bạn có đun lại đi chăng nữa cũng không thể khử được. Vì vậy không nên ăn rau đã để qua đêm.
.Theo Doisongphapluat
Cả nhà chán ăn vợ vào bếp nấu bữa cơm này ai cũng muốn "chén" ngay lập tức
Với hương vị thơm ngon, hấp dẫn của từng món ăn đảm bảo sẽ kích vị giác của cả nhà.
Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món:
- Sườn xào chua ngọt
- Canh khoai sọ nấu xương
- Rau mồng tơi luộc
- Tép rang khế
SƯỜN XÀO CHUA NGỌT
Nên chọn phần sườn non, thịt nhiều, xương mềm sẽ ngon hơn. Sườn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Ướp sườn với chút bột nêm, tiêu và 1/2 chỗ hành tím trên khoảng 15-20 phút cho sườn ngấm gia vị. Cho lòng trắng trứng vào sườn đã ướp gia vị ở trên trộn đều. Tiếp đến thêm thìa bột năng vào cùng và trộn đều để khi chiên sườn không bị khô và ngon hơn.
Bắc chảo lên bếp, chảo nóng cho dầu vào. Khi dầu nóng già cho sườn vào chiên chín vàng. Khi sườn chín cho ra đĩa có lót giấy thấm dầu. Chú ý không nên chiên kĩ quá sườn sẽ bị khô. Cho 1,5 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 3 thìa giấm ăn cùng 2-3 thìa nước lọc vào bát khuấy tan. Tiếp đến thêm 2 thìa tương cà chua vào trộn đều. Có thể điều chỉnh tỉ lệ tuỳ thuộc vị chua ngọt bạn muốn.
Gạn hết dầu ăn trong chảo, để lại cỡ 1/2 thìa dầu. Sau đó cho phần hành củ còn lại vào phi thơm. Khi hành thơm vàng cho phần nước sốt đã chuẩn bị ở trên vào đun sôi. Tiếp đến cho sườn đã chiên vào đảo đều khoảng 3-4 phút cho sườn ngấm sốt. Tắt bếp cho sườn ra đĩa, rắc chút hành lá xắt nhỏ là được.
CANH KHOAI SỌ NẤU XƯƠNG
Xương cục sơ chế sạch, cho vào ninh mềm để lấy nước. Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Khi xương mềm thì cho khoai vào ninh đến khi thấy khoai bở thì nêm gia vị, cho thêm hành hoa rồi tắt bếp.
RAU MỒNG TƠI LUỘC
- Rau mồng tơi nhặt bỏ lá và cọng già, đem rửa sạch. Luộc sôi nước và thả rau vào luộc chín.
- Vớt rau ra đĩa còn nước luộc thêm gia vị để làm canh.
TÉP RANG KHẾ
Tép rửa sạch, để ráo nước, ướp gia vị khoảng 10 phút. Khế cắt bỏ viền rồi xắt miếng mỏng tạo hình ngôi sao.
Hành củ thái lát, phi thơm với chút dầu ăn rồi cho tép vào rang đến khi vỏ tép chuyển màu hồng thì thêm khế và gia vị cho vừa ăn. Trong quá trình rang, tép sẽ tiết ra nhiều nước, khi tép cạn nước các bạn nêm 1 thìa cà phê đường, đảo đều. Khế mềm thì rắc nốt hành lá vào, rưới 1 thìa mỡ nước hoặc dầu ăn cho tép bóng, đảo thêm chút nữa rồi bắc xuống, vẩy ít hạt tiêu cho dậy mùi.
Giá tiền các món:
- Sườn xào chua ngọt: 65.000đ
- Canh khoai sọ nấu xương: 20.000đ
- Rau mồng tơi luộc: 5.000đ
- Tép rang khế: 15.000đ
Tổng: 105.000đ
Theo Khám phá
Năm nào cũng vậy, hễ trời sang thu là mẹ tôi nấu món chè này, cả nhà ai cũng háo hức mong chờ Chè khoai môn là món chè dân dã luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng, món ăn này lại càng được nhiều người yêu thích nồng nhiệt mỗi khi thu về! Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để nấu chè khoai môn: 200g khoai môn 50g đường nâu (đường mật) 1 củ gừng nhỏ 1 lít nước lọc Chế biến: Khoai...