Những sai lầm của Steve Jobs khi điều hành đế chế Apple
Bên cạnh những quyết định đưa Apple khỏi bờ vực phá sản, Steve Jobs từng đưa ra một số chiến lược bị nhiều người cho là sai lầm.
Năm 2000, Steve Jobs giới thiệu PowerMac G4 Cube sau thành công của iMac và laptop PowerBook. Chia sẻ với Newsweek , Jobs cho biết ý tưởng tạo ra PowerMac G4 Cube đến từ nhu cầu cá nhân của ông, muốn có một máy tính với màn hình đẹp như dòng Cinema Display của Apple nhưng không quá mạnh, đắt đỏ như PowerMac G4.
iMac được xem là thiết bị phục vụ nhu cầu ấy, nhưng Jobs cho rằng có một thị trường giữa iMac và PowerMac G4. Apple đã rút gọn linh kiện của PowerMac G4 để tạo ra PowerMac G4 Cube, máy tính hình khối lập phương kích thước 20 cm.
Ngoài thiết kế hiện đại, khả năng tháo lắp linh kiện dễ dàng, hệ thống tản nhiệt không cần quạt cũng là những điểm nổi bật của PowerMac G4 Cube. Tuy nhiên, Jobs đã sai lầm khi đặt mức giá 1.799 USD cho một thiết bị nằm giữa iMac và PowerMac G4 (giá 1.599 USD) trong khi cấu hình không mạnh hơn. Ảnh: Apple .
Dù được giới chuyên môn và nhà thiết kế đánh giá cao, PowerMac G4 Cube không thể tiếp cận nhiều người dùng phổ thông do giá đắt. Doanh số của thiết bị trong năm đầu chỉ bằng 1/3 mục tiêu. Tuy được giảm giá, model này vẫn không thể thu hút người dùng. Đến tháng 7/2001, Apple tuyên bố dừng sản xuất PowerMac G4 Cube.
Video đang HOT
Sai lầm tiếp theo của Jobs liên quan đến chiếc iPhone đầu tiên. Do không có App Store, máy chỉ có thể chạy ứng dụng bên thứ ba trên trình duyệt web. Dù các lập trình viên yêu cầu tạo ra kho ứng dụng, Jobs vẫn kiên định với giải pháp sử dụng trình duyệt, cho rằng chúng có thể truy cập dễ dàng trên mọi thiết bị, không cần tối ưu nếu iOS được nâng cấp.
Tuy nhiên, ứng dụng web bị nhiều người phàn nàn cho trải nghiệm quá kém. Lúc ấy, Eddy Cue, Phó chủ tịch Phần mềm Internet và Dịch vụ của Apple, đã đề xuất ý tưởng tạo ra kho ứng dụng và SDK (phần mềm phát triển) để lập trình viên phát triển app chất lượng hơn cho iPhone.
Tháng 10/2007, Jobs tuyên bố với nhà phát triển Apple sẽ phát hành SDK cho iPhone vào tháng 2/2008. App Store đạt hơn 10 triệu lượt tải sau một tuần ra mắt, đạt mốc 50.000 ứng dụng trong năm đầu tiên và trở thành một phần quan trọng của hệ sinh thái Apple.
Năm 2010, Jobs giới thiệu mạng xã hội âm nhạc iTunes Ping, cho phép theo dõi nghệ sĩ ưa thích và bạn bè. Chỉ mất 48 tiếng để Ping thu hút 1 triệu người đăng ký. Tuy nhiên, sự ra mắt của Ping không suôn sẻ khi khả năng tích hợp với Facebook để tìm bạn bè đã bị loại bỏ do thương lượng thất bại.
Tiếp theo, bài viết “rác”, lừa đảo xuất hiện dày đặc trên Ping chỉ 24 tiếng sau khi nền tảng này hoạt động, những tài khoản giả mạo nghệ sĩ cũng khiến Apple mất hàng giờ để loại bỏ. Ping trở thành cơn “ác mộng” với người dùng lẫn giới nghệ sĩ từ khi ra đời, nhưng vẫn tồn tại trong 2 năm trước khi bị đóng cửa do ít người dùng.
Sai lầm tiếp theo của Jobs liên quan đến iPad. Vào năm 2011, dòng iPad đầu tiên có doanh số khá tốt, nhưng cũng là lúc các hãng Android ra mắt tablet kích thước 7 inch nhỏ gọn và rẻ hơn. Tuy nhiên, Jobs vẫn giữ quan điểm kích thước 9,7 inch là lợi thế của iPad so với đối thủ. Eddy Cue đã gửi email cho ban lãnh đạo nói về trải nghiệm tốt khi sử dụng tablet 7 inch khiến ông “vứt bỏ” iPad.
Sau email của Cue, Tim Cook, quyền CEO Apple lúc đó đã đồng ý phát triển iPad với màn hình 7,9 inch, sau đó ra mắt với tên iPad mini vào tháng 11/2012. Máy có giá 329 USD, rẻ hơn 170 USD so với iPad tiêu chuẩn. Ngay trong năm đầu tiên, doanh số iPad mini đã vượt qua iPad, mang đến thành công bất ngờ cho Apple.
Jobs cũng từng khẳng định smartphone màn hình lớn không cần thiết, kích thước chỉ nên nằm gọn trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, sự ra đời của những smartphone Android màn hình lớn hơn cho thấy kích thước 3,5 inch của iPhone quá nhỏ bé. Đến năm 2012 khi Cook trở thành CEO, Apple ra mắt iPhone 5 với màn hình 4 inch, tiếp theo là iPhone 6 và 6 Plus với màn hình lần lượt 4,7 inch và 5,5 inch, bộ đôi iPhone thành công nhất của Táo khuyết từ trước đến nay.
Mở đấu giá NFT đơn xin việc của Steve Jobs
Đơn xin việc của Steve Jobs và phiên bản NFT (token độc nhất) sẽ được rao bán song song để so sánh giá trị.
Kể từ năm 2017, đây là lần thứ 3 đơn xin việc của Steve Jobs được chào bán
Năm 1973, Steve Jobs viết đơn xin gia nhập hãng game Atari với tư cách kỹ thuật viên. 3 năm sau đó, Steve Jobs cùng Steve Wozniak rời khỏi Atari, thành lập Apple.
Trong đơn xin việc, Steve Jobs cho biết mình học chuyên ngành Văn học Anh ở Reed College (Mỹ) nhưng đã bỏ học. Sở thích của ông là "điện tử công nghệ", "kỹ sư thiết kế". Sở trường là thành thạo máy vi tính, máy tính và thiết kế công nghệ.
Tờ đơn xin việc viết tay đã được bán đấu giá 3 lần từ năm 2017, giá trị đã tăng khoảng 1.200% trong khoảng thời gian đó, cho thấy kỷ vật của cố CEO Apple vẫn duy trì sức hút nhất định.
Doanh nhân Olly Joshi sống tại London (Anh) đã mua đơn xin việc của Steve Jobs với giá 224.750 USD vào tháng 3 năm nay. Người này sẽ tổ chức cuộc đấu giá mang tên "NFT và hiện vật" với mục đích đặt 2 loạt vật phẩm lên bàn cân, nhằm "làm nổi bật sự thay đổi trong cách nhận thức về giá trị, giữa hiện vật và sản phẩm kỹ thuật số". Joshi cho rằng điều này có thể mở ra một thị trường hoàn toàn mới, cho phép cả hai hình thức cùng tồn tại.
Phiên đấu giá NFT và hiện vật bắt đầu từ 9 giờ 41 sáng (giờ Mỹ) ngày 21.7, vì đó cũng là thời điểm Steve Jobs tiết lộ sản phẩm mới của Apple trong những sự kiện ra mắt. Phiên đấu giá sẽ khép lại lúc 14 giờ ngày 28.7.
Đơn xin việc dưới dạng NFT sẽ được thanh toán bằng đồng Ether, thông qua chợ số Rarible. Song song đó, người mua có thể chọn trả bằng tiền mặt hoặc tiền ảo để mua hiện vật.
Alexander Salnikov - đồng sáng lập Rarible cho biết: "Kiểu đấu giá độc đáo này sẽ kiểm tra giá trị thực sự nằm ở đâu. Tôi đang ở phe NFT vì tôi xuất thân từ lĩnh vực công nghệ. Chúc cho phiên bản đơn xin việc tốt nhất của Jobs sẽ chiến thắng!".
Một phần số tiền thu được từ buổi đấu giá sẽ được trích ra để tặng cho viện nghiên cứu ung thư và tổ chức quyền trẻ em.
Tài năng của Steve Jobs khiến Bill Gates kinh ngạc Bill Gates nói rằng ông từng phải nghĩ cách để bắt kịp iTunes Store của Apple sau khi dịch vụ này gây tiếng vang lớn vào năm 2003. Trong một bức tâm thư gửi các giám đốc điều hành của Microsoft, Bill Gates chia sẻ rằng Apple của Steve Jobs hoàn toàn có thể đánh bại cả ngành công nghiệp âm nhạc bằng...