Những sai lầm của bố mẹ khiến con lớn lên chẳng khác gì “chú gà công nghiệp” luôn co ro sợ hãi
Nếu không muốn trở thành cha mẹ thất bại thì hãy điểm lại xem bạn có đang mắc phải những lỗi nuôi dạy con dưới đây hay không nhé.
Làm cha mẹ, ai mà lại chẳng lo lắng cho con: Lo con đi ra ngoài đường có an toàn không; lo con vụng về không biết làm gì; lo con bị bạn bè bắt nạt…
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, những đứa trẻ được cha mẹ bảo bọc quá mức đến nỗi bố mẹ tự quyết định cuộc sống của con khi lớn lên sẽ không khác gì “gà công nghiệp”. Con sẽ ngơ ngác khi bước vào đời, loay hoay mỗi khi phải đưa ra quyết định và trong thâm tâm con cũng không biết mình phải làm gì với cuộc đời này nữa.
Hãy điểm lại xem bạn có đang mắc phải những lỗi nuôi dạy con dưới đây hay không nhé.
1. Yêu cầu con đi thay quần áo đẹp trước khi khách đến chơi nhà
Việc làm này của bố mẹ không mang ý nghĩa của sự gọn gàng mà nó chỉ đại diện cho tính cách của “cha mẹ hoàn hảo” của bố mẹ. Vì hành động và suy nghĩ của bạn chỉ tập trung vào thái độ của mọi người – bạn muốn họ thấy rằng bạn đã làm rất tốt trong việc chăm sóc con. Mọi người khen ngợi, bạn hạnh phúc, nhưng nếu họ không nói gì, bạn tự cảm thấy mình thất bại.
Và lúc này, sĩ diện của bố mẹ đang được đặt phía trên cảm xúc của con. Vì chưa chắc con đã đang vui khi mặc bộ quần áo mà bố mẹ chọn, hay hạnh phúc khi nghe những lời khen của khách. Điều này sẽ khiến trẻ hiểu rằng có những chuyện dù mình không thích, nhưng vì không muốn người khác đánh giá thấp, nên phải gồng mình sống cho vừa lòng người ta.
2. Trách móc khi con không làm được việc
Bố mẹ dễ buông lời trách mắng khi những kỳ vọng bạn đặt ra con không thực hiện được (Ảnh minh họa).
Thường thì bố mẹ hay có suy nghĩ nếu những đứa trẻ khác có thể làm được thì con mình cũng sẽ làm được. Song bạn lại quên mất rằng mỗi người đều có những khả năng và mong muốn khác nhau. Vậy nên, khi con không làm được như bố mẹ mong đợi thì bạn bắt đầu trách móc trẻ hoặc bản thân mình.
Video đang HOT
Theo các nhà tâm lý học, hành vi này của bố mẹ sẽ khiến trẻ ngày càng tự ti về bản thân mình. Tốt nhất, bố mẹ nên dạy con rằng mỗi người đều có một năng khiếu khác nhau và người biết nhiều thứ chưa chắc đã là người hạnh phúc.
3. Luôn khiến con bận rộn
Bố mẹ thường lo con rảnh rỗi quá sẽ sinh nông nổi, dễ sa đà vào mấy chuyện không hay. Do đó, bạn quyết định phải luôn làm cho con bận rộn bằng cách tạo cho con rất nhiều việc phải làm. Chẳng hạn như cho con tham gia nhiều khóa học thêm, làm nhiều bài tập, dọn dẹp nhà cửa… Và bố mẹ hoàn toàn hài lòng khi con không còn thời gian trống để dành cho những sở thích riêng.
Đây là một cách tước đoạt quyền tự do của con một cách gián tiếp. Những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ không biết sắp xếp công việc cũng như không biết phải làm gì với cuộc sống của mình.
4. Can thiệp vào chuyện bạn bè của con
Ngay cả khi con đã lớn, bố mẹ vẫn can thiệp vào việc con đi đâu, làm gì cùng các bạn, thậm chí là xin số điện thoại và địa chỉ nhà các bạn của con. Đây là một sai lầm mà bố mẹ không nên mắc phải. Bởi hành vi này sẽ khiến con cảm thấy mình bị mất tự do, đôi lúc còn dẫn đến việc con bị bắt nạt ở trường do dám tiết lộ thông tin của các bạn cho bố mẹ.
5. Cấm con làm các việc mà bố mẹ cho là nguy hiểm
Bố mẹ đã bao giờ cấm con không được chơi dao chơi kéo, không được đu xích đu quá cao chưa? Hay bạn đã bao giờ từ chối không cho con tham gia các môn thể thao có tính chất nguy hiểm chưa? Chắc chắn ông bố bà mẹ nào cũng lo cho sự an toàn của con. Tuy nhiên, bố mẹ không nên ngăn cản mọi trải nghiệm của con, và đôi khi sự thất bại lại khiến con trưởng thành hơn rất nhiều.
6. Cố gắng kiểm soát tài khoản mạng xã hội của con
Mạng xã hội được ví như một con dao hai lưỡi, nó có thể giúp con kết nối được với nhiều kiến thức và bạn bè tốt, nhưng cũng dễ khiến con rơi vào sa ngã. Song, điều quan trọng là bố mẹ nên dạy con cách ứng xử trên mạng xã hội hơn là kiểm soát tài khoản của con.
Nói tóm lại, làm cha mẹ là một công việc rất khó khăn, và mọi suy nghĩ, thái độ của bố mẹ đều ảnh hưởng đến tâm lý của con. Nếu bố mẹ luôn sống trong sự lo lắng thì con sẽ luôn ở trong tâm trạng sợ hãi khi lớn lên. Những vấn đề tâm lý như thế này sẽ ngăn cản sự thành công hạnh phúc đến với con.
Thế nên, tốt hơn hết bố mẹ hãy là người đứng phía sau hỗ trợ con, và hãy để con tự đưa ra quyết định những gì liên quan đến cuộc sống của mình. Hãy để con được trải nghiệm để con biết rằng thế giới này rất thú vị và là một nơi tuyệt vời để khám phá.
H.H
Chẳng lẽ phải xin lỗi... em chồng?
Em gái chồng em vốn chậm chạp, vụng về. Chắc cũng vì vậy mà tới gần "băm" vẫn chưa chồng. Mỗi lần cổ nấu gì, là thôi rồi nhà bếp như một bãi chiến trường.
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Em là một cô dâu mới về nhà chồng, mọi chuyện còn rất lạ lẫm, bỡ ngỡ. Tính em vốn nhanh nhẹn, đi nhanh nói nhanh, không kiên nhẫn chờ đợi được, có việc gì là làm thoăn thoắt cho xong, trong lòng nghĩ sao nói ra liền. Từ nhỏ đến lớn em vẫn hay bị mắng là "tài lanh". Vì vậy khi em đi làm dâu, má em rất lo, dặn con có chuyện gì cũng phải hỏi trước hỏi sau, từ từ suy xét cẩn thận rồi làm.
Em gái chồng em vốn chậm chạp, vụng về. Chắc cũng vì vậy mà tới gần "băm" vẫn chưa chồng. Mỗi lần cổ nấu gì, là thôi rồi nhà bếp như một bãi chiến trường, dao thớt chén tô ly muỗng lăn lóc mỗi nơi một thứ, nhiều khi nấu xong nhà không còn chén dĩa để dọn cơm ăn.
Vậy mà mỗi lần em phụ dọn, là cổ la lối hỏi cái này đâu rồi, cái kia đâu rồi, người ta đang làm sao dọn chi vậy...? Cổ nấu bữa trưa, thì hai giờ chiều cả nhà mới được ăn. Riết rồi mỗi lần tới Chủ nhật, thứ Bảy, hai ngày cổ bày ra nấu món này món nọ, là em rủ chồng đi ra ngoài ăn cho khỏe.
Ở nhà chờ dài cổ không có cơm ăn, mà tới lúc có đồ ăn thì dù dở cũng không được chê. Chuyện là vậy, mà má chồng em kêu cả hai vợ chồng vô nói chuyện, kiểu "làm anh chị phải đáng mặt anh chị, phải thương em, lo cho em...".
Em nói luôn, má lo đi, con không lo được. Má em giận lắm, chồng em cũng giận, nhưng em thấy em nói đúng mà. Mấy nay cổ giận, không nấu ăn thứ Bảy, Chủ nhật nữa. Không khí gia đình nặng nề, khó chịu. Chẳng lẽ giờ em phải xin lỗi, mà xin lỗi ai đây?
Hồng Trân (TP.HCM)
Em Hồng Trân thân mến,
Tạo hóa sinh có người nhanh có người chậm, đó là đặc tính, không phải là lỗi của ai cả. Trong gia đình hay ngoài xã hội, nguyên tắc cơ bản vẫn là tôn trọng sự khác biệt của nhau. Cụ thể là trong nhà, em phải tôn trọng sự chậm chạp của em chồng, cũng như em chồng tôn trọng sự nhanh nhảu của em.
Mình cần học cách sống chung, làm sao mọi người dung hòa, không làm tổn thương nhau em ạ. Tính cách, thói quen của con người khó thay đổi, mà em cũng đâu cần đặt mục tiêu thay đổi tính cách của em chồng làm gì. Vậy nên, chậm chậm lại một chút để hiểu và chia sẻ với mọi người, em nhé.
Em có thể sẽ cần phải xin lỗi em chồng. Cô ấy đi làm suốt tuần, thứ Bảy, Chủ nhật còn bày ra nấu nướng món này món nọ là để cả nhà cùng ăn bữa cơm gia đình. Nay mình rủ chồng bỏ ra ngoài ăn, vậy cũng là coi thường cố gắng của cô ấy.
Em nói chuyện với cô ấy đi. Chắc cô ấy cũng biết mình chậm, nhiều khi cái mặc cảm chậm lụt còn lấn tới chỗ chậm chồng con nữa kìa. Mình không thông cảm, cô ấy buồn tủi, ấm ức, không khí gia đình nặng nề, mình cũng chẳng vui vẻ gì phải không em?
Em cứ chân thành nói chuyện, rằng cái nhanh nhảu của mình cũng làm hư nhiều chuyện, mình cũng muốn giảm tốc độ mà chưa tìm được cách. Vậy thứ Bảy, Chủ nhật cùng nhau làm bếp cũng là cơ hội cho mình điều chỉnh tốc độ.
Có thể, hai chị em thống nhất món ăn, thống nhất ai làm phần nào, phần nào cần nhanh gọn thì em lo, phần nào chậm chậm cứ để cô ấy thong thả làm. Hai người ráp lại, bổ sung, đỡ đần cho nhau, chắc chắn cơm trưa của cả nhà sẽ đúng giờ, mà cái chuyện nấu ngon nấu dở cũng được châm chước một phần.
Cả nhà được họp mặt cuối tuần, cũng là dịp vui. Ba má chắc sẽ cảm ơn em nhiều lắm. Biết đâu nhờ cái "nhanh" của em mà cô ấy thay đổi phần nào. Rồi cũng biết đâu nhờ cái "chậm" của cô ấy, mà em đằm tính lại, chững chạc lo việc nhà. Chúc em thành công, để gia đình nhanh chóng có được không khí thuận hòa, vui vẻ trở lại.
Hạnh Dung
Trưởng thành và... sợ sex Những cô bé lớn lên và ghê sợ cơ thể của mình, có lạ lắm không? Có phải là trường hợp cá biệt? Tôi có chị bạn vốn chơi thân từ nhỏ, nay đã qua tuổi trung niên mà vẫn chưa kết hôn. Chẳng phải do chị vô duyên xấu xí gì, mà bởi chị luôn tìm cách tránh xa người khác giới....