Những sai lầm cần tránh để có kết nối Wi-Fi tốt
Có một kết nối Wi-Fi là điều cần thiết hiện nay, đặc biệt khi số lượng thiết bị kết nối internet gia đình trong hệ sinh thái Internet of Things (IoT – Internet Vạn vật) ngày càng tăng.Điều này có nghĩa người dùng cần vùng phủ sóng, tốc độ và dung lượng kết nối tốt để việc kết nối thiết bị không bị gián đoạn.
Nhưng vì một lý do nào đó, nhiều người có thể mắc phải các sai lầm trong việc thiết lập kết nối Wi-Fi, làm ảnh hưởng đến chất lượng kết nối.
Xu hướng Internet of Things ngày càng phát triển dẫn đến yêu cầu về kết nối Wi-Fi cần ổn định hơn
Sử dụng repeater
Nhiều người thường lắp đặt repeater để cải thiện tín hiệu Wi-Fi gia đình. Repeater là một thiết bị đơn giản để sử dụng và có thể giúp cải thiện phạm vi phủ sóng, nhưng không phải tất cả đều giống nhau. Trên thực tế, một số có thể trở thành vấn đề và thậm chí làm cho kết nối bắt đầu trở nên tồi tệ hơn với tốc độ kém hoặc bị rớt mạng.
Do đó, hãy tránh sử dụng bất kỳ repeater Wi-Fi nào. Thay vào đó, hãy tìm cách sắm một thiết bị phát Wi-Fi tốt nhất có thể. Ngoài ra, người dùng có thể xây dựng một hệ thống Wi-Fi Mesh hoặc các thiết bị PLC cũng sẽ rất hữu ích để phủ sóng đến những nơi khác trong nhà mà không bị giảm tốc độ hoặc rớt mạng.
Đặt router ở bất kỳ nơi đâu
Trong nhiều trường hợp, người dùng thường có thói quen đặt router Wi-Fi ở bất kỳ nơi nào có thể. Đôi khi, điều này bắt nguồn từ sự thuận tiện, nhưng tốt hơn hết hãy gắn cố định nó ở một nơi thích hợp để có thể phân phối tín hiệu tốt hơn và người dùng sẽ không gặp sự cố kết nối.
Những sai lầm cần tránh để có kết nối Wi-Fi tốt – ảnh 2
Video đang HOT
Hãy đặt bộ phát sóng Wi-Fi ở khu vực thoáng, tránh các nơi hẹp và nhiều vật cản
Ví dụ, việc đặt router gần các thiết bị điện tử khác là một sai lầm. Điều này có thể ảnh hưởng đến mạng Wi-Fi, đặc biệt là khi người dùng sử dụng các thiết bị sử dụng băng tần 2,4 GHz và kết nối với băng tần đó. Người dùng cũng cần tránh đặt router trong một khu vực bị che bởi hộp, đồ đạc hoặc bất cứ thứ gì khác có thể chặn tín hiệu.
Tốt nhất, hãy để nó ở một vị trí cao, tránh xa khả năng gây nhiễu và nếu có thể, hãy đặt ở vị trí trung tâm trong nhà. Bằng cách này, người dùng có thể phân phối tín hiệu tốt hơn mà không gặp vấn đề về vùng phủ sóng.
Không chọn đúng băng tần
Ngày nay hầu hết các thiết bị đều cho phép chúng ta kết nối với băng tần 5 GHz và cả 2,4 GHz. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các băng tần này. Trong khi 5 GHz là tốt nhất để cho tốc độ tối đa nhưng lại nhạy cảm với khoảng cách. Mặt khác, 2,4 GHz chậm hơn nhưng ổn định và phạm vi phủ sóng xa hơn.
Lựa chọn sử dụng băng tần nào là điều cần thiết. Đó có thể là chìa khóa để có kết nối Wi-Fi tốt và không gặp vấn đề về tốc độ, vùng phủ sóng hoặc bị nhiễu sóng gây mất kết nối.
Cái tên Wi-Fi có nghĩa là gì
Wi-Fi không phải là viết tắt của 'wireless fidelity' như nhiều người tưởng.
Trong thời đại công nghệ, Wi-Fi trở thành kết nối quen thuộc, không thể thiếu trên phần lớn thiết bị. Tuy nhiên, cái tên của kết nối này bị nhiều người hiểu nhầm.
Mọi người thường nghĩ Wi-Fi là từ viết tắt của "wireless fidelity", tức là kết nối dùng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu. Dù vậy, thực tế thuật ngữ Wi-Fi không có ý nghĩa gì.
"Wi-Fi" chỉ là một cụm từ vô nghĩa được các nhà sáng lập chọn một cách ngẫu nhiên để đặt tên cho kết nối của mình. Ảnh: Washington Post.
Gần đây, bài phỏng vấn từ năm 2005 được chia sẻ lại. Trong đó, Phil Belanger, thành viên sáng lập tổ chức Liên minh Wi-Fi (Wi-Fi Alliance) đã tiết lộ câu chuyện thật sự đằng sau tên gọi này.
Theo Phil Belanger, Wi-Fi chỉ là cụm từ vô tình được nhóm chọn trúng giữa 10 cụm từ khác do công ty tư vấn thương hiệu, Interbrand, sáng tạo ra sau khi ký hợp đồng.
Tên gọi đầy đủ của Wi-Fi là "IEEE 802.11b Direct Sequence", nhưng các nhà sáng lập cho rằng cái tên này sẽ không thể sử dụng một cách phổ biến. Họ cần một tên gọi khác dễ nhớ và dễ tiếp cận hơn với người dùng. Đó là lý do liên minh này lựa chọn cái tên "Wi-Fi" cho kết nối mới của mình.
Quan niệm sai lầm về ý nghĩa thuật ngữ "Wi-Fi" bắt đầu lan rộng kể từ khi Liên minh Wi-Fi sử dụng khẩu hiệu "The Standard for Wireless Fidelity" (Tiêu chuẩn cho độ trung thực không dây) trong các quảng cáo của mình.
Belanger cho biết khi đó các đồng nghiệp của ông đã phải đau đầu nghĩ cách giải thích hợp lý cho cái tên tên gọi "Wi-Fi" vốn không có nghĩa, sau đó đành phải sử dụng khẩu hiệu này.
Thành viên sáng lập thừa nhận đây là lỗi của họ vì đã khiến người dùng bị nhầm lẫn, đồng thời gọi đây là "nỗ lực vụng về khi cố gắng tìm ý nghĩa cho hai từ 'Wi' và 'Fi'".
Quan niệm sai lầm này còn được lan rộng hơn khi Liên minh in khẩu hiệu của mình lên áo và mũ lưu niệm. Ngày nay, câu "The Standard for Wireless Fidelity" đã phổ biến đến mức ai cũng nghĩ rằng Wi-Fi là từ viết tắt của "wireless fidelity".
Song, theo TechRadar, bản thân cụm từ "wireless fidelity" cũng không hề có nghĩa. Thuật ngữ "fidelity" thường dùng để biểu thị mức độ tái tạo tín hiệu của một thiết bị. Đơn cử như TV Hi-Fi (High-fidelity) là những thiết bị có khả năng hiển thị hình ảnh với độ chân thực cao, sống động. Nhưng Wi-Fi không hề có tính chất này. Nó chỉ là một phương thức kết nối các phương tiện lại với nhau.
Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao hiểu lầm này lại trở nên phổ biến như vậy? Trong vòng 2 thập kỷ trở lại, mọi người đều đã quen sử dụng cụm từ này. Chỉ cần có người hỏi về ý nghĩa của Wi-Fi, chúng ta đều sẽ ngay lập tức giải thích nó là "wireless fidelity", kết nối không dây.
Tuy nhiên, với vai trò là thành viên sáng lập Liên minh Wi-Fi, Belanger cho rằng mọi người tốt nhất nên quên câu khẩu hiệu "The Standard for Wireless Fidelity" và cách giải thích sai lầm này.
Wi-Fi ngày nay được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị di động, máy tính... Ảnh: Apple.
Nhưng bỏ qua những hiểu lầm đằng sau tên gọi, Wi-Fi vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Wi-Fi còn được gọi với tên mã 802.11, là tiêu chuẩn IEEE của mạng cục bộ không dây (WLAN).
Về nguyên tắc, Wi-Fi sử dụng sóng radio để truyền tải dữ liệu từ thiết bị phát (router) và thiết bị nhận (adapter có sẵn trên thiết bị di động, máy tính).
Vic Hayes được xem là "cha đẻ" của Wi-Fi vì ông chính là người đứng đầu nhóm phát triển mạng LAN không dây IEEE 802.11 và giúp mạng Wi-Fi thành công như hôm nay.
Cách đơn giản để tìm lại mật khẩu Wi-Fi bạn đã từng kết nối trong Windows 11 Bạn muốn tìm lại mật khẩu Wi-Fi đã từng kết nối và lưu trong Windows 11? Đây là bài viết dành cho bạn. Một khi máy tính xách tay của bạn được kết nối với Wi-Fi, bạn cảm thấy không có lý do gì để nhớ mật khẩu. Cho đến khi bạn cần kết nối một thiết bị khác hoặc thay đổi mật...