Những rau củ chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất ở Mỹ năm 2020
Tổ chức Công tác về Môi trường (EWG) tại Mỹ đã đưa ra danh sách các loại rau củ quả có lượng tồn dư thuốc trừ sâu cao nhất năm 2020. Vậy phải làm thế nào để giảm bớt đi hàm lượng thuốc này?
Trong báo cáo hồi tháng 4/2020, tổ chức Công tác về Môi trường – tổ chức phi lợi nhuận hoạt động về môi trường của Mỹ đã nghiên cứu và công bố danh sách 12 loại rau quả có tồn dư thuốc trừ sâu nhiều nhất; đồng thời, gợi ý 15 thực phẩm, rau củ an toàn, chứa ít hoặc không chứa các chất bảo vệ thực vật tại Mỹ.
Dâu tây là loại quả chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất
Theo tổ chức Công tác về Môi trường, danh sách 12 loại trái cây và rau quả có tồn dư thuốc trừ sâu nhiều nhất trên phạm vi nước Mỹ gồm có: Dâu tây, cải bó xôi, cải xoăn, quả xuân đào, táo, nho, đào, cherry, lê, cà chua, cần tây và khoai tây.
Ngoài danh sách các loại rau củ quả chứa thuốc trừ sâu nhiều nhất, tổ chức Công tác về Môi trường cũng đưa ra 15 loại rau củ quả sạch và an toàn của năm 2020 bao gồm: Bơ, ngô ngọt, dứa, hành tây, đu đủ, đậu Hà Lan đông lạnh, cà tím, măng tây, súp lơ, dưa lưới, bông cải xanh, nấm, bắp cải, dưa lê, kiwi.
Những cách làm giảm thuốc trừ sâu?
Video đang HOT
Chuyên gia dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Vương Hưng Ngân cho biết, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người nông dân tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong một thời gian dài có khả năng mắc ung thư cao. Càng tiếp xúc lâu, nguy cơ mắc ung thư gan càng lớn, những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu có nguy cơ mắc ung thư hạch cao gấp 5 đến 8 lần.
Ngoài ra, dư lượng thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc mãn tính, chẳng hạn như giảm khả năng miễn dịch, vô sinh, gây ra các bệnh mãn tính khác nhau, khối u,… tiêu thụ lâu dài thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu trong khi mang thai và cho con bú sẽ làm tăng tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh.
Người bình thường không thể phân biệt được trên trái cây và rau củ có thuốc trừ sâu hay không, nhưng không thể không ăn. Do đó, phương pháp làm sạch trái cây và rau củ rất quan trọng.
1. Gọt vỏ
Nhiều loại trái cây và rau quả có sáp trái cây tự nhiên trên vỏ, thuốc trừ sâu tan trong nước không thể xâm nhập và thuốc trừ sâu tan trong chất béo thường chỉ ở trên bề mặt. Trong trường hợp này, chỉ cần gọt vỏ và ăn bình thường. Gọt vỏ là một cách rất an toàn để loại bỏ thuốc trừ sâu, với tỷ lệ hiệu quả hơn 90%. Tất nhiên, phương pháp này không phù hợp với rau xanh, nhưng nếu là bắp cải bọc lá và cải xoăn, nên vứt bỏ 2 đến 3 lá bên ngoài cũng khá an toàn.
2. Chần qua nước sôi
Chần qua nước nóng cũng là một cách tốt để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu. Sử dụng nước nóng, tốc độ hòa tan của thuốc trừ sâu cao hơn nước lạnh. Nói chung, tốt nhất là chần rửa các loại củ trong vòng 1 đến 2 phút. Nhiều loại rau lá xanh cũng rất thích hợp để sử dụng phương pháp này, đặc biệt là các loại rau có hàm lượng axit oxalic cao. Việc chần nước nóng không chỉ có thể loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu mà còn loại bỏ một phần axit oxalic.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có một nhược điểm lớn đó là chần nước nóng có thể gây mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Thực chất các vitamin và các chất dinh dưỡng khác trong rau quả không chịu nhiệt, nấu ăn bình thường cũng đã làm mất một phần chất dinh dưỡng. Nếu bạn lại chần nước nóng trước khi nấu, các chất dinh dưỡng sẽ bị mất thêm.
3. Rửa trái cây và rau dưới vòi nước chảy
Trong quá trình chăm sóc trái cây và rau củ, nhiều nông dân phun thuốc trừ sâu trên lá và thân cây để bảo vệ cây trồng khỏi bị hư hại. Một số lượng đáng kể thuốc trừ sâu cũng tích tụ trên bề mặt ngoài của các loại trái cây và rau củ. Để loại bỏ hàm lượng thuốc trừ sâu còn lưu lại trên các thực phẩm rau quả mua về điều đầu tiên bạn cần chú ý là phải rửa chúng dưới vòi nước chảy trước khi ăn.
Rửa sạch trái cây và rau củ dưới vòi nước chảy không chỉ đơn giản là loại bỏ các loại thuốc trừ sâu vì chúng hòa tan trong nước, mà thao tác chà xát khi rửa còn giúp loại bỏ các cặn bẩn. Trái cây như nho, táo, dâu tây, ổi, quả việt quất, mận, đào và lê cũng như rau quả như cà chua, cà tím, đậu xanh và đậu bắp có thể được làm sạch khi sử dụng phương pháp này.
Mối liên hệ giữa bệnh Parkinson và độc chất
Qua tổng hợp nhiều nghiên cứu khoa học có quy mô lớn, 4 chuyên gia thần kinh hàng đầu đến từ Mỹ và Hà Lan vừa ra mắt quyển sách mang tên "Chấm dứt bệnh Parkinson", viết về mối liên hệ giữa những trường hợp mắc "hội chứng liệt rung" này với việc phơi nhiễm một số hóa chất độc hại.
Trong đó, các tác giả ví sự gia tăng số ca Parkinson là "một đại dịch nhân tạo", có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của ngành hóa chất cũng như việc gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu, dung môi công nghiệp và chất tẩy nhờn trên toàn thế giới.
Các tác giả cho biết tỷ lệ mắc bệnh Parkinson trong 25 năm qua đã tăng 22% trên phạm vi toàn cầu. Nam giới làm việc trong các ngành nghề phải tiếp xúc với sản phẩm công nghiệp có nguy cơ phát triển bệnh Parkinson cao hơn 40% so với phụ nữ. Và trong số độc chất dễ phơi nhiễm có dung môi tẩy rửa trichloroethylen (TCE), từng được chứng minh có liên quan đến Parkinson.
Một độc tố nổi bật khác có thể làm tăng 150% nguy cơ mắc bệnh này là thuốc trừ sâu paraquat. Tại Hà Lan, TCE và paraquat đều bị cấm cách đây nhiều năm và tỷ lệ mắc bệnh Parkinson cũng giảm theo từ đó.
Giống như hút thuốc và ung thư, mối quan hệ giữa phơi nhiễm hóa chất và sự khởi phát Parkinson cũng được các chuyên gia chỉ ra. Chẳng hạn, nghiên cứu do Tiến sĩ Caroline Tanner và Tiến sĩ William Langston thực hiện trên 17.000 cặp song sinh tại California cho thấy, yếu tố môi trường đã vượt qua yếu tố di truyền về nguyên nhân gây bệnh Parkinson. Hai nhà nghiên cứu sau đó phát hiện những nông dân sử dụng hóa chất nông nghiệp - bao gồm rotenone và paraquat - có gấp đôi nguy cơ mắc Parkinson so với những người không dùng.
30 năm trước, ại học Emory phát hiện chuột phát triển các biểu hiện đặc trưng của bệnh Parkinson khi được cho dùng rotenone. Sau khi kiểm tra não chuột, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy chúng đã mất đi lượng tế bào thần kinh sản xuất ra dopamine, một tổn thương y hệt ở bệnh nhân Parkinson.
Hiện nay, bệnh Parkinson chưa có thuốc chữa mà chỉ có thuốc giúp bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng.
BS cảnh báo 4 "sát thủ" phá hỏng dạ dày, nhiều người vẫn yêu thích đưa lên miệng mỗi ngày Bệnh dạ dày đang ngày càng trở nên phức tạp và trẻ hóa lứa tuổi mắc bệnh. Các bác sĩ khuyên bạn nên tránh xa 4 thứ gây nguy hiểm cho sức khỏe dạ dày. Cùng với mức sống và chất lượng sống của người dân bây giờ đã tốt hơn rất nhiều so với trước đây và đi cùng với đó là...