Những quy định nổi bật về giáo dục có hiệu lực từ tháng 3/2020
Quy định về lựa chọn sách giáo khoa, mỗi giảng viên cần có diện tích làm việc 10m2… là những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 3/2020.
Những quy định nổi bật về giáo dục có hiệu lực từ tháng 3/2020 bao gồm:
Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ cở giáo dục phổ thông. Cụ thể, từ 15/3:
Tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách giáo khoa của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa. Giáo viên bỏ phiếu kín lựa chọn một đầu sách giáo khoa cho mỗi môn học thuộc phạm vi đánh giá, lựa chọn của tổ chuyên môn.
Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn theo các nguyên tắc quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa. Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn sách giáo khoa. Sách giáo khoa được lựa chọn phải được trên 1/2 (một phần hai) số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn…
Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên tham dự. Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa đã được Hội đồng lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định danh mục sách giáo khoa sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niêntheo Nghị định 14/2020/NĐ-CP của Chính phủ
Video đang HOT
Mức trợ cấp được tính bằng (lương hưu tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp với nguồn kinh phí do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2020.
Theo đó, Nghị định này đối tượng áp dụng là giáo viên, giảng viên, cô nuôi dạy trẻ, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm nhà trẻ, giám đốc, phó giám đốc, trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng phòng, phó trưởng phòng, nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành hoặc nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu trong khoảng thời gian từ 1/1/1994 đến 31/5/2011 tại các cơ sở giáo dục công lập sau: Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước…
Để được chế độ trợ cấp, các đối tượng phải có đủ các điều kiện trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành và tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 5 năm trở lên; đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 1/1/2012. Mức trợ cấp được tính bằng (lương hưu tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp với nguồn kinh phí do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định.
Thời hạn giải quyết chế độ là 20 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của người đủ điều kiện hưởng trợ cấp.
Quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học theo Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT
Theo đó, từ 1/3/2020, bên cạnh văn bằng giáo dục đại học sẽ cấp kèm theo phụ lục văn bằng, gồm các nội dung chính như: Thông tin về người được cấp văn bằng: họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh; Thông tin về văn bằng (tên cơ sở giáo dục đại học cấp bằng, chuyên ngành đào tạo…); Thông tin về nội dung, kết quả học tập (nếu có); Thông tin kết nối với văn bằng.
Quy định mỗi giảng viên cần có diện tích làm việc 10m2
Có hiệu lực từ ngày 27/3/2020, Thông tư 03/2020/TT-BGDĐT quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Cụ thể, diện tích làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính, giảng viên được quy định như sau:
Mỗi giáo sư cần có diện tích làm việc 18m2;
Mỗi phó giáo sư cần có diện tích làm việc 15m2;
Mỗi giảng viên chính, giảng viên cần có diện tích làm việc 10m2.
Đ ánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng và trung cấp sư phạm
Theo Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm.
Theo infonet
Phòng, chống dịch không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ chọn SGK
Theo lộ trình của Bộ GD&ĐT, các trường phải công bố công khai danh mục SGK được lựa chọn để sử dụng và niêm yết tại cơ sở trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất từ 5 tháng.
Ông Nguyễn Kiên Cường - Hiệu trưởng trường Tiểu học Sóc Đăng (Đoan Hùng, Phú Thọ) - cho biết: Trong thời gian học sinh tạm nghỉ vì phòng chống dịch Covid-19, cán bộ, giáo viên, nhân viên vẫn có mặt tại trường để thực hiện công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh; hỗ trợ học sinh học tại nhà và sinh hoạt chuyên môn. Do đó, công tác phòng, chống dịch không làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ lựa chọn sách giáo khoa (SGK).
Cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Sóc Đăng nghiên cứu, thảo luận chọn SGK.
Theo lộ trình của Bộ GD&ĐT, các trường phải công bố công khai danh mục SGK được lựa chọn để sử dụng và niêm yết tại cơ sở trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất từ 5 tháng. Nắm được lộ trình đó, theo ông Nguyễn Kiên Cường, trường Tiểu học Sóc Đăng đã yêu cầu tất cả giáo viên chủ động đọc và tham khảo các bộ sách đã được Bộ GD & ĐT phê duyệt.
Tổ chuyên môn của trường tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá SGK các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn SGK. Giáo viên bỏ phiếu kín lựa chọn một đầu SGK cho mỗi môn học thuộc phạm vi đánh giá, lựa chọn của tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn báo cáo Hội đồng danh mục SGK được lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự số phiếu đồng ý lựa chọn từ cao xuống thấp. Danh mục SGK được lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên trong tổ chuyên môn.
"Trường đã ra quyết định thành lập Hội đồng lựa chọn sách gồm 11 thành viên. Trong đó, Hiệu trưởng là chủ tịch Hội đồng, Hiệu phó là phó chủ tịch Hội đồng, Tổ trưởng chuyên môn là thư ký, các uỷ viên là giáo viên phụ trách các môn học,1 thành viên là đại diện cho cha mẹ học sinh của nhà trường. Các thành viên còn lại là giáo viên dạy các môn học hoặc hoạt động giáo dục có SGK được lựa chọn" - ông Nguyễn Kiên Cường cho hay.
Nói thêm về quy trình chọn SGK, ông Nguyễn Kiên Cường cho biết: Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục SGK do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn theo các nguyên tắc quy định tại hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và tiêu chí lựa chọn SGK.
Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn SGK. SGK được lựa chọn phải được trên 1/2 (một phần hai) số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn. Trường hợp SGK không được trên 1/2 số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn, Hội đồng thảo luận, phân tích các SGK với các tiêu chí lựa chọn SGK và bỏ phiếu lựa chọn lại.
Sau lần bỏ phiếu thứ hai, nếu vẫn không được trên 1/2 số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn thì Hội đồng quyết định lựa chọn SGK có số phiếu đồng ý cao nhất trong danh mục SGK do tổ chuyên môn báo cáo theo quy định. Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn SGK thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên tham dự.
Dù theo quy định, lựa chọn sách thuộc quyền của cơ sở giáo dục, nhưng ông Nguyễn Kiên Cường cũng cho biết, nhà trường mong muốn chọn được một bộ sách chung của tỉnh. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc chỉ đạo, tập huấn cho giáo viên cũng như trao đổi chuyên môn giữa các trường trong huyện, trong tỉnh.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
[Infographic] Các mốc thời gian thực hiện lựa chọn sách giáo khoa Sau khi Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa mới trong cơ sở giáo dục phổ thông, các cơ sở giáo dục bắt đầu triển khai công tác lựa chọn sách giáo khoa cho học sinh lớp 1 để có thể bắt đầu sử dụng trong nhà trường từ năm học 2020-2021. HOA LÊ...