Những quốc gia nào sát cánh với Mỹ trong ‘cuộc chiến’ tẩy chay Huawei?
Ngoài Mỹ, các thành viên nhóm chia sẻ tình báo Five Eyes bao gồm: Canada, New Zealand, Australia, Anh đã bắt đầu lên kế hoạch cấm cửa mọi sự tiếp cận của Huawei đối với công nghệ trong nước.
Một số quốc gia đã lên tiếng tẩy chay các thiết bị phần cứng đến từ Huawei vì những lo ngại về an ninh, bắt nguồn từ những cáo buộc cho rằng Chính phủ Trung Quốc sử dụng các sản phẩm của Huawei để theo dõi mọi người trên khắp thế giới.
Huawei đã phủ nhận tất cả các cáo buộc về việc họ hoạt động để giúp thu thập thông tin tình báo cho Chính phủ Trung Quốc. Nhưng cho đến nay, bốn quốc gia đã chính thức cho biết họ sẽ không cho phép Huawei tham gia vào thử nghiệm 5G, bên cạnh việc cấm các thiết bị do hãng này sản xuất.
Mỹ
Mỹ, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Trung Quốc cả về kinh tế – cũng như tình báo toàn cầu – sợ Trung Quốc sẽ tiếp cận các thông tin an ninh quan trọng và đe dọa đến cơ sở hạ tầng viễn thông của Mỹ.
Để ngăn chặn các công ty viễn thông Trung Quốc làm điều này, các nhà lập pháp Mỹ đã kêu các nhà mạng như AT&T xem xét lại các thỏa thuận tiềm năng với Huawei.
Cũng trong năm qua, Mỹ cũng ra quyết định cấm sử dụng các thiết bị điện tử, viễn thông của nhà sản xuất Trung Quốc trong các cơ quan hành chính và căn cứ quân sự của nước này trên toàn cầu.
Kể từ đó, Mỹ cũng kêu gọi các đồng minh ngừng sử dụng công nghệ của Huawei cho các cơ sở hạ tầng quan trọng, đặc biệt tập trung vào các thành viên của nhóm Five Eyes, một nhóm năm quốc gia gồm Mỹ, Canada, New Zealand, Australia, Anh, cùng chia sẻ thông tin tình báo với nhau.
Mỹ cũng đã cố gắng thuyết phục các nước khác như Đức không cho phép Huawei cung cấp công nghệ trong tương lai gần.
Australia, New Zealand, Anh
Australia đã cấm Huawei cung cấp công nghệ 5G vào quốc gia này hồi tháng 8 năm nay mặc dù không chỉ đích danh tên của công ty Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố, chính phủ nước này cho biết các công ty “gặp phải những định kiến từ nước ngoài” sẽ không còn được phép cung cấp công nghệ 5G, điều ám chỉ rõ ràng đối với Huawei.
Hiện tại, Huawei đang cung cấp mạng 4G cho Australia nhưng với việc giới thiệu 5G và các sản phẩm khác sẽ trở nên khó khăn hơn trong thời gian tới.
Vào tháng 11, New Zealand tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp tương tự như Australia theo yêu cầu của hãng điện thoại di động Spark.
Là quốc gia quan trọng thứ hai trong nhóm chia sẻ tình báo Five Eyes, Vương quốc Anh đã được các đồng minh kêu gọi cấm Huawei triển khai cơ sở hạ tầng 5G.
Cho đến nay Vương quốc Anh chưa chính thức đưa ra tuyên bố nào, nhưng chính phủ đang tranh luận về các biện pháp đặc biệt cần được thực hiện. Đầu tuần này, người đứng đầu cơ quan tình báo MI6 cho biết ông tỏ ra hoài nghi về công ty viễn thông Trung Quốc.
Canada
Một quốc gia khác hiện đang xem xét các công nghệ rủi ro của Huawei có thể gây ra mối đe dọa an ninh là Canada. Quốc gia này cũng đang chịu sức ép từ các đồng minh Five Eyes trong việc cấm công ty Trung Quốc triển khai cơ sở hạ tầng 5G.
Theo báo cáo trên phương tiện truyền thông địa phương, các nhà lập pháp Mỹ đã nói chuyện với các quan chức và công ty Canada về việc ngăn chặn công nghệ của Huawei ở Canada.
Tuy nhiên, theo truyền thông Canada, các công ty viễn thông cho đến nay vẫn chưa nói liệu họ có cấm thiết bị Huawei hay không.
Đức
Một quốc gia khác hiện đang sử dụng công nghệ Huawei nhưng vẫn chưa quyết định tương lai của mình là Đức, một đồng minh quan trọng của nhóm Five Eyes.
Tháng trước, các quan chức cấp cao của Đức cho biết họ đang lên kế hoạch cho một đề nghị cuối cùng để thuyết phục Chính phủ xem xét việc loại trừ các công ty Trung Quốc như Huawei tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng 5G của đất nước.
Sự thúc đẩy này đang được dẫn dắt bộ Ngoại giao và bộ Nội vụ Đức, các cơ quan đang thảo luận với các đối tác Mỹ và Australia. Cho đến nay, không có quyết định nào được đưa ra, nhưng theo một nhà lập pháp, lệnh cấm rất có thể sẽ được thi hành.
Ý, Nhật Bản, Ấn Độ
Mỹ cũng đã thảo luận với Ý và Nhật Bản, hai nước hiện đang sử dụng thiết bị của Huawei trong rất nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng của mình. Theo một báo cáo của tạp chí Wall Street Journal, Mỹ đã truyền đạt mối quan tâm về an ninh trên thiết bị 5G do Huawei sản xuất đối với hai quốc gia này.
Vào tháng 9, các phương tiện truyền thông Ấn Độ cũng báo cáo rằng, Huawei đã bị cấm tham gia thử nghiệm 5G trong nước, nhưng ngay sau đó Huawei bất ngờ thông báo công ty đã được mời thử nghiệm thiết bị tại thị trường di động lớn thứ hai trên thế giới.
Theo Báo Mới
Điểm danh những quốc gia "tẩy chay" thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE
Làn sóng tẩy chay thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE, hai nhà sản xuất và cung cấp thiết bị viễn thông của Trung Quốc, đang ngày càng lan rộng khi mà tính đến nay đã có tới 04 quốc gia chính thức ban hành và công bố những lệnh cấm đối với hai hãng này.
Mới đây nhất, sau Mỹ, Úc và Ấn Độ, cảnh giác về an ninh đối với Huawei và ZTE của Trung Quốc đang lan rộng trên thế giới, chính phủ Nhật Bản đã chính thức quyết định từ chối sử dụng các thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE ở cấp độ chính phủ.
Cụ thể, tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản đưa tin chính phủ Nhật Bản đã quyết định loại trừ thiết bị viễn thông Huawei và ZTE của Trung Quốc ra khỏi hồ sơ mời thầu đối với các hệ thống an ninh của chính phủ. Sankei Shimbun cũng cho biết, do Huawei và ZTE của Trung Quốc bị Mỹ và Úc xem là có vấn đề đối với an ninh quốc gia nên chính phủ Nhật Bản cũng có bước đi nhất quán nhằm ngăn chặn rò rỉ thông tin bí mật và tấn công mạng internet.
Trên thực tế, chính phủ Nhật Bản đang thảo luận các phương pháp hoặc mục tiêu đấu thầu cụ thể, theo đó thay đổi nghiêm ngặt các tiêu chuẩn bảo mật thông tin đối với hoạt động tham gia đấu thầu nhằm ngăn chặn sản phẩm của Huawei và ZTE của Trung Quốc.
Quyết định của chính phủ Nhật Bản được đưa ra ngay sau khi các chính phủ Mỹ và Úc từ chối Huawei và ZTE.
Còn Ấn Độ thì thực tế đã ban hành lệnh cấm tương tự từ nhiều năm trước. Cụ thể, vào năm 2013, Ấn Độ chính thức có tên trong danh sách các quốc gia "cấm cửa", không cho phép sử dụng các thiết bị viễn thông của Huawei. Giống Mỹ, chính phủ Ấn Độ đã có những lo ngại với Huawei về vấn đề an ninh và bảo mật. Bộ Viễn thông nước này thậm chí còn đồng ý với ý kiến của Nội các quốc gia để lập một phòng thí nghiệm nhằm kiểm tra "phần mềm gián điệp, phần mềm độc hại và phần mềm nghe lén" trong các thiết bị viễn thông của công ty Trung Quốc.
Là những hãng cung cấp thiết bị, công nghệ viễn thông lớn hàng đầu thế giới nhưng Huawei và ZTE là hai cái tên đã bị một số nước lớn cấm cửa do lo sợ gây ra những vấn đề cho an ninh quốc gia.
Làn sóng tẩy chay thiết bị của Huawei và ZTE khởi nguồn từ Mỹ. Để tỏ rõ thái độ của mình, mới đây, vào ngày 14/8, Tổng thống Mỹ Trump đã ký một dự luật mới cấm cơ quan chính phủ Mỹ hoặc bất kỳ ai muốn hợp tác với chính phủ Mỹ sử dụng các linh kiện của Huawei, ZTE hoặc các công ty truyền thông Trung Quốc khác, cũng như việc sử dụng các linh kiện này như loại thành phần chính của dịch vụ.
Còn trước đó, cơ quan an ninh Mỹ đã nhiều lần đưa ra các cảnh báo đối với người dân khi mua và sử dụng các thiết bị viễn thông của các nhà cung cấp Trung Quốc, trong đó có Huawei và ZTE.
Cũng mới đây, vào ngày 23/8, Twitter của chính phủ Úc thông báo, trong kế hoạch xây dựng mạng băng rộng 5G tại Úc, thiết bị của Huawei và ZTE bị đưa vào danh sách cấm dùng. Thực tế, Úc cũng là quốc gia có động thái cấm vận Huawei rất mạnh mẽ. Năm 2013, chính phủ mới thành lập của Úc ban hành lệnh cấm, không cho Huawei cung cấp thiết bị phục vụ mạng băng rộng của quốc gia vốn có giá trị lên tới 38 tỷ USD. Lệnh cấm của Úc được cho có sự "gợi ý" từ chính Mỹ, một đồng minh thân cận.
Anh và Nga có thể là những nước tiếp theo nói không với Huawei và ZTE
Thời gian gần đây chính phủ Nga đã ra thông cáo báo chí rằng, nhiều nhà sản xuất thiết bị điện tử của Nga và các hiệp hội nghề nghiệp đã đề xuất với Chính phủ Nga phải có các quy định nghiêm ngặt về việc nhập khẩu thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE.
Theo truyền thông Nga, sau khi nhận được đề nghị, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã chỉ thị các cơ quan chính phủ liên quan tiến hành nghiên cứu và sớm báo cáo kết quả để có phương án hành động.
Việc chính phủ Nga công bố những thông tin này, cho thấy Nga cũng có thể đi theo các nước khác như Mỹ, Úc, Ấn Độ, khép dần cánh cửa đối với các thiết bị viễn thông của Trung Quốc là Huawei và ZTE.
Tại Anh, Huawei cũng đang phải đối mặt với sự tăng cường giám sát từ các cơ quan an ninh Anh do hãng này bị phát hiện đang sử dụng hệ điều hành VxWorks của công ty Wind River Systems có trụ sở ở California.
Được biết, hệ điều hành VxWorks đang được Huawei sử dụng sẽ ngừng nhận các bản vá bảo mật và cập nhật từ Wind River vào năm 2020. Mặc dù một số sản phẩm được nhúng vào sẽ vẫn hoạt động sau thời gian đó nhưng có khả năng khiến các mạng viễn thông Anh dễ bị tấn công.
Trước khi chính thức công bố mối lo ngại an ninh với Huawei, vào tháng trước, một báo cáo từ một ủy ban giám sát của chính phủ Anh cho thấy kết quả phân tích thiết bị Huawei phát hiện những khiếm khuyết trong chuỗi cung ứng và kỹ thuật mà có thể đặt các mạng viễn thông của Anh vào các mối rủi ro an ninh mới.
Theo Xa Hoi Thong Tin
Grab, Go-Jek và cuộc chiến chiếm thế thượng phong của 'siêu ứng dụng' Hai ứng dụng gọi xe hàng đầu Đông Nam Á - Grab và Go-Jek - đang mở ra cuộc chiến mới nhằm giành được quyền lực cao nhất trong khu vực nhờ vào cái gọi là 'siêu ứng dụng'. Tại ki-ốt mở tạm bên ngoài ngôi nhà ở một khu phố phía Nam Jarkarta (Indonesia), Julaiha. 39 tuổi, đang đứng ở tuyến đầu...