Những quốc gia có nền Esports thành công, phát triển nhất thế giới
Trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, thể thao điện tử (Esports) đã phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành công nghiệp trẻ hàng đầu. Dưới đây là các quốc gia thúc đẩy Esports nghiêm túc và gặt hái được nhiều thành công nhất tính đến thời điểm hiện tại.
1. Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia khởi nguồn cho cơn sốt mang tên Esports. Vì vậy chuyện họ thống trị bộ môn thể thao mới mẻ này ở nhiều bộ môn và nhiều giải đấu khác nhau trên toàn thế giới là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Tuyển thủ Esports nổi tiếng và thành công nhất thời đại, Faker, là một công dân Hàn Quốc. Các cựu đồng đội của Faker, Bang và Wolf, đều là những huyền thoại sống. Ngoài ra, quốc gia này còn sở hữu giải đấu LMHT có tính chuyên môn cao nhất, nhiều cá nhân xuất sắc ở bộ môn Starcraft 2, PUBG,…
Hàn Quốc là cái nôi của Esports
Hàn Quốc cũng là quốc gia đầu tiên công nhận Esports là thể thao, cho phép truyền hình quốc gia trình chiếu những trận đấu từ 20 năm trước để phổ biến bộ môn này đến toàn thể người dân.
2. Trung Quốc
Trên bản đồ LMHT thế giới, Trung Quốc được coi là đối trọng duy nhất của Hàn Quốc. Họ sở hữu lứa tuyển thủ nổi không kém Faker, như huyền thoại Uzi, cùng nhiều tuyển thủ trẻ xuất sắc khác.
Xét về tiền thưởng, Trung Quốc tự hào khi có Somnus với hơn 3 triệu USD kiếm được từ các giải đấu Dota 2 chuyên nghiệp. Nếu xét tổng thu nhập, họ có 2 cựu vô địch thế giới JackeyLove và Ning nằm trong top 10 của Esport Earnings.
Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng SVĐ đa năng, khu tích hợp thể thao dành riêng cho Esports
Vậy mà ban đầu, chính quyền Trung Quốc có ý định ngăn cấm thể thao điện tử. Đến khi nhận ra Esports phát triển quá nhanh ở quốc gia này, họ mới đi tới quyết định công nhận nó ngang hàng với thể thao truyền thống. Năm 2019, Esports chính thức trở thành một nghề nghiệp còn các tuyển thủ đã trở thành VĐV. Các tổ chức Esports được quyền thoải mái tuyển chọn lớp trẻ, miễn là đáp ứng điều kiện độ tuổi được phép thi đấu của từng bộ môn.
Video đang HOT
3. Đan Mạch
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, Đan Mạch vươn mình trở thành cường quốc về Esports ở nhiều bộ môn khác nhau.
Ở bộ môn CS:GO, họ sở hữu đội tuyển huyền thoại Astralis với rất nhiều chức vô địch Majors. Với LMHT, quốc gia này có Bjersen, Broxax, Caps, Wunder. Trên hết, họ rất mức tự hào với N0tail, tuyển thủ đầu tiên trên thế giới vô địch 2 giải đấu The International liên tiếp. Thành tích này giúp anh đứng đầu trong BXH các tuyển thủ kiếm được nhiều tiền nhất từ các giải đấu Esports, với 7,1 triệu USD.
N0tail là tỷ phú Esports nhờ 2 chức vô địch liên tiếp
Những tuyển thủ ‘đồng môn’ Dota 2 với N0tail là Cr1t, MiSeRy dù chưa vô địch nhiều bằng nhưng cũng rất nổi tiếng trong cộng đồng.
4. Mỹ
Nền kinh tế mạnh nhất thế giới và thành tựu khoa học của Mỹ được kỳ vọng trở thành bàn đạp giúp Esports phát triển mạnh hơn nữa nhưng không phải lúc nào quốc gia này cũng cung cấp một hệ sinh thái đủ tốt để phát triển.
Giải đấu LMHT ở Mỹ dù được đầu tư sản xuất chuyên nghiệp bậc nhất nhưng tính chuyên môn không cao. Những bộ môn họ xem là thế mạnh, như Call of Duty, NBA,… thì không quá phổ biến trên toàn thế giới.
Các bộ môn được ưa chuộng tại Mỹ không được khu vực khác hưởng ứng
Thành tích đáng nể nhất mà Mỹ gây dựng được trên bản đồ Esports thế giới là chức vô địch The International năm 2015 của bộ ba UNIVERSE, ppd và Fear (hiện đều đã giải nghệ). Năm 2019, Bugha vươn mình trở thành tuyển thủ người Mỹ kiếm được nhiều tiền thưởng nhất với chức vô địch Fortnite World Cup (tổng hệ thống giải thưởng lên đến 100 triệu USD). Tuy nhiên cá nhân Bugha và danh hiệu này như ngôi sao vừa tỏa sáng đã vụt tắt.
5. Thụy Điển
Thụy Điển đang dần trở thành cái nôi của những giải đấu Esports lớn nhất thế giới. Chính quyền nước này coi Esports là cơ hội để quốc gia đẩy mạnh du lịch nên ‘bật đèn xanh’ cho các công ty giải pháp sáng tạo đấu thầu bản quyền hàng loạt sân chơi tầm cỡ, như Majors, TI của Dota 2, hệ thống giải DreamHack, ESL…
Các giải đấu được tổ chức ở Thụy Điển luôn đem lại những trải nghiệm khó quên cho tuyển thủ lẫn CĐV
Không chỉ giỏi tổ chức, Thụy Điển còn sở hữu nhiều tuyển thủ nổi tiếng, như S4 và Zai (Dota 2) và bộ ba Olofmeister, f0rest, KRiMZ (CS:GO).
6. Đức
Đức sở hữu nhiều đội tuyển gạo cội ở nhiều bộ môn khác nhau, như SK Gaming, mousesports, BiG và MeetYourMakers. Họ cũng có nhiều cá nhân cực nổi trội, như KuroKy, người đã kiếm được hơn 5 triệu USD tiền thưởng từ Dota 2 hay Fata, một trong những tuyển thủ dầy dạn kinh nghiệm.
Ở bộ môn Starcraft 2, cái tên ShoWTimE cũng để lại nhiều ấn tượng trong mắt bạn bè quốc tế.
7. Phần Lan
Phần Lan nổi tiếng với 2 bộ môn Dota 2 và CS:GO. Giống N0tail của Đan Mạch, JerAx, Topson cũng từng 2 lần vô địch thế giới. Những tuyển thủ này thậm chí còn được diện kiến Tổng Thống Phần Lan, được mời đến dự tiệc kỉ niệm ngày Độc Lập vì những đóng góp của họ cho đất nước. Niềm tự hào thứ 2 của Phần Lan là đội tuyển CS:GO ENCE.
T1 thống lĩnh tất cả các vị trí mạnh nhất MSI 2022
T1 vẫn được xem như cái tên thật sự khác lạ ở MSI 2022.
Cuộc chiến MSI 2022 còn 4 ngày đếm ngược. Sau nhiều năm chờ đợi, Hàn Quốc cũng chờ được giây phút đăng cai sân chơi này. Để rồi, T1 sẽ gánh trọng trách đem vinh quang về cho LCK. Và đây hoàn toàn là nhiệm vụ nằm trong khả năng của Faker cùng đồng đội.
T1 là ứng cử viên số 1 cho chức vô địch MSI 2022
Suốt thời gian qua, từ truyền thông Hàn đến quốc tế, tất cả đều đánh giá cao T1. Điều này dựa trên thành tích của họ tại LCK mùa Xuân 2022. Ngoài ra, tài năng, phong độ từ dàn sao đội nhà cũng khác biệt so với phần còn lại.
Để rồi, mới đây, truyền thông và dàn phân tích viên LMHT châu Âu một lần nữa đưa T1 lên mây. Ở đó, nhà vua LCK thống lĩnh tất cả các vị trí mạnh nhất MSI 2022. Đầu tiên, vị trí top laner, Zeus vượt cả "bom tấn" thành công nhất LPL, BIN để xếp hạng nhất.
Tài năng trẻ T1 gây tranh cãi suốt giải quốc nội. Anh có hay có dở. Nhưng về tổng thể, Zeus vẫn đáp ứng được yêu cầu và góp công mang về chức vô địch cho đại diện LCK. Trong khi, Brokenblade của G2 xếp hạng 2. BIN, Impact và Hanabi lần lượt ở vị trí 3, 4, 5.
Ở vai trò đi rừng, Oner cũng chễm chệ đầu danh sách. Điều này cũng chẳng quá lạ bởi anh có màn trình diễn ổn định suốt LCK mùa Xuân 2022. Đặc biệt, trận Chung kết, Oner còn tỏa sáng rực rỡ hơn cả đàn anh Faker. Tiếp đến, vị trí thứ 2 thuộc về Jankos. Cuối cùng, Inspired, Wei và BeanJ xếp hạng 3, 4, 5.
T1 thống lĩnh mọi vị trí mạnh nhất MSI 2022
Trong khi, đường giữa, không có gì để bàn cãi khi số 1 thuộc về Faker. Màn lột xác của "Quỷ vương" tại giải mùa Xuân sớm trở nên kinh điển với giới LMHT. Sau huyền thoại LCK cũng là cái tên quen mặt, Xiaohu. Tiểu Hổ tiếp tục gồng gánh RNG ở chặng đường LPL vừa qua. Các vị trí tiếp đến là Caps, Jojopyun và Bay.
Tương tự, ở vị trí xạ thủ, Gumayusi đứng đầu. "Thái tử nhà T1" hiện được đánh giá như AD số 1 thế giới. GALA của RNG xếp kế cận. Còn thứ hạng 3, 4, 5 lần lượt gọi tên Danny, Flakked, Unified.
Cuối cùng, Keria xếp trùm với vai trò hỗ trợ. Ngôi sao T1 ghi dấu ấn mạnh ở LCK mùa Xuân 2022 với kỹ năng cao và tư duy chiến thuật khác biệt. Vị trị thứ 2 thuộc về Ming. Còn lại, Targamas ở hạng 3, Vulcan hạng 4 và Kaiwing xếp thứ 5.
Ngoài ra, theo Sohu, trước giờ G, các trang web dữ liệu nước ngoài đã sử dụng AI để dự đoán kết quả MSI 2022. Ở đó, T1 thắng áp đảo với tỷ lệ 46% lên ngôi vương giải đấu. Trong khi đó, RNG chỉ đem về vỏn vẹn 19%. Còn với G2, độ có 10% cơ hội chạm vào cúp thế giới trên đất Hàn Quốc.
AI dự đoán cơ hội các đội tuyển lên ngôi vô địch MSI 2022
LCK tiếp đãi các đội MSI 2022 tận tâm thế nào? Chủ nhà Hàn Quốc rất coi trọng việc chăm sóc khẩu phần ăn cho các đội tuyển dự MSI 2022. MSI 2022 sắp tới sẽ khởi tranh tại Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên LCK nắm chủ nhà một trong hai giải đấu lớn nhất giới LMHT. Theo đó, công tác chuẩn bị rất được quan tâm. Hiện tại, ngoại trừ LPL,...