Những phong tục Giáng sinh kỳ quặc trên thế giới
Trong ngày Giáng sinh, ở Italy, các mụ phù thủy cưỡi chổi đi phát quà cho trẻ em, còn ở Anh, người dân dũng cảm mình trần, đầu đội mũ ông già Noel chơi đùa với sóng nước lạnh như cắt.
Dù trời lạnh cắt da cắt thịt, những người dũng cảm vẫn mình trần, đội chiếc mũ ông già Noel chơi đùa với sóng ở Brighton (Anh) trong dịp Giáng sinh.
Rất nhiều người chuẩn bị xuống nước trong thời tiết lạnh giá trong ngày Giáng sinh ở Sandycove, Dublin (Ireland). Sau khi từ dưới nước lên, mọi người sẽ uống một chút rượu để làm ấm cơ thể. Phong tục Giáng sinh này thu hút rất nhiều người tham gia.
Những người dân ở làng Schenau, phía nam nước Đức, trong trang phục truyền thống khai hỏa trong ngày Giáng sinh.
Rất nhiều người tham gia cuộc thi bơi truyền thống 91 mét trong làn nước lạnh cóng dịp lễ Giáng sinh tại hồ Serpentine (London).
Những đống lửa truyền thống trong đêm Giáng sinh ở Louisiana, Mỹ. Trẻ em ở đây tin rằng, những đống lửa sẽ thắp sáng con đường đi cho các ông già Noel tìm đường về nhà.
“La Befana”, mụ phù thủy xấu xí cưỡi chổi đi khắp con phố Urbania ở Italy để phát quà cho trẻ em.
Đây là cuộc thi marathon của người dân địa phương trong trang phục ông già Noel ở Kyoto, Nhật Bản trước ngày Giáng sinh.
Đây là quang cảnh đêm giáng sinh tại Remedios, Cuba. Đêm giáng sinh tại đây sẽ diễn ra lễ hội Parrandas, một lễ hội truyền thống với trống, pháo hoa rực rỡ. Lễ hội này có từ cách đây khoảng 200 năm.
Người dân Đức trong trang phục rùng rợn, đeo mặt nạ, bó xung quanh là cỏ khô diễu hành qua ngôi làng Bischofswiesen để dọa những người dân trên đường đi.
Khác với nhiều nơi trên thế giới đón Giáng sinh trong thời tiết lạnh giá, người dân Australia lại được tận hưởng thời tiết nắng ấm trên bãi biển tại Sydney.
đỗ quyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bộ lạc kiểm tra trai tân bằng cách đi tiểu
Một bộ tộc kì lạ sống ở vùng đất được mệnh danh là "thiên đường" mang trong mình phong tục về trinh tiết hết sức độc đáo. Ở bộ tộc này, trinh tiết không chỉ là vấn đề quan trọng đối với những người thiếu nữ mà còn với cả nam giới.
Và những nam thanh niên cũng phải trải qua nghi thức kiểm tra sự trong trắng vô cùng nghiêm ngặt trước sự chứng kiến của toàn thể bộ tộc. Đặc biệt hơn, sự trong trắng này lại được đo bằng... chiều cao của dòng nước tiểu phóng ra...
Bộ tộc kì lạ sống ở "thiên đường"
Tỉnh KwaZulu tại đất nước Nam Phi được mệnh danh là "thiên đường" với rất nhiều phong cảnh đẹp. Tỉnh có công viên đầm lầy iSimangaliso và công viên uKhahlamba Drakensberg đã được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO. Không những vậy, KwaZulu còn nằm ở phía Đông Nam của đất nước, bên bờ Ấn Độ Dương, đồng thời giáp ranh ba quốc gia khác là Mozambique, Swaziland và Lesotho.
Bản thân KwaZulu cũng có nghĩa là "thiên đường" trong ngôn ngữ của bộ tộc người bản địa sinh sống tại đây. Người Zulu đã sinh sống tại vùng đất này rất lâu đời. Trước đây, vào thế kỉ XIX, người Zulu đạt đến độ hùng mạnh và đã tạo lập được cả vương quốc Zulu.
So với các tộc người da đen khác tại Nam Phi cũng như châu Phi, người Zulu mang những đặc điểm ngoại hình tương đối khác biệt. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất về dân tộc này đó là dáng đi thẳng tắp. Khi đi, người Zulu không bao giờ ngoái đầu sang trái hay phải. Cho đến nay, người Zulu vẫn tiếp tục duy trì chế độ đa thê với quan niệm trọng nam, khinh nữ. Trong tư tưởng của người Zulu, những người nam giới mới là đấng tối cao, là người có khả năng duy trì nòi giống, dòng tộc.
Chính bởi vậy, nam giới ở tộc người Zulu được quyền lấy nhiều vợ nếu như vợ anh ta không thể sinh nổi con trai nhằm duy trì nòi giống. Bản thân nam giới người Zulu cũng được xem là "mẫu người" mạnh mẽ, thiện chiến, đáng được kính trọng. Trong các bộ tộc ở Nam Phi, người Zulu được biết đến là dân tộc anh dũng và thiện chiến nhất.
Trong kho tàng văn hóa người Zulu hiện nay vẫn lưu truyền những câu chuyện như một minh chứng cho khả năng thiện chiến và anh dũng của dân tộc này. Tương truyền rằng, trước đây, ở tuổi 15, mỗi một bé trai Zulu đều phải tự mình giết chết một con sư tử. Có như vậy, những bé trai này mới được chứng nhận đã trưởng thành và tự hào là người nối dõi dòng tộc của mình. Không chỉ vậy, những người đàn ông thuộc bộ tộc Zulu phải tham gia những quá trình huấn luyện hết sức khắc nghiệt để có thể trở thành những người đàn ông khỏe mạnh và dũng cảm.
Từ năm 12 tuổi, các thanh thiếu niên đã được tham gia vào các lớp huấn luyện quân sự một cách nghiêm ngặt. Sau bốn năm được đào tạo, đến năm 16 tuổi, những người thanh niên này sẽ trở thành các tân binh. Hai năm sau, khi 18 tuổi, họ sẽ trở thành các binh sĩ chuyên nghiệp. Một điều quan trọng nữa là những người đàn ông trong bộ tộc Zulu không được kết hôn trước năm 35 tuổi để đảm bảo quá trình huấn luyện.
Những ngôi nhà của người Zulu được dọn dẹp hết sức sạch sẽ với các đồ đạc được sắp xếp ngăn nắp và gọn gàng. Người Zulu cũng rất đề cao sự thanh khiết trong cuộc sống của mình. Chính quan niệm đề cao sự thanh khiết trong cuộc sống khiến người Zulu rất coi trọng trinh tiết. Các thiếu nữ nước này hằng năm đều phải tham dự lễ hội Cây sậy để chứng minh sự trinh trắng của mình.
Trong lễ hội, từng cô gái trẻ phải để ngực trần và mặc những chiếc váy sặc sỡ sắc màu, tưng bừng nhảy múa các vũ điệu truyền thống trước mặt quốc vương. Họ phải xếp thành hàng dài, nối đuôi nhau đứng trước lễ đài, trút bỏ quần áo trước mặt mọi người để chứng tỏ mình còn trong trắng.
Trong quan niệm của người Zulu, người phụ nữ khi chưa kết hôn nhất định phải trong trắng. Chính vì thế, họ buộc phải cho những người xung quanh thấy được sự trong trắng của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc không có gì phải ngại ngần khi lột quần áo để nhảy múa và chứng minh cho sự trong sạch của mình. Một số nhà nghiên cứu văn hóa nghi ngờ lễ hội Cây sậy là một cuộc tuyển chọn thê thiếp của các bậc quốc vương chứ không đơn thuần chỉ là hoạt động chứng minh trinh tiết như thông tin mà người Zulu cung cấp.
Các tổ chức nhân quyền cũng cho rằng những thiếu nữ này sẽ bị xúc phạm khi buộc phải cởi đồ trước nhiều người đến vậy. Ngay cả nhiều người dân Nam Phi cũng tỏ ra e ngại việc hàng ngàn thiếu nữ để ngực trần trong lễ hội có thể dễ dàng dẫn tới các vụ hiếp dâm. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động văn hóa này vẫn được tổ chức một cách thường xuyên và đều đặn, mang đến một nét văn hóa truyền thống độc đáo của người dân Zulu.
Có những thời điểm đã có hơn 26.000 thiếu nữ Zulu để ngực trần và khoác trên mình chiếc váy đủ màu sắc, tay cầm cây sậy ca hát và nhảy múa trước mặt quốc vương trong một lễ hội. Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma là thượng khách của lễ hội Cây sậy. Tổng thống Nam Phi nói rằng ông tin tưởng và luôn luôn ủng hộ văn hóa của người Zulu. Ông cho rằng lễ hội này thể hiện sự tôn trọng đối với các thiếu nữ. Sau khi tham gia một lễ hội Cây sậy, tổng thống Nam Phi đã tỏ ra rất hài lòng với màn biểu diễn của những thiếu nữ khỏa thân.
Và phong tục kiểm tra "trinh tiết" nam giới đầy độc đáo
Mặc dù hết sức đề cao trinh tiết của người phụ nữ trước hôn nhân, tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều thiếu nữ chưa chồng tại Zulu có thai trước hôn nhân. Vấn nạn này khiến quốc vương Zulu vô cùng lo lắng. Ông cho rằng tội trạng này của các thiếu nữ trước hết là do đàn ông. Bởi, những người phụ nữ, tất nhiên, sẽ không thể tự nhiên có thai được.
Bởi vậy, mặc dù đàn ông luôn được coi trọng và đề cao ở bộ tộc Zulu, song người đứng đầu bộ tộc vẫn quyết định phải tìm ra biện pháp để loại bỏ việc có thai trước khi cưới đang ngày một "hoành hành" hơn trong bộ tộc.
Và luật pháp Zulu đưa ra quy định kiểm tra sự trong trắng cho cả nam thanh niên để những nam thanh niên này không thể quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nếu bị phát hiện không còn là trai tân, người đàn ông đó sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc.
Cũng giống như những người phụ nữ trong bộ tộc Zulu phải kiểm tra sự trinh trắng của mình trước đám đông thì những người nam giới của bộ tộc Zulu cũng phải thể hiện sự "trinh trắng" của mình trước toàn thể mọi thành viên trong bộ tộc và bằng một hình thức kiểm tra có một không hai trên thế giới này.
Nếu như những người phụ nữ Zulu phải cởi đồ và nhảy múa để chứng minh sự trong trắng của mình thì người nam giới Zulu sẽ được đánh giá sự trong trắng thông qua việc... đi tiểu tiện. Vào một ngày quy định, toàn thể thanh niên trong bộ tộc sẽ được tập hợp lại trước sự chứng kiến của toàn thể dân làng. Sau khi tiến hành các nghi lễ bắt buộc theo truyền thống của bộ tộc thì buổi kiểm tra "trinh tiết" nam giới sẽ được bắt đầu. Lần lượt từng người thanh niên trong bộ tộc Zulu sẽ tiến lên phía trước và đi tiểu trước sự chứng kiến của toàn thể dân làng.
Mức độ "trinh trắng" của người nam giới này sẽ được đánh giá thông qua độ cao của dòng nước tiểu được phóng ra. Những nam thanh niên có dòng nước tiểu phóng ra cao bằng hoặc cao hơn đỉnh đầu thì sẽ được công nhận là...trai tân. Và ngược lại, những người không may mắn, phóng ra dòng nước tiểu thấp hơn đỉnh đầu thì sẽ bị coi là đã ăn phải trái cấm và chịu những hình phạt nặng nề. Hình thức kiểm tra sự trong trắng vừa kì lạ, vừa độc đáo này của người Zulu đã khiến cho rất nhiều chàng trai lo lắng trước khi buổi lễ diễn ra. Bởi, chỉ một sơ suất thôi, họ cũng có thể trở thành người phạm tội cấm kị của bộ tộc.
Trong khi đó, với những người bên ngoài bộ tộc thì buổi nghi lễ kiểm tra này của người Zulu thực sự gây ra rất nhiều bất ngờ và ngạc nhiên. Khó ai có thể tưởng tượng được rằng sự "trinh tiết" của người đàn ông lại được đo bằng độ cao của dòng nước tiểu. Tuy nhiên, cũng chính phong tục kì lạ trên lại là một sức hút văn hóa khó cưỡng của bộ tộc sống ở "thiên đường" này.
Theo Người đưa tin
Thăm chợ đổi vợ ở Honduras Honduras là một nơi kỳ lạ, kỳ lạ ngay trong cái tên, Honduras có nghĩa là vực sâu không đáy. Honduras, quốc gia tại Trung Mỹ là quê hương của người Maya cổ đại và từng có 18 vị vua Maya trị vì tại đây. Để không giống với dân thường, các vị vua Maya thường xuyên đặt cho mình những cái tên...