Những phi vụ mất trắng, bù lỗ bạc tỉ của phim Việt
Khán giả luôn chờ đợi và kỳ vọng trước mỗi bộ phim đề tài lịch sử được sản xuất thời gian qua trước khi ra mắt nhưng chưa có phim nào đã trình chiếu thật sự có sức cuốn hút và để lại được ấn tượng trong lòng khán giả
Ngày 21-4 tới, bộ phim Huyền sử Thiên Đô (dài 70 tập, kịch bản Nguyễn Mạnh Tuấn, NSƯT Đặng Tất Bình và NSƯT Phạm Thanh Phong đồng đạo diễn Công ty Sao Thế Giới hợp tác với Hãng phim Truyện 1 sản xuất) sẽ được chính thức ra mắt khán giả cả nước vào lúc 21 giờ trên kênh VTV3. Như vậy là sau Về đất Thăng Long, khán giả lại có thêm cơ hội thưởng thức tiếp một bộ phim truyền hình lịch sử cổ trang hiếm hoi trên màn ảnh nhỏ. Nhưng Huyền sử Thiên Đô cũng không hứa hẹn mang đến một phim đề tài lịch sử cổ trang hay.
Bebe Phạm vai Giáng Bình trong phim Huyền sử Thiên Đô.
Chưa hấp dẫn
Dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đã tạo cảm hứng cho các nhà làm phim Việt Nam xây dựng nhiều bộ phim có đề tài liên quan đến sự kiện này. Và đây cũng là cơ hội để khán giả Việt Nam thẩm định khả năng làm phim đề tài lịch sử cổ trang của điện ảnh Việt Nam.
Khán giả luôn chờ đợi và kỳ vọng rất lớn trước mỗi bộ phim đề tài lịch sử cổ trang được sản xuất thời gian qua trước khi ra mắt nhưng chưa có phim nào đã trình chiếu thật sự có sức cuốn hút và để lại được ấn tượng trong lòng khán giả. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng phim lịch sử Việt chỉ mới dừng lại ở việc thể nghiệm, minh họa chứ chưa đủ khắc họa được hình tượng nhân vật một cách sâu sắc và không chuyển tải được trọn vẹn chiều sâu của vấn đề phim đặt ra.
Chọn khai thác hình tượng Thái tổ Lý Công Uẩn, hai bộ phim Khát vọng Thăng Long (đạo diễn Lưu Trọng Ninh, Công ty Kỷ Nguyên Sáng sản xuất) và Về đất Thăng Long (kịch bản Phạm Thùy Nhân, đạo diễn Trần Ngọc Phong, Hãng phim M&T Pictures sản xuất) trở thành tâm điểm chú ý của khán giả điện ảnh và màn ảnh nhỏ khi ra mắt.
Video đang HOT
Mỗi phim đều có những sáng tạo, hư cấu riêng nhưng nhân vật chính của cả hai phim đều còn mờ nhạt, chưa đủ sức bật để tạo thành một hình tượng với đầy đủ diện mạo, cốt cách của một anh hùng lịch sử.Khát vọng Thăng Long có khúc dạo đầu khá tốt, ấn tượng nhưng càng về sau thì lại rời rạc và đoạn kết có phần nóng vội, vụng về. Phim về Lý Công Uẩn nhưng nhân vật đối nghịch Lê Long Đĩnh lại có đất diễn nhiều hơn và trở thành “nhân vật chủ chốt” của phim.
Võ thuật ấn tượng, trang phục và bối cảnh đẹp nhưng kịch bản hụt hơi đã khiến cho mạch phim Khát vọng Thăng Long bị “gãy” đáng tiếc. Còn Về đất Thăng Long, nhiều khán giả nhận xét phim có một đường dây mạch lạc và thuyết phục nhưng lại mất điểm hoàn toàn vì sự thưa thớt, manh mún đến chán ngắt ở những đại cảnh.
Quan, quân lèo tèo chỉ vài người và những cuộc chiến đấu giữa những vị tướng cũng dễ dàng khiến người xem có cảm giác như các nhân vật “đánh trận giả”. Điều này cũng là một nguyên do khiến phim mất đi sức hút và tính hấp dẫn. Chưa kể, bối cảnh đơn giản, thiếu sự toàn diện để hình dung được diện mạo của một triều đại.
Ở phim Tây Sơn hào kiệt, dù rằng nhà sản xuất đã nỗ lực hết mình để thực hiện nhiều đại cảnh nhưng vẫn chưa thể làm công chúng hài lòng, bởi cốt chuyện đơn điệu, tình tiết chưa hấp dẫn, đại cảnh trên màn ảnh rộng chưa đạt được độ hoành tráng.
Riêng bộ phim Anh chàng vượt thời gian (đạo diễn Ngọc Ngân, Hoàng Thiên Trụ, Công ty Năng Động Việt, phát sóng lúc 21 giờ trên kênh VTV3) – một thể nghiệm mới cho thể loại phim dã sử cổ trang – đang bị công chúng chỉ trích nặng nề khi xây dựng bộ phim theo trí tưởng tượng hết sức nhạt nhẽo với những tình tiết chuyện hậu cung vớ vẩn, bối cảnh sơ sài, cẩu thả và trang phục thì “không giống ai”.
Khổ trăm bề
Khó, khổ trăm bề là câu ta thán cửa miệng của những người làm phim đã trải qua đề tài này. Hàng trăm cái thiếu và yếu, từ kịch bản, đội ngũ làm phim đến phim trường, bối cảnh cổ, phương tiện, phục trang, hóa trang… Mọi nỗ lực chỉ đủ tạm chấp nhận khi kinh phí, thời gian và nhân vật lực đều có hạn.
Nói về khó khăn của kịch bản, một người trong giới cho rằng: Chúng ta có vô số sự kiện lịch sử để dựa vào xây dựng phim nhưng lại thiếu những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử để chuyển thể, phóng tác nên kịch bản những phim đề tài này chủ yếu do một số nhà biên kịch chế tác từ những sự kiện lịch sử chính nên thiếu chất hấp dẫn của tiểu thuyết.
Một người trong giới nói rằng nếu không có dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, với hy vọng được Nhà nước đặt hàng, tài trợ thì không nhà tư nhân làm phim nào dám liều mình đầu tư làm phim đề tài này, bởi họ thừa biết khả năng làm phim của Việt Nam còn lâu mới có thể tạo ra được một bộ phim hay, trong khi phim đề tài này quá tốn kém về tiền bạc, công sức và thời gian.
Bà Nguyễn Thị Trúc Mai, Giám đốc Hãng phim M&T Pictures, thừa nhận đơn vị phải xoay nguồn vốn khác để “bù lỗ” cho Về đất Thăng Long. Đạo diễn NSƯT Lý Huỳnh xem Tây Sơn hào kiệt là một tác phẩm tâm huyết. Còn bộ phim do Nhà nước đầu tư Long Thành cầm giả ca (Đạo diễn Đào Bá Sơn, Hãng phim Giải phóng) thì coi như “mất trắng” vốn đầu tư khi chủ yếu chiếu phục vụ miễn phí cho khán giả ở các tỉnh, thành phía Bắc.
Phim lịch sử đã được khơi dòng nhưng vẫn chưa thể làm “thỏa cơn khát” cho công chúng Việt Nam bao lâu nay. Hầu hết phim lịch sử ra mắt trong thời gian qua đều được thực hiện nhân dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, các đơn vị tư nhân cũng nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước khi bắt tay thực hiện các dự án phim hàng tỉ đồng này. Còn sau đại lễ, một câu hỏi đặt ra là liệu ai sẽ tiếp tục làm phim lịch sử khi những khó khăn, trở ngại của thể loại phim này khiến các nhà sản xuất ngán ngại.
Khó lòng “tự bơi”
Đạo diễn Tường Phương nói phim lịch sử phải là một công trình tâm huyết của các nhà làm phim. Nhưng sự nỗ lực, tận tụy thôi chưa đủ nếu như điện ảnh nước nhà vốn dĩ không hề có cơ sở vững chắc cũng không có động thái nào hỗ trợ, đặt nền móng cho sự phát triển của thể loại phim này. Các đơn vị sản xuất tư nhân khó lòng “tự bơi” khi biết rằng khó mà thu hồi vốn từ phim lịch sử.
Theo 2Sao
Phim giờ vàng: Chất lượng "đồng thau"
Tiếp sau những bộ phim được đánh giá cao về chất lượng, nội dung tư tưởng và tâm huyết của ê kíp đoàn làm phim thì giờ vàng phim truyện Việt trên VTV3 liên tiếp xuất hiện những bộ phim mà dường như chất lượng chẳng hề tương xứng chút nào.
Càng đi càng đuối
Sự ra đời của khung giờ vàng trên kênh VTV3 của Đài truyền Hình Việt Nam trong một thời gian đã "kéo" được một bộ phận người xem về với phim nội vốn đã chịu cảnh đìu hiu. Với những Ma làng", "Gió làng Kình", "Luật đời"... dù là những "món ăn" vẫn còn sượng sạo hay vương sạn thì ít ra giờ vàng phim truyện Việt cũng đã làm được một điều gì đó để bạn đọc chịu ngồi trước màn hình ti vi, chăm chú theo dõi và hồi hộp chờ đợi các tập tiếp theo.
Sau đó nữa là không khí phê bình và phản biện cũng rộ lên từ các trang báo chính thống đến các diễn đàn của người xem. Đó là những "tín hiệu" đáng mừng cho dòng phim truyện Việt Nam tưởng như đã bị "đá" ra khỏi vùng sân mà mình là chủ nhà. Tuy nhiên, cơn gió mới mà những bộ phim đó dường như chỉ như một chút lạnh của "gió nàng Bân" chỉ kịp để lại một chút dư vị trong lòng người xem.
Tiếp sau những bộ phim được đánh giá cao về chất lượng, nội dung tư tưởng và tâm huyết của ê kíp đoàn làm phim thì giờ vàng phim truyện Việt trên VTV3 liên tiếp xuất hiện những bộ phim mà dường như chất lượng chẳng hề tương xứng chút nào. Nếu không muốn dùng từ: Quá tệ.
Khởi đầu cho những cơn gió độc ấy phải kể đến sêri phim "Những người độc thân vui vẻ". Một bộ phim được mua bản quyền từ một nước láng giềng, quy tụ một dàn sao đình đám của điện ảnh phía Bắc, đầu tư mạnh tay, quảng cáo rầm rộ và người xem hào hứng chờ đợi một phát nổ thành công. Tuy nhiên, chỉ sau mấy tập đầu lạ lẫm là gây được sự chú ý của độc giả, càng về sau "Những người độc thân vui vẻ" dường như phải chuyển thành "Những người độc thân đuối dần".
Sau "Những người độc thân vui vẻ", "mâm tiệc" của giờ vàng lại được dọn lên một món ăn mới cũng được tung hê là hứa hẹn thành công, tuy nhiên trái với mong đợi bộ phim "Có lẽ nào ta yêu nhau" cũng nhanh chóng bị độc giả loại ra khỏi vòng quan tâm, khi càng xem độc giả càng nhận thấy đang phải ăn một món ăn thừa thãi về gia vị với quá nhiều những chi tiết rờm rà.
Một bộ phim khác vừa xuất hiện trên giờ vàng phim truyện đã nhanh chóng chịu chung số phận với người anh em của mình đó là "Anh chàng vượt thời gian". Dường như nắm bắt được tâm lý của một bộ phận độc giả, đạo diễn phim đã cố gắng "lôi" về vài ba cái tên đang nổi trên những lĩnh vực chẳng liên quan gì đến đóng phim như ca sĩ Hứa Vĩ Văn hoặc anh chàng "nổi như cồn" trên mạng internet nhờ tài hát nhép Don Nguyễn. Tuy nhiên, sự hào nhoáng của các diễn viên vẫn không thể khỏa lấp được độ sạn của bộ phim này mà những diễn viên không chuyên kia cũng có một phần đóng góp.
Cảnh phim "Anh chàng vượt thời gian"
Vì sao nên nỗi?
Đánh giá một cách công bằng, những bộ phim xuất hiện trong giờ vàng dù không đạt được sự kỳ vọng như mong muốn, tuy nhiên nó cũng đã thổi vào đời sống phim Việt những luồng gió mới đầy sôi động. Có thể nhìn nhận đó như là một cuộc trở mình để bước qua một sự chuyển giao mà lằn ranh của thất bại và thành công cũng là một thử thách đối với người làm nghề. Dẫu vậy, cũng cần thấy rằng, nếu như hạn chế được một số yếu tố, phim giờ vàng đã không đến nỗi chịu cảnh "ra trận hào hùng, thu quân lặng lẽ" như vậy.
Đầu tiên, có lẽ phải đề cập tới yếu tố thương mại dường như đã được các nhà làm phim đặt lên hàng đầu, khiến cho việc chạy đua về thời gian, về kịch bản và cả sự chuyên nghiệp của ekip bị đẩy xuồng hàng thứ yếu. Nhiều hãng phim sau thành công của một bộ phim đã tận dụng tiếng vang của nó để "thừa thắng xông lên" để trình làng tiếp các bộ phim khác.
Một yếu tố khác phải kể tới đó là khâu đánh giá chất lượng của Đài truyền hình Việt Nam. Là đơn vị trực tiếp được giao nhiệm vụ hợp tác sản xuất, thẩm định chất lượng và cuối cùng là quyết định bộ phim đó có được lên sóng hay không.
Nhìn lại những diễn biến trong thời gian qua có thể thấy đài truyền hình Việt Nam chưa hoàn thành nhiệm vụ này, khi vẫn đề lọt cửa nhiều bộ phim mà một độc giả bình thường cũng có thể thẩm định được chất lượng. Dĩ nhiên, đơn vị này cũng có thể viện dẫn, một độc giả bình thường không thể đủ trình độ để đánh giá một tác phẩm điện ảnh có chất lượng hay không, nếu ở tình huống này có thể thấy những độc giả bình thường đó chiếm phần lờn số lượng người xem truyền hình hiện nay. Yếu tố công chúng phải được coi trọng để sản phẩm truyền hình phù hợp với số đông người xem.
Bên cạnh đó việc "lạm dụng" những người nổi tiếng để tham gia vào việc đóng phim dường như vẫn là một "giải pháp" mang tính chất trang trí. Một Hứa Vĩ Văn quá mờ nhạt, một Mỹ Tâm sinh ra không để đóng phim , một Thu Minh chỉ hay khi hát...tất cả đã làm cho tổng thể kết cấu của bộ phim trở nên đổ vỡ và ...nhàn nhạt.
Dường như sau khi bị giới chuyên môn và người hâm mộ đánh giá là "chưa tới" lần lượt từ đạo diễn phim cho đến diễn viên đều tìm các lý do để viện dẫn, gần đây nhât là diễn viên Kim Hiền khi nói về thất bại của "anh chàng vượt thời gian" mà chị tham gia, sau khi khẳng định kịch bản bộ phim là hay, Kim Hiền nói : "Cái mà chúng tôi đang thiếu chính là đoàn phim mất đi một đạo diễn, một người chỉ đạo nghệ thuật xuyên suốt cho cả bộ phim chứ không phải chúng tôi diễn dở hay kịch bản phim quá dở".
Đúng như nhận định của Kim Hiền, một con tàu nếu thiếu một đầu tàu sẽ không đi định hướng ban đầu. Vì thế, trong thời gian tới có thể người xem truyền hình lại phải "thưởng thức" và "tiêu hóa" những bộ phim đầy sạn.
Theo 2Sao
Minh Thuận quá tham - Hứa Vĩ Văn "bỏ của chạy lấy người" Nhà sản xuất sẽ đưa ra những bằng chứng để chứng minh rằng mình không nói sai về thái độ làm việc không có đạo đức của Hứa Vĩ Văn. Thời gian qua trên những trang báo và cộng đồng mạng liên tục bàn tán về bộ phim "Anh chàng vượt thời gian" thì mới đây nhà sản xuất phim - bà Trương...