Những phận người mưu sinh nghề bán báo dạo lúc rạng sáng
Đi sớm về muộn, thu nhập thì bọt bèo nhưng với tình yêu nghề, họ vẫn ngày đêm cần mẫn làm những “sứ giả” kết nối báo chí đến với bạn đọc.
2 giờ sáng mỗi ngày, họ đã phải dậy để kịp đến nhà in nhận báo về chuẩn bị công việc lồng ghép thành những tờ báo hoàn chỉnh. Sau đó kiểm kê, phân phát đến những sạp báo cố định, còn lại là nhận đi bán dạo. Từ 3-4h sáng, trên những góc phố đã có thấp thoáng những bóng người ngồi lồng báo. Nghề vất vả nhưng thu nhập chẳng có là bao! Mỗi ngày trung bình chỉ kiếm được không quá 100 ngàn đồng. Để có tiền dư gửi về quê cho con cái đi học, họ phải tằn tiện đến mức tối đa nhất. Đa số những người theo nghề bán báo dạo này đều là phụ nữ, không có nghề nghiệp ổn định, tranh thủ ngày vụ nông nhàn kiếm thêm thu nhập. Để cải thiện thêm thu nhập cho nghề bán báo dạo, các chị, các mẹ phải tranh thủ nhận thêm vé số bán, tối về đi nhặt ve chai… Vì thế, mỗi khi muốn uống một ly nước hay ăn một thứ gì họ phải tính kĩ lưỡng và so đo mới dám quyết định. Trước là phải rẻ, sau là thiết thực, để đồng tiền mình bỏ ra mua không phung phí vô ích. Có thời, nghề bán báo dạo không những trở thành bát cơm sinh nhai mà còn là nguồn sống chính của hàng chục chị em phụ nữ nghèo của một xã xứ Thanh tha phương vào TP Đà Nẵng lập nghiệp. Như trước đây, nghề này đã từng đem đến cơ hội đổi đời cho nhiều chị em và nuôi các con ăn học trưởng thành. Còn nay, nghề này đang dần mai một, phần vì thu nhập bọt bèo, phần vì quá cực nhọc. Số lượng người bán cũng giảm sút đáng kể. Đơn cử như tại Đà Nẵng, trước đây tầm 5 năm, số lượng người bán báo dạo lên đến cả trăm người mà nay chỉ còn không đến 1/3, giảm rõ rệt sau 5 năm. Phần lớn những người bám nghề đều có thâm niên trong nghề vì đam mê, vì niềm vui tuổi già. Nếu như không có những người bán báo dạo thức khuya dậy sớm thì những tờ báo khó mà kịp thời đến tay bạn đọc một cách sớm nhất. Những người bán báo dạo như là những “sứ giả” văn hóa báo chí nhiệt thành nhất, đưa báo chí đến gần hơi với độc giả. Trong ảnh: bác xe ôm này có một thói quen đọc báo mỗi sớm. Ông cụ trong ảnh cứ mỗi sáng tầm 4h là có thói quen mua một tờ báo cùng nhâm nhi ly cafe và say sưa đọc báo.
2 giờ sáng mỗi ngày, họ đã phải dậy để kịp đến nhà in nhận báo về chuẩn bị công việc lồng ghép thành những tờ báo hoàn chỉnh. Sau đó kiểm kê, phân phát đến những sạp báo cố định, còn lại là nhận đi bán dạo.
Từ 3-4h sáng, trên những góc phố đã có thấp thoáng những bóng người ngồi lồng báo. Nghề vất vả nhưng thu nhập chẳng có là bao! Mỗi ngày trung bình chỉ kiếm được không quá 100 ngàn đồng. Để có tiền dư gửi về quê cho con cái đi học, họ phải tằn tiện đến mức tối đa nhất.
Đa số những người theo nghề bán báo dạo này đều là phụ nữ, không có nghề nghiệp ổn định, tranh thủ ngày vụ nông nhàn kiếm thêm thu nhập.
Video đang HOT
Để cải thiện thêm thu nhập cho nghề bán báo dạo, các chị, các mẹ phải tranh thủ nhận thêm vé số bán, tối về đi nhặt ve chai…
Vì thế, mỗi khi muốn uống một ly nước hay ăn một thứ gì họ phải tính kĩ lưỡng và so đo mới dám quyết định. Trước là phải rẻ, sau là thiết thực, để đồng tiền mình bỏ ra mua không phung phí vô ích.
Có thời, nghề bán báo dạo không những trở thành bát cơm sinh nhai mà còn là nguồn sống chính của hàng chục chị em phụ nữ nghèo của một xã xứ Thanh tha phương vào TP Đà Nẵng lập nghiệp. Như trước đây, nghề này đã từng đem đến cơ hội đổi đời cho nhiều chị em và nuôi các con ăn học trưởng thành.
Còn nay, nghề này đang dần mai một, phần vì thu nhập bọt bèo, phần vì quá cực nhọc.
Số lượng người bán cũng giảm sút đáng kể. Đơn cử như tại Đà Nẵng, trước đây tầm 5 năm, số lượng người bán báo dạo lên đến cả trăm người mà nay chỉ còn không đến 1/3, giảm rõ rệt sau 5 năm. Phần lớn những người bám nghề đều có thâm niên trong nghề vì đam mê, vì niềm vui tuổi già.
Nếu như không có những người bán báo dạo thức khuya dậy sớm thì những tờ báo khó mà kịp thời đến tay bạn đọc một cách sớm nhất.
Những người bán báo dạo như là những “sứ giả” văn hóa báo chí nhiệt thành nhất, đưa báo chí đến gần hơi với độc giả. Trong ảnh: bác xe ôm này có một thói quen đọc báo mỗi sớm.
Ông cụ trong ảnh cứ mỗi sáng tầm 4h là có thói quen mua một tờ báo cùng nhâm nhi ly cafe và say sưa đọc báo.
Theo_Kiến Thức
Liên Hợp Quốc: Ukraine đang có khủng hoảng nhân đạo tồi tệ
Liên Hợp Quốc (LHQ) đã khẳng định sự gia tăng về số lượng người tị nạn trong cuộc xung đột tại Ukraine là kết quả của "cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất" trên thế giới.
Số người dân Ukraine mất nhà cửa và di cư ra nước ngoài đã lên đến mức cực kì quan ngại, bất chấp thoả thuận Minsk II được kí kết hồi tháng 2-2015, nhằm hoà giải 2 bên xung đột.
Số liệu mới nhất từ Văn phòng Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) cho biết, có khoảng 857.000 người dân Ukraine đã phải xin ti nạn tại các nước láng giềng, tăng thêm khoảng 23.000 người trong 2 tuần qua.
Các nước người dân Ukraine xin tị nạn bao gồm Nga, Belarus, Ba Lan, Đức và Pháp
"1,2 triệu người Ukraine đã rơi vào cảnh vô gia cư và hơn 800.000 người phải tạm lánh sang các nước láng giềng", ông William Spindler, cán bộ truyền thông cấp cao của UNHCR cho biết và nói thêm rằng, những người tị nạn chủ yếu đến với Nga, Belarus, Ba Lan, Đức và Pháp.
Trong báo cáo mới nhất về cuộc xung đột tại Ukraine, Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) ước tính trong khoảng giữa tháng 4-2014 và 14-5-2015 đã có ít nhất 6.334 người thiệt mạng và 15.752 người bị thương. Báo cáo cũng cho biết, mối nguy hiểm vẫn còn rình rập người dân vì nhiều bom đạn chưa phát nổ vẫn lưu lại ở Donbass.
Việc không đủ thuốc và các thiết bị y tế ở những khu vực xảy ra xung đột tại Ukraine cũng là một mối lo ngại lớn, OCHA cho biết. Ông Spindler khẳng định rằng các nỗ lực về nhân đạo và chính trị cần được thúc đẩy bởi các bên, nhằm khắc phục tình trạng đang diễn ra tại miền đông Ukraine.
Cùng lúc đó Lãnh đạo văn phòng di cư Liên bang Nga, ông Konstantin Romodanovsky đã gọi tình hình hiện nay ở Ukraine là một thảm họa nhân đạo khi mỗi ngày có tới 600 người dân Ukraine di cư vào Nga.
Kể từ khi cuộc xung đột diễn ra, có tới 195.000 người dân Ukraine khác đã yêu cầu cấp giấy phép cư trú tạm thời tại Nga, 40.000 người xin cấp thẻ định cư lâu dài và 88.000 người xin cấp thẻ công dân.
Theo_An ninh thủ đô
Báo Anh cũng "đau đầu" với bài toán lớp ba của Việt Nam Mới đây, tờ báo uy tín nước Anh The Guardian đã đăng tải một bài toán điền số dành cho học sinh lớp 3 ở Việt Nam, thu hút khá nhiều bình luận quan tâm từ độc giả. Bài toán chỉ yêu cầu điền vào chỗ trống những chữ số từ 1 đến 9 để kết quả cuối cùng là 66, thế nhưng...