Những phận người bị ruồng bỏ khi sắp lìa đời
“Phạm nhân chỉ muốn gặp người thân để có lời xin lỗi trước khi chết, nhưng không ngờ gia đình bảo có chết đâu thì chết, đừng làm phiền. Phạm nhân sốc nặng và ra đi nhanh chóng…”, đại úy Ánh kể lại.
Nằm giữa vùng đồi núi u tịch, xung quanh là rừng cây xà cừ, tràm, khu nghĩa trang phạm nhân của phân trại 3 (Trại giam Thủ Đức – Z30D) gần như tách biệt hẳn với phân trại. Hơn 40 ngôi mộ của các phạm nhân chết vì bệnh nặng, bệnh nan y không được gia đình đưa về hoặc không có thân nhân nằm lại lẻ loi, hiu quạnh nơi đây… Dưới lớp cỏ rêu xộc mùi ẩm mục là nỗi buồn cay đắng của những thân phận bị chính gia đình, người thân ruồng bỏ…
Theo thượng tá Nguyễn Thiết Hùng (Phó giám thị Trại giam Z30D), tại hai Phân trại 1 và Phân trại 2 đều có nghĩa trang dành cho phạm nhân với số lượng mộ nhiều gấp 2-3 lần Phân trại 3. Trong số phạm nhân tại trại, tỷ lệ có tiền án chiếm tới gần 40%. Số bị nhiễm HIV, AIDS trên 11%.
Đại úy Nguyễn Quang Ánh cùng đồng nghiệp đã nhiều lần chứng kiến sự đau đớn, tuyệt vọng của các phạm nhân mang bệnh trước lúc lâm chung. Nhưng đau đớn hơn, anh còn nhiều lần thây họ bị gia đình, người thân ruồng bỏ, từ mặt…
Theo quy định chung, nếu một phạm nhân đang thụ án mà bệnh tình trở nặng rồi tử vong thì trại sẽ thông báo sự việc cho cơ quan chủ quản, cơ quan liên quan như tòa án, chính quyền địa phương, Tổng cục VIII – Bộ Công an… sau đó tiếp tục thông báo về cho gia đình để người thân đến hoàn tất các thủ tục giấy tờ đưa con em mình về. Tuy nhiên, cũng không hiếm trường hợp gia đình, người thân hoàn toàn chối bỏ trách nhiệm, không nhận con em về lo hậu sự. Lúc đó, phạm nhân sẽ được trại tổ chức mai táng.
“Tôi từng đến tận nhà báo tin, rồi chính quyền địa phương cũng ra sức nói điều thiệt hơn, nhưng họ vẫn không nhận vì sự ghét bỏ, oán hận trước những việc làm sai trái trước đó của phạm nhân”, đại úy Ánh nói và cho biêt phạm nhân khi được đưa trở vê trại thì “ra đi rât nhanh” do sốc và buồn tủi.
Các ngôi mô trong nghĩa trang của Phân trại 3.
Anh kê phạm nhân Trương Joan (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) thi hành án ở trại trong tình trạng bị AIDS giai đoạn cuối. Đầu năm 2002 khi được đại úy Ánh đưa về gia đình để chuẩn bị lo hậu sự, mẹ ruột, anh trai, em gái của anh này kiên quyết không nhận, buộc cán bộ trại phải đưa phạm nhân trở lại trại.
Hay trường hợp phạm nhân Dư Quan Hoàng (ở Quán Trường, Thái Nguyên) phạm tội do buôn bán ma túy số lượng lớn. Hoàng nghiện và nhiễm HIV, đến khi bệnh trở nặng khó qua khỏi, Hoàng được gọi điện về cho gia đình. “Phạm nhân chỉ muốn người thân vào gặp mặt để có lời xin lỗi trước khi chết cho thanh thản, nhưng không ngờ gia đình bảo có chết đâu thì chết đừng làm phiền. Phạm nhân sốc nặng và ra đi nhanh chóng…”, đại úy Ánh kể lại.
Mỗi lần đến nghĩa trang này, anh Ánh lại thấy chạnh lòng, dù hiểu rằng nhiều gia đình đã phải chịu đau thương, khổ sở từ chính những lỗi lầm, sai phạm của con em họ đến mức những sợi dây tình cảm cuối cùng cũng đã mất. Tại nghĩa trang, dịp Tết, ngày rằm, ngày giỗ, cán bộ chiến sĩ cùng các đội phạm nhân lại đến dọn dẹp, làm cỏ, hương khói cho các ngôi mô, trong khi đó gia đình các phạm nhân này gần như hoàn toàn không lui tới.
Video đang HOT
Theo VNE
Chạnh lòng tiếng trẻ trong buồng giam
Đã quá thuộc tên, tính nết của từng đứa trẻ, song những ngày Tết, lần nào anh Tuấn cũng chạnh lòng. Anh bảo dẫu sao thì chúng cũng là những đứa trẻ, mong được tặng quà ngày Tết nhưng vì việc làm tội lỗi của bố mẹ mà phải vào trại giam thế nên rất thiệt thòi...
Cả năm vất vả, Tết đến, ai cũng muốn được sum vầy cùng người thân, song vẫn có rất nhiều quản giáo phải đón giao thừa trong chòi gác, ấy vậy mà nhiều khi chẳng được tận hưởng thời khắc sang năm mới vì... có biến.
Biến cố xảy ra có thể chỉ đơn thuần là điện ở các phân trại đang sáng bỗng dưng tối om, là tiếng hô: "cán bộ ơi, cứu", là tiếng "ối giời ơi chết mất",... mà nguyên nhân rất "giời ơi" cũng làm các quản giáo trực Tết chẳng có lấy một phút thảnh thơi.
Giật mình từng âm thanh lạ
Là người có thâm niên 25 năm công tác trong trại giam, Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng, Đội phó Đội quản giáo phân trại 3, Trại giam Hoàng Tiến, Bộ Công an có tới 2/3 thời gian đón giao thừa trong trại giam. Trong số những lần ăn Tết ở trại ấy, có cái Tết suôn sẻ song cũng có nhiều cái Tết chẳng bữa nào ra bữa nào vì vừa bưng bát lên thì nghe tiếng kêu: "cán bộ".
Chủ nhân của những tiếng kêu ấy là các phạm nhân. Họ không gọi đồng thanh mà chỉ những người vì nhớ chồng con, nhớ nhà hay vì nhiều lý do khác,... chẳng biết cầu cứu ai thì gọi cán bộ. Cán bộ vào thì nỗi nhớ nhà cũng vơi đi; những bức xúc khác thậm chí là cả những điều khó nói, tế nhị như ăn quá no, bị bội thực, hay đơn giản chỉ là sự khúc mắc giữa hai phạm nhân với nhau về một món đồ... thì chỉ có cán bộ vào mới giải quyết được.
Bình thường con người ta không đến nỗi hẹp hòi nhưng khi vào đây, thế giới của những kẻ tù tội với một không gian nhỏ, họ trở nên xét nét, để ý và chấp nhặt nhau và chỉ có cán bộ mới giúp họ giải tỏa nỗi ấm ức trong lòng.
Anh Hùng bảo bình thường nghe tiếng phạm nhân gọi cán bộ đã giật mình, huống hồ là những ngày Tết, lòng người thường hay dao động, dễ lấn cấn vì những hồi tưởng về quá khứ, gia đình mà có hành động bột phát. Thế nên trực Tết với những cán bộ trại giam, trông thì có vẻ nhàn tả vì tất cả phạm nhân đã ở trong rào vây nhưng lại vất vả gấp nhiều lần so với ngày thường.
Theo anh Hùng thì ngày Tết lượng cán bộ đi làm so với ngày thường cũng ít hơn nhưng công việc thì không đơn thuần chỉ là canh coi, quản lý mà còn phải vui chơi với phạm nhân, đến từng buồng giam chúc Tết là không thể thiếu những lần làm bác sỹ gia đình, chuyên gia tâm lý và cả bảo mẫu dỗ dành những phạm nhân mau nước mắt.
Tết đến xuân về, ai cũng muốn được quây quần bên mâm cơm, tận tưởng sự ấm cúng từ mùi hương trầm và tận hưởng cảm giác lâng lâng của những lời chúc Tết. Với những kẻ lầm lỗi, dẫu biết rằng có tội phải trả giá song chẳng ai cấm được họ thôi nghĩ về những cái Tết sum vầy bên gia đình.
Có người thèm tiếc những bữa nhậu say túy lúy song cũng nhiều người vừa ăn vừa khóc vì thương con cái ở nhà đói khổ... Càng nhớ thì họ càng bi quan, tiêu cực và chỉ cần một người trong buồng khóc hay nói một câu bi quan thế là thành khởi xướng cho một dàn đồng ca nước mắt hoặc những câu chửi thề, tiêu cực.
Ngày thường vẫn phải làm công tác tư tưởng để phạm nhân yên tâm cải tạo, mấy ngày Tết, các quản giáo lại bận rộn hơn bởi ngoài những lời chúc Tết ra, các anh còn phải làm nhiều công việc khác như đi kiểm tra buồng giam cũng nhiều hơn vừa là để nhắc nhở phạm nhân ăn ở sạch sẽ, vệ sinh và cũng là kịp thời dỗ dành, động viên, khích lệ cũng như răn đe những phạm nhân bỗng nhiên có việc làm khác với ngày thường.
"Thường thì đêm 30 là vất vả nhất bởi thời khắc bước sang năm mới dễ khiến người ta xúc động quá mà không kiềm chế được dẫn đến những hành động như nổi loạn. Thế nên bỗng nhiên thấy không gian im ắng hay chợt rộ lên tiếng cười,... âm thanh lạ nào cũng khiến chúng tôi giật mình, cảnh giác", anh Hùng kể. Theo anh Hùng thì "nhất là nghe tiếng gọi cán bộ ơi thì đang làm gì cũng vứt đó mà chạy vào".
Được nghỉ lao động trong mấy ngày Tết rồi tiêu chuẩn ăn uống nhiều hơn ngày thường, chưa kể quà của gia đình, bạn bè gửi vào nên nhiều phạm nhân chén tì tì đến bội thực, ôm bụng quằn quại gọi cán bộ. Ấy là chưa kể một số phạm vì tiếc những đồ tiếp tế để dành đã ôi thiu, thay vì vứt đi đã cố "gửi" anh bạn dạ dày, đến khi "Tào Tháo đuổi" chỉ còn biết cầu cứu cán bộ.
Chuyện gì chứ chuyện liên quan đến tiêu hóa của phạm nhân thì các quản giáo có mặt còn nhanh hơn lính cứu hỏa bởi "người chung phòng thì đông, không gian thu nhỏ, không xử lý nhanh để lây lan thành dịch thì nguy lắm" như lời một quản giáo tâm sự. Với những cán bộ giáo dục như anh Hùng thì việc tư vấn những phạm nhân cũ không gian nan như nói chuyện với phạm nhân mới nhập trại.
"Số phạm nhân bỗng dưng đổi tính khi Tết đến không nhiều lắm, song với chúng tôi vất vả nhất là những phạm nhân mới chuyển đến thời điểm đầu năm. Họ là những người vừa có án, điều chuyển đến cải tạo song cũng có người vi phạm kỷ luật hoặc do hoàn cảnh được điều chuyển, tâm lý còn chưa ổn định, môi trường sống lại mới, cán bộ giáo dục chưa có thời gian tìm hiểu sâu thì năm mới đến nên khi xảy ra bất thường, cán bộ giáo dục, quản giáo rất vất vả mới giúp họ vượt qua xúc cảm tức thời để ổn định tâm lý", anh Hùng cho biết.
Quá lâu rồi song anh Hùng vẫn nhớ có lần trực Tết, anh em đang chờ nghe Chủ tịch nước chúc Tết thì bỗng phía một phân trại rộ lên tiếng xôn xao của phạm nhân. Nhìn về phía đó thấy tối om, anh em xô nhau chạy tới. Ý nghĩ nổi loạn thoáng qua bởi cả phân trại tối đen, không buồng giam nào sáng điện, mọi người ới nhau canh chừng, mắt căng ra cảnh giác. Tuy nhiên sau một hồi mày mò kiểm tra, mấy anh em mới thở phào khi biết điện mất là do rơle tự nhảy nhưng sửa được đường điện cho phạm xong, lúc quay về phòng làm việc thì đã 1 giờ.
Chạnh lòng tiếng trẻ trong buồng giam
So với các quản giáo trong trại giam Hoàng Tiến, Đại úy Đinh Trọng Tuấn, phụ trách giáo dục phân trại 2, cũng không thua kém số lần ăn Tết trong trại. Điều đặc biệt là phân trại anh còn có một nhà trẻ, con của các phạm nhân nữ mang vào trong quá trình thi hành án nên ngoài việc động viên, dỗ dành người lớn, đôi khi anh còn là bảo mẫu của đám trẻ con phạm.
"Năm nào trực Tết cũng thế, qua giao thừa là tôi đi từng buồng giam chúc Tết, vừa là động viên các phạm nhân song cũng đồng thời kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở người trong phòng chú ý giữ gìn sức khỏe, vệ sinh và tìm hiểu xem có điều gì bất thường để có biện pháp xử lý, ngăn chặn. Sáng hôm sau, mồng một Tết, anh em chúng tôi vào tặng quà các cháu nhỏ con phạm nhân", anh Tuấn kể.
Những đứa trẻ trong Trại giam Hoàng Tiến.
Đã quá thuộc tên, tính nết của từng đứa trẻ, được chúng bi bô gọi bác, gọi chú và cả gọi cán bộ song những ngày Tết, lần nào anh Tuấn cũng chạnh lòng khi nghĩ tới con mình. Anh bảo dẫu sao thì chúng cũng là những đứa trẻ, mong được tặng quà ngày Tết nhưng vì điều kiện gia đình, vì việc làm tội lỗi của bố mẹ mà phải vào trại giam thế nên rất thiệt thòi.
"Năm nào trại cũng có quần áo mới, quà tặng con phạm nhân sống cùng cha mẹ. Ở trong này chúng khôn lanh lắm, cái gì cũng biết, thấy cán bộ vào là xòe tay xin tiền mừng tuổi. Nghĩ cũng thương nhưng không thể trái nội quy nên anh em phải chuẩn bị sẵn kẹo để lì xì cho chúng, chỉ có phong bao màu đỏ song bọn trẻ cũng vui lắm", anh Tuấn tâm sự, giọng đầy xúc động.
Đã là cha của hai đứa trẻ, anh Tuấn chưa quên lần đưa phạm nhân nữ đi đẻ đúng đêm giao thừa khi vừa bước chân vào nghề quản giáo. Lần ấy, trong khi phạm nhân vào buồng sinh nở, ở bên ngoài, anh Tuấn cứ lóng ngóng không biết phải viết thế nào trong khi cô y tá cứ giục: "Anh là chồng của cô kia thì ký vào đây" trong khi thời điểm đó, anh quản giáo này còn chưa có người yêu.
Vất vả, căng thẳng ngay cả trong những ngày Tết dường như là chuyện ngày thường của quản giáo trại giam song với Trung úy Nguyễn Đình Tùng, quản giáo đội phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, Trại giam Nam Hà thì cái khó của anh lại là những chuyện thật khôi hài.
Phạm nhân do anh quản lý đa số là đồng bào dân tộc, sống ở vùng sâu vùng xa, còn nặng về phong tục của địa phương nên việc giáo dục không phải một sớm một chiều. Đã thế họ lại còn nói tiếng phổ thông chưa sõi, trình độ văn hóa gần như không có nên sự hiểu biết càng hạn chế. Những ngày Tết, với họ là ăn chơi và uống rượu nên khi được phát quà Tết, họ cứ bảo thiếu rượu.
"Cách đây mấy năm, trong đội tôi quản lý có phạm nhân Thào Chi Son, không được gia đình thăm hỏi thành ra nghi ngờ cán bộ cho sai địa chỉ với lý lẽ "tao viết thư về cho vợ con mấy cái rồi mà sao không có ai xuống thăm". Rồi Son bảo là những kẻ mà Son đi theo bảo rằng chỉ nên tin đảng trên cây chứ đừng tin đảng dưới đất. Đảng trên cây mà anh ta nói chính là cái loa tuyên truyền đấy. Thế nên để thuyết phục họ tin và nghe theo mình, làm việc gì người quản giáo cũng phải chuẩn mực, không được xảy ra sai sót dù chỉ là một lời nói", Tùng tâm sự.
Nhiều năm tiếp xúc với phạm nhân là người vùng cao, anh đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm cũng như nắm bắt khá rõ đặc tính của người dân tộc. Theo Tùng thì trông họ có vẻ ngoan ngoãn thế thôi chứ thực ra rất bảo thủ. "Mình nói thì họ cứ vâng vâng dạ dạ thế thôi chứ đến lúc bắt tay vào việc là lại làm theo ý họ. Nhiều lúc bực mà vẫn phải cố nhịn nhưng không phải là không có cách dạy. Họ trông có vẻ chậm chạp thế nhưng khéo tay lắm, việc chẻ tre, giang, đan lát là nhất đấy", Tùng kể.
Mới vào nghề chưa được chục năm song Tùng cũng có gần số năm đó ăn Tết ở đơn vị. Anh bảo đó cũng là một cơ hội để anh và phạm nhân tìm được sự đồng cảm bởi cùng cảnh xa nhà, vắng người thân. Những lời chúc Tết, món quà nho nhỏ của anh khi đến từng buồng giam khiến những phạm nhân vốn kiệm lời, định kiến trò chuyện cởi mở hơn, giúp anh dễ dàng hơn trong quá trình quản lý, giáo dục phạm nhân sau này.
Lại một mùa xuân nữa đến, phạm nhân và quản giáo tích cực sửa soạn để có một cái Tết vui vẻ, đầy màu sắc. Nhiều phạm nhân được nghỉ để tết con giống, làm cây đào, cành mai và những vật dụng khác thường thấy trong các gia đình mỗi dịp Tết về. Đại tá Dương Đức Thắng, Giám thị Trại giam Nam Hà cho biết mặc dù năm nay trại mới chuyển đến chỗ ở mới, cây cối còn chưa xanh tốt nhưng không vì thế mà các trò vui chơi giải trí, các cuộc thi giữa các phân trại và các buồng giam bị xem nhẹ.
Ngoài việc thi đấu bóng đá, bóng chuyền, đánh cờ,... trại còn tổ chức thi câu đối Tết, mâm ngũ quả đẹp, buồng giam ngăn nắp, khoa học giữa các buồng giam và các phân trại với nhau, chấm giải và có phần thưởng. "Cán bộ cũng có những trận thi đấu, phạm nhân cũng vậy, phần thưởng chỉ là xà phòng, bàn chải đánh răng, mì tôm, bánh kẹo nhưng nó khích lệ tinh thần mọi người rất nhiều", giám thị Thắng nói.
Hỏi anh về số cán bộ trẻ, anh cười bảo họ là lực lượng hăng hái tham gia trực Tết song cũng khối người lần đầu tiên ăn Tết với phạm nhân, lén lên chòi canh khóc, nước mắt chảy nhưng tay vẫn cầm chắc súng, không rời vị trí quan sát
Theo Dantri
Người tù bất cần và kiếp bên lề xã hội Người tù mà tôi gặp ở trại giam Thủ Đức trong một ngày giáp tết là một thanh niên trẻ, có vẻ bề ngoài bất cần. Khi mới trò chuyện, Nguyễn Văn Tý dường như tỏ vẻ không thoải mái nên trả lời nhát gừng. Thế nhưng khi cuộc trò chuyện bắt đúng mạch, anh khóc như một đứa trẻ. Tý nói rằng,...