Những phần mềm gây tốn pin nhất trên smartphone
Các ứng dụng chạy ngầm, tự khởi động để liên tục cập nhật thông báo như Facebook, Messenger, WhatsApp… tiêu hao nhiều năng lượng trên điện thoại thông minh.
Phân tích của công ty an ninh mạng AVG cho hay, trung bình người dùng smartphone tại Mỹ cài khoảng 30 ứng dụng. Trong đó các phần mềm nhắn tin, mạng xã hội và giải trí là nguyên nhân gây tốn pin hàng đầu trên thiết bị Android.
Phân tích về những phần mềm gây tốn pin trên Android. Ảnh minh họa.
Những ứng dụng chạy ngầm, tự động mở lên dù người dùng muốn hay không là “thủ phạm” chính khiến smartphone nhanh hết pin. Trong số này phải kể đến mạng xã hội Facebook, Facebook Messenger, trình nhắn tin miễn phí WhatsApp hay Kik, RetailMeNot vì chúng liên tục chạy để cập nhật thông tin, gửi cho bạn những thông báo mới nhất.
Các phần mềm không tự khởi chạy như Amazon, Kindle, Spotify, Netflix hay Amazon Shopping… sẽ gây tốn pin nhưng chỉ khi người dùng mở chúng. Điều này có nghĩa là bạn có thể kiểm soát được nguyên nhân gây tiêu hao năng lượng trên smartphone.
Video đang HOT
Nghiên cứu trên các trò chơi, Candy Crush Soda Saga, Candy Crush Saga,Clash of Clans, Crossy Road và Solitaire là những game “ngốn” pin nhiều nhất.
Để cải thiện thời lượng pin trên smartphone, chuyên gia của AVG khuyến cáo người dùng nên hạn chế các thông báo tự động, giảm tần suất làm mới ứng dụng, tắt các kết nối không dây như Wi-Fi, Bluetooth, GSP khi không sử dụng, điều chỉnh độ sáng phù hợp và tắt theo dõi vị trí chạy nền.
Đình Nam
Theo VNE
6 ứng dụng sửa ảnh tốt nhất cho smartphone
Người dùng ngày càng có nhiều lựa chọn phần mềm để chỉnh sửa ảnh đẹp cho smartphone. Ngoài các ứng dụng trả tiền, nhiều tiện ích miễn phí cũng cho phép tùy chọn hiệu ứng, màu sắc.
Manual (iOS, giá: 2 USD): Ứng dụng này đáp ứng hai yêu cầu: Đơn giản và hiệu quả. Người dùng có thể thay đổi ISO, tốc độ màn trập, cân bằng trắng, lấy nét,... Manual biến smartphone thành máy ảnh chuyên dụng. Các thiết lập được lưu lại ở mỗi lần chụp và người dùng có thể thoải mái tác nghiệp mà không phải chỉnh lại các thông số. Ảnh: Popphoto.
Snapseed (Android và iOS, miễn phí): Điểm nổi bật ở phần mềm này là loạt các bộ lọc và hiệu ứng mới lạ. Người dùng chỉ việc vuốt ngón tay sang trái hoặc phải để chỉnh sửa mức độ thể hiện của hiệu ứng. Ảnh: iMore.
Afterlight (Android và iOS, giá: 1 USD): Công cụ chỉnh sửa này khá trực quan, đi kèm hàng chục bộ lọc, hiệu ứng phức tạp. Ảnh: Indiretasdobem.
Colors (iOS, giá: 1 USD): Ứng dụng có hơn 1.000 bộ lọc khác nhau, người dùng có thể tạo nên những bức ảnh mang cá tính của riêng mình. Ảnh chụp màn hình.
Lenka (iOS, giá: 3 USD): Đây là ứng dụng chụp ảnh đen trắng. Người dùng có thể điều chỉnh độ tương phản và phơi sáng. Ảnh: Petapixel.
Hipstamatic (iOS, giá: 2 USD): Phần mềm cho phép người dùng thoải mái lựa chọn ống kính, bộ lọc và các hiệu ứng khác nhau. Đây được xem là tiện ích cạnh tranh trực tiếp với Instagram. Ảnh: Unmatchedstyle.
Minh Trí
Theo Zing
Lộ giá bán và thời điểm phát hành của Windows 10 OEM Một đại lý bán lẻ phần mềm lớn ở Mỹ đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng Windows 10 OEM. Đáng ngạc nhiên là giá bán phiên bản OEM đã được Microsoft nâng cao hơn so với trước đây. Giá bán và thời điểm phát hành của Windows 10 OEM trên Newegg.com - Ảnh chụp màn hình Theo đó, trang Newegg.com của nhà...