Những pha “xuyên không” hàng thế kỷ trong phim Trung Quốc
Dường như những pha “xuyên không” bất đắc dĩ đã trở thành đặc sản của phim cổ trang Trung Quốc.
Hóa ra thời Thanh cũng đã có smartphone phục vụ cho nhu cầu livestream của dân chúng.
Nền công nghiệp xây dựng của Trung Quốc quá phát triển khi mới đầu thế kỉ XX thôi mà đã có cả cần cẩu “xịn” thế này rồi!
Không biết là bộ phận quảng cáo của công ti nào đó chịu chi đến mức đạo diễn đồng ý để chiếc quạt nhựa kia xuất hiện trong một bộ phim cổ trang?
Thì ra những năm 50 của thế kỉ trước đã xuất hiện máy điều hòa nhiệt độ hiện đại ngày nay. Hình ảnh được trích từ một cảnh của phim Truyền kỳ Lý Tiểu Long.
Lệnh phi nương nương đã mỏi chân lắm rồi nên đành “xuyên không” đến thế kỷ XXI mua chiếc dép nhựa về đi tạm.
Thùng rác và bóng đèn bỗng xuyên không tới để giúp “Bạch nương tử” Triệu Nhã Chi có một cuộc sống tốt đẹp hơn!
Một vị khách du lịch vô tình xuyên không về thời các nhân vật trong Vi sư sắc sảo sinh sống.
Không biết ai là người đã phát minh ra chiếc quai đeo này sớm như vậy?
Nghề sơn tường quảng cáo hóa ra đã có từ thời nhà Minh thế này…
Đi uống trà mà lại thiếu bao thuốc lá thì quả là có chút “thiếu thiếu”.
Không rõ cái ô tô đằng xa vì cớ gì lại lạc đến tận nơi chiến trường hiểm ác này?
Theo Danviet
Phim Hoa ngữ nửa tỷ USD và hình ảnh mãn nhãn như tranh vẽ
Tác phẩm mới nhất của Trần Khải Ca có hình ảnh đẹp mê hồn nhưng câu chuyện chỉ dừng ở mức "tròn trịa".
Trailer phim Yêu Miêu Truyện
Năm 2017, thế giới chứng kiến sự phát triển như vũ bão của điện ảnh Châu Á nói chung và Hoa ngữ nói riêng. Nhiều bộ phim được đầu tư lên tới hàng trăm triệu USD, trong đó có Yêu Miêu Truyện, được truyền thông Trung Quốc giới thiệu là có kinh phí cao nhất điện ảnh nước này.
Hình ảnh đẹp tựa tranh vẽ
Và theo đúng nghĩa đen là như vậy. Yêu Miêu Truyện có kịch bản được chuyển thể từ tác phẩm văn học của Nhật Bản, một câu chuyện đậm chất fantasy (giả tưởng) về một con mèo đen đã giết chết hai đời hoàng đế của triều Đường. Chính bởi thể loại này, đạo diễn đã lựa chọn phong cách hình ảnh rất ấn tượng cùng những gam màu tương phản, cách tạo hình nhân vật có nét phi thực tế, đây cũng chính là những đặc điểm nổi bật của thể loại fantasy.
Những bối cảnh đẹp như tranh của phim
Tuy nhiên, sự lựa chọn này không những không làm cho phim bị "Tây" quá, mà còn biến mỗi khung hình trở nên tráng lệ như một bức tranh về Trung Hoa. Ngay từ những phút đầu tiên, người xem đã phải ồ lên và trầm trồ thán phục từng cảnh phim, cũng như cách xây dựng bối cảnh, đổ màu phim, thậm chí là phong cách hoá trang. Với Yêu Miêu Truyện, không hề ngoa khi dành lời khen tặng đến phần hình ảnh, một phần đã hết sức "nịnh mắt" khán giả.
Bước tiến hay bước lùi của Trần Khải Ca?
Trần Khải Ca từ lâu đã trở thành một cái tên quen thuộc với phần đông khán giả Châu Á, thậm chí là khán giả thế giới. Ông là một trong những nhân vật nổi bật của thế hệ đạo diễn thứ 5 tại Trung Quốc và cũng là một trong những đạo diễn thuộc hàng kinh điển. Tuy nhiên, có một sự thật đáng buồn là từ những năm 2000 trở lại đây, điện ảnh Trung Hoa dường như đã rơi vào hố sâu tuyệt vọng khi các nhà đầu tư dành quá nhiều tâm sức và tiền bạc để chạy đua về quy mô và kỹ xảo, trong khi hầu hết các kịch bản phim đều dừng ở mức "chấp nhận được" và dàn diễn viên thì gần như không có ai nổi trội.
Không Hải - vị hòa thượng người Oa là nhân vật chính trong phim
Trần Khải Ca không nằm ngoài vòng xoáy đó khi những bộ phim của ông trong thời kỳ này cũng không hề có sự bứt phá. Dù vậy, Yêu Miêu Truyện có thể được coi là sự cố gắng tiếp cận một thể loại mới của ông. Được chuyển thể từ một tiểu thuyết có tên Samana Kukai của Nhật Bản, Yêu Miêu Truyện kể về một hòa thượng nước Oa (Nhật Bản) có tên Không Hải, người được mời tới Đường Quốc để chữa bệnh cho vua Đường, dần dần người này phát hiện ra được những bí mật phía sau cái chết của vị quý phi nổi tiếng nhất đời Đường - Dương Quý Phi.
Với một thể loại kết hợp thần thoại, sử thi và fantasy, có thể xem đây như một thử thách với Trần Khải Ca khi ông thuộc thế hệ đạo diễn đã có tuổi và chịu ảnh hưởng nhiều từ nền điện ảnh cũ. Tuy nhiên, nếu để đánh giá về việc xử lý một bộ phim thể loại này, thì đạo diễn họ Trần xứng đáng nhận được lời khen, bởi ông kiểm soát những yếu tố cần có của thể loại rất tốt, và cảm xúc trong phim cũng được giữ ổn định.
Hình tượng Dương Quý Phi được nữ diễn viên Trương Dung Dung mang 2 dòng máu Hoa - Pháp tái hiện
Tuy nhiên, nếu phải so sánh Yêu Miêu Truyện với những tác phẩm trước đây của Trần Khải Ca, đặc biệt khi ông đã từng giành giải Cành cọ vàng và được đề cử giải Oscar cho bộ phim Bá Vương Biệt Cơ năm 1993, thì quả là một phép so khập khiễng. Yêu Miêu Truyện có thể là một tác phẩm mãn nhãn, nhiều bất ngờ và nhiều cảm xúc và phù hợp với khán giả đại chúng, tuy nhiên chuyện phim chỉ dừng ở mức hấp dẫn chứ không để lại nhiều dư âm cho khán giả. Như vậy, có thể coi bộ phim này là một bước tiến của đạo diễn đến với những thể loại phim mới mẻ, nhưng rất có thể lại là bước lùi trong hành trình của một đạo diễn tài ba như ông.
Bên cạnh đó là không ít những chi tiết bị làm hời hợt, khiến khán giả cảm thấy khó hiểu. Đây là điều thường xảy ra với các tác phẩm phim chuyển thể từ văn học, bởi tâm lý của đạo diễn thường sẽ muốn mang hết những chi tiết có trong truyện vào phim, nhưng lại không đủ thời lượng. Khán giả có thể dễ dàng nhận thấy điều này trong những phân đoạn như khi Không Hải và Bạch Lạc Thiên cùng nhau đi khắp thành Trường An, dù trước đó Không Hải đã từ chối, không muốn liên quan đến việc đi tìm Yêu Miêu. Những chi tiết như vậy vô hình trung làm cho khán giả bị gợn, dù bản chất đường dây câu chuyện là khá mượt mà.
Xứng đáng với kinh phí khủng
Như đã nói tới ở phần trên, Yêu Miêu Truyện được đầu tư rất nhiều công sức vào phần hình ảnh, và đó là những điều đầu tiên khán giả có thể đón nhận được khi xem phim. Vấn đề của những bộ phim cổ trang Trung Quốc làm về đời Đường gặp một vấn đề lớn về bối cảnh khi hầu hết đều phải tái dựng chứ không thể sử dụng bối cảnh có sẵn như Tử Cấm Thành của nhà Thanh. Chính vì thế, ê-kíp từng chia sẻ rằng họ đã phần lớn kinh phí chỉ để tái dựng lại Thành Trường An và những cung điện nguy nga tráng lệ.
Thành Trường An được ê-kíp tái dựng hoàn toàn
Ngoài ra, nhà sản xuất cũng đầu tư mạnh tay vào hạng mục kỹ xảo, bởi phim sử dụng rất nhiều phần vẽ 3D. Từ nhân vật Yêu Miêu cho tới những cảnh tượng kỳ ảo như cảnh mỹ nhân Xuân Cầm đi dưới trăng trên mái nhà, hay Dương Quý Phi đứng dưới gốc cây anh đào... tất cả đều được áp dụng kỹ thuật vẽ 3D hiện đại nhất, không thua kém gì kỹ xảo của Hollywood.
Có thể nói, Yêu Miêu Truyện là một bộ phim tròn trịa, đẹp về hình ảnh và có câu chuyện mới lạ. Phim cũng sẽ hợp với những "dân nghiền" phim Hoa ngữ, đặc biệt là những fan của dòng phim cổ trang với các nhân vật lịch sử có thật. Phim ra mắt khán giả từ ngày 5.1.2018.
Theo Danviet
3 mốt tạo hình phim cổ trang Trung Quốc khiến khán giả 'chết khiếp' Mọt phim ước tổ tạo hình sớm từ bỏ những mốt trang điểm, làm tóc này và quay về với style mộc mạc, cổ điển của phim cổ trang xưa. 1. Trang điểm đậm theo phong cách hiện đại Vài năm trở lại đây, các bộ phim cổ trang Hoa ngữ hầu như có chung một "công thức" trang điểm đó là mày...