Những ‘ông vua’ tai tiếng của làng game Việt năm 2011
Các sản phẩm này bị chì trích nhiều, đa phần đến từ VTC và xGo.
Đột kích (Vua hack)
Không chỉ nổi tiếng với danh hiệu bất hảo này từ đầu năm nay, MMOFPS của VTC đã phải vật lộn với công cuộc chống hack từ 2 năm trở lại đây. Dù đã có nhiều nỗ lực để cải thiện tình hình, nhà phát hành Đột kích vẫn không thể giúp hạ nhiệt tình hình. Những thuật ngữ như hack wall (xuyên tường), one hit (tiêu diệt đối phương chỉ bằng một phát súng), hack tàng hình… đã từ lâu ăn sâu vào tiềm thức game thủ trò chơi này nói chung và cả làng game Việt nói riêng.
Elsword (Vua lề mề)
Game thủ đến thử nghiệm trang chủ Elsword hồi tháng 4.
Hồi đầu tháng 4, VNG từng mời người chơi đến xem và đánh giá hình ảnh giao diện website Elsword. Họ còn hứa hẹn sẽ cho ra mắt trang chủ trò chơi chỉ sau đó vài ngày. Tuy nhiên, gần 5 tháng đã trôi qua, trò chơi vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin nào mới mẻ. Nguồn tin thân cận từ VNG cho Game Thủ.net biết, trong năm nay các sản phẩm MMO nhập vai mà VNG đang sở hữu khó có thể ra mắt do nhà phát hành này đang tập trung vào các dự án game mạng xã hội (SNS).
Một MMO khác cũng bị mang tiếng lề mề là Âu Lạc Online của Asiasoft. Trò chơi này chỉ lộ diện sau Elsword không lâu và cho đến nay cũng “bặt vô âm tín”.
Thần Long Huyết Kiếm (Vua lag)
Ngay từ khi đợt Open Beta hồi đầu năm, MMORPG của VTC đã phải hứng chịu sự chì trích nặng nề từ cộng đồng game thủ do lag và nhiều lỗi khó hiểu. Cho đến tận cuối tháng 5, tức là sau đó hơn 4 tháng, tình trạng này mới được giải quyết phần nào nhờ sự ra đời của máy chủ Long Hổ được VTC khẳng định là chống lag.
Thần Bài Online (Vua “chém gió”)
Cập bến VN cuối tháng 3, webgame về nhân vật nổi tiếng Yugi đã nhanh chóng tạo ra cơn sốt trong cộng đồng. Rất nhiều người đã hăm hở vào đăng ký tham gia khi trò chơi bắt đầu thử nghiệm với hy vọng sẽ được “vui buồn đỏ đen” cùng những thần tượng của mình.
Video đang HOT
Chẳng bao lâu, game thủ hoàn toàn vỡ mộng khi nhận ra, Thần Bài Online chỉ là một cái mác đặt ra để câu kéo họ. “Đây đúng là kiểu PR rẻ tiền, chẳng khác nào “treo đầu dê, bán thịt chó”. Nội dung game này không hề dính dáng gì đến huyền thoại Yugi trong Yugi Oh”, một người chơi phần nộ sau khi test thử trò chơi. Tiếp theo đó là hàng loạt cơn sóng biểu tình của game thủ đối với Thần Bài Online trên khắp các diễn đàn.
Huyết Chiến Mộ Dung (Vua nhập nhằng)
Chỉ đơn thuần là bản update của Thiên long bát bộ, tuy nhiên trò chơi đã cho ra mắt đến 3 trang teaser chỉ trong vòng 5 ngày. Chiêu tung hỏa mù này khiến cho vô số người cảm giác bị “tẩu hỏa nhập ma”, khiến họ đinh ninh rằng đây đích thực là Thiên long bát bộ 2.
Ngạo Kiếm (Vua vay mượn)
Hồi đầu tháng 6, Ngạo Kiếm đã cho ra mắt trang thử nghiệm với nội dung “ghép hình” bí ẩn cùng thông báo cập bến Việt Nam trong tháng 7. Giao diện trang thử nghiệm của Ngạo Kiếm lúc đó được kết hợp giữa kiếm hiệp và tiên hiệp, khiến nhiều người chơi cho rằng đó là hình ảnh ghép của Cửu âm chân kinh Online và Hồng Hoang Thần Thoại, webgame kiếm hiệp từ công ty Hải Nham (Trung Quốc). Điều này đã gây ra làn sóng phản ứng dữ dội của game thủ vì cho rằng nhà phát hành xGo “lừa tình”.
Một sản phẩm khác của xGo cũng xứng đáng đạt danh hiệu “Vua vay mượn” là Red Alert Online khi có giao diện trang teaser bị chì trích là “nửa Á nửa Âu, lấy hình ảnh của cả StarCraft II để quảng bá”.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Làng game Việt sau 1 năm thảm họa giờ ra sao?
Cùng nhìn lại những gì đã xảy ra trong quãng thời gian "khổ nạn" từ giữa năm 2010 đến nay.
Một năm trước đây, đúng vào quãng thời gian này, làng game Việt hứng chịu một giai đoạn khó khăn đổ xuống khi có quyết định xiết chặt công tác quản lý về game online, mở đường cho việc ra mắt quy chế mới về quản lý và lưu hành game trực tuyến. Và trong suốt giai đoạn khó khăn đó, thị trường game nước nhà xáo trộn rất nhiều.
360 ngày đã trôi qua, chúng ta cùng nhìn lại những gì đã xảy ra trong quãng thời gian "khổ nạn" trên.
Không có game mới một cách chính thức
Trong giai đoạn quá cảnh suốt thời gian qua, khi quy chế mới chưa có, quyết định tạm thời là không cấp phép ra mắt game mới, ngoại trừ webgame. Vậy nên trong một thời gian dài, một loạt game đã mua về của các NPH từ Bắc chí Nam đều chấp nhận số phận phải "đắp chiếu" ngồi chờ.
Elsword chờ mãi vẫn chưa thấy ra.
Có rất nhiều game đang nằm sẵn trên máy chủ của các NPH đều "lực bất tòng tâm" không thể ra mắt, bay nhảy trên thị trường. Chỉ có một số game như Thống Lĩnh, Thiên Tử, Khuynh Thành... vì may mắn xin được giấy phép từ trước đã có một khoảng thời gian "vàng" không chịu bất cứ sự cạnh tranh nào khi ra mắt. Còn lại, thị trường game online đành chứng kiến cuộc đổ bộ ồ ạt của webgame các loại.
Dĩ nhiên là các webgame này không thể bù đắp được chỗ trống của sự thiếu vắng các game client. Thiệt hại trước mắt chính là phía NPH, và game thủ cũng không vui sướng gì khi bỗng chốc phải chấp nhận những "bữa ăn đạm bạc". Elsword, Tinh Thần Biến, Audition 2...tất cả những cái tên được chờ đợi và đã được mua về đành ngậm ngùi án binh bất động.
Loong online chấp nhận ra mắt ở dạng game quốc tế.
Một vài NPH sau đó đành chấp nhận đặt server ở nước ngoài để ra mắt game ở dạng game quốc tế phiên bản Việt. Điển hình là Dragonica, Loong online, Thần Long Huyết Kiếm... những game rất được chờ đợi nhưng phải xuất hiện một cách không đường đường chính chính. Là game phiên bản Việt, công cuộc quảng bá gặp khá nhiều khó khăn, và game cũng không phát huy được hết sức mạnh của mình.
Một loạt game cũ "hi sinh"
Bị xiết chặt quản lý, không thể ra game mới, không có tiền duy trì game cũ, và chặng đường trước mắt của ngành game online hoàn toàn mờ mịt, và nhiều NPH đành chấp nhận đóng cửa một loạt game cũ để duy trì hoạt động của mình. Đây có thể xem là một thiệt hại khá lớn của làng game Việt giai đoạn này, vì khá nhiều game trong số đó thực sự là những game online rất hay.
Nhiều game phải đóng cửa trong giai đoạn khó khăn...
Nếu xét kĩ, có khá nhiều game đã thật sự kiệt quệ, và việc đóng cửa âu cũng là điều chấp nhận được. Doanh thu của chúng thật sự không thể bù đắp cho chi phí duy trì server. Hầu hết những game dạng này là các game ít người biết đến. Đơn cử như Tung Hoành Thiên Hạ, Võ Lâm web...
Cũng có rất nhiều game bị buộc phải đóng cửa vì không đáp ứng được yêu cầu "lành mạnh". Điển hình trong số này như các game Biệt Đội Thần Tốc, Đặc Nhiệm Anh Hùng. Được đánh giá cao và có gameplay mới lạ, xuất sắc, thế nhưng cuối cùng những game trên cũng đành phải chấp nhận ra đi. Các game ở lại phải co mình hết cỡ, tự thay đổi mình để đáp ứng được yêu cầu khắt khe. Đột Kíchđã bỏ tất cả những hình ảnh bạo lực để có thể trụ lại được.
...mà vài cái tên trong số đó phải ra đi tức tưởi.
Trong suốt 1 năm khó khăn đó, đã có 25 game phải từ biệt cuộc chơi tính đến thời điểm này (trong đó có 5 game tính từ đầu 2011). Việc đột ngọt mất đến gần một nửa số lượng game đã khiến cho các game thủ hụt hẫng, và hệ lụy từ những sự kiện đó sẽ còn dai dẳng trong một thời gian nữa.
Nhân sự thay đổi
Cùng với việc đóng cửa game trong giai đoạn khó khăn, đi cùng với đó là toàn bộ staff điều hành game cũng phải được "thanh lý". Và viễn cảnh không mấy tươi sáng của ngành game đã khiến không ít nhân sự trong ngành đành bấm bụng "dứt áo ra đi" tìm chân trời mới
Nếu như phải đóng cửa một game, thì ngay sau đó phải có một game mới bù vào để giải quyết vấn đề cho lượng nhân sự dôi ra. Tuy nhiên với tình trạng không thể ra mắt được game mới, rất nhiều người như các GM, những nhân viên chăm sóc khách hàng... đành chấp nhận ra đi.
Nhân sự làng game đã sụt giảm đi nhiều.
Và với những NPH game tầm cỡ như Asiasoft, họ không nhìn thấy nhiều lối ra khi mà game bị "đánh đập" quá nhiều. Giải pháp mà NPH gốc Thái chọn là sa thải hàng loạt nhân sự để cho phù hợp với tình hình. Ngay cả các doanh nghiệp khác như FPT, VTC cũng tinh giảm nhân lực không ít.
Rất nhiều nhân viên trong ngành thật sự có tâm huyết và muốn gắn bó với nghề "làm game". Thế nhưng khi thời thế thay đổi, việc duy nhất mà họ có thể làm là cố gắng thích nghi với tình hình. Một số đi đến những NPH game khác, có thể nhỏ hơn, một số chuyển qua làm các công việc khác không còn liên quan đến game nữa.
Những điều tích cực
Việc trong một thời gian dài phải chấp nhận những khó khăn là điều mà không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu nhìn kĩ lại thì vẫn có những điều đáng mừng trong đó.
Rất nhiều game đã phải đóng cửa. Tuy nhiên, khá nhiều trong số đó là những game hoàn toàn kiệt quệ. Và đây có thể xem là thời điểm thanh lọc lại thị trường game, loại bỏ những game không phù hợp. Thêm vào đó là việc không nhập game mới nên tạm thời có thể xem giai đoạn làm game theo kiểu "mì ăn liền" đã không còn với thị trường nước nhà.
Bao giờ chúng ta mới qua khỏi giai đoạn khó khăn?
Đóng cửa hàng loạt game, các NPH cũng có dịp chăm chút lại những game cũ mà hay của mình.Granado Espada, hay những game xuất sắc đã từng bị bỏ quên được vực dậy trong niềm vui của các game thủ.
Nếu suy nghĩ tích cực hơn, có thể xem giai đoạn vừa qua là thời điểm để chấn chỉnh lại làng game nước nhà. Chúng ta đã hoạt động trong sự bát nháo quá lâu mà không có một quy chế rõ ràng. Vậy thì nhân dịp này, cùng đưa ra những cách rõ ràng để quản lý và phát triển cùng nhau.
Một năm khó khăn đã trô qua, vậy thì cái gì đang chờ đợi phía trước?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thần Bài Online trở lại với máy chủ mới Webgame của xGo sẽ ra mắt server KaiBa vào lúc 10h ngày 9/7. Từng gây tiếng vang lớn trong lần ra mắt cách đây 2 tháng, tuy nhiên chẳng mấy chốc, trò chơi đã phải chịu cảnh đìu hiu do không đáp ứng được kỳ vọng của game thủ. xGo đặt quyết tâm mang đến làn gió mới cho Thần Bài Online. Nhân...