Những “ông trùm” công nghệ từ bỏ đại học và thành công ngoài mong đợi (P2)
Cùng điểm lại những “ông trùm” công nghệ đã sẵn sàng từ bỏ giảng đường đại học để theo đuổi đam mê và trở thành những tỷ phú.
Steve Jobs – sáng lập Apple – bỏ Trường cao đẳng Reed
Cũng như “kẻ thù không đội trời chung” của mình là Bill Gates, nhà sáng lập Apple – Steve Jobs cũng đã từ bỏ giảng đường đại học để thành lập công ty riêng.
Năm 1972, Steve Jobs nộp đơn xin học tại trường Cao đẳng Reed (bang Oregon, Mỹ). Đây là một trường tư thục với học phí đắt đỏ, vượt quá khả năng chi trả của cha mẹ nuôi Steve Jobs, nhưng ông vẫn nhất quyết theo học tại đây.
Tuy nhiên, chỉ sau một học kỳ, Steve Jobs đã bỏ học mà không thông báo với cha mẹ. Sau đó ông giải thích rằng mình bỏ học vì không muốn tiêu tốn tiền của cha mẹ cho “một nền giáo dục vô nghĩa” đối với ông.
Sau khi bỏ học, Steve Jobs trở về nhà với cha mẹ, làm một số công việc trước khi gặp gỡ với Steve Wozniak và thành lập Apple vào năm 1976, rồi trở thành vị CEO “huyền thoại” của Apple.
Michael Dell – sáng lập hãng máy tính Dell – bỏ Đại học Texas
Cũng như Steve Jobs, Michael Dell bỏ học ngay sau năm học đầu tiên tại Đại học Texas (Mỹ). Trong thời gian theo học, Dell đã dành thời gian rảnh để nâng cấp máy tính và bán chúng cho những người bạn học. Dell đã kiếm được số tiền lên đến 180.000 USD trong tháng nghỉ hè đầu tiên của năm nhất và ông đã quyết định không quay trở lại trường học.
Năm 1984, khi mới 19 tuổi, Dell thành lập hãng máy tính mang tên mình – Dell Computer Corp. và sau 30 năm, công ty này trở thành một đế chế trên thị trường công nghệ. Năm 1992, khi mới 27 tuổi, Michael Dell đã lọt vào danh sách 500 tỷ phú giàu nhất thế giới.
Hiện khối tài sản của Michael Dell ước tính đạt 40,3 tỷ USD.
Larry Ellison – sáng lập hãng phần mềm Oracle – bỏ Đại học Illinois và Đại học Chicago
Video đang HOT
Larry Ellison đăng ký vào Đại học Illinois (Mỹ) sau khi tốt nghiệp trung học, nhưng đã bỏ học vào năm 2 sau khi mẹ nuôi của ông qua đời. Ellison sau đó đăng ký theo học tại Đại học Chicago, nhưng cũng đã bỏ ngang chỉ sau một học kỳ.
Sau khi bỏ học, Ellison đã làm nhiều công việc khác nhau trước khi trở thành một lập trình viên máy tính và xây dựng nên phần mềm Oracle. Năm 1977, Ellison đã thành lập công ty phần mềm có tên gọi Software Development Labs, sau này được đổi tên thành Oracle.
Ellison là CEO duy nhất của Oracle từ khi được thành lập cho đến nay. Hiện khối tài sản của ông ước tính đạt 87,8 tỷ USD.
Dustin Moskovitz – đồng sáng lập Facebook – bỏ Đại học Harvard
Dustin Moskovitz là bạn chung phòng ký túc xá với Mark Zuckerberg tại Harvard và cả 2 đã nhanh chóng trở thành bạn thân của nhau. Moskovitz đã hỗ trợ Zuckerberg rất nhiều trong việc xây dựng Facebook và sau này trở thành nhân viên đầu tiên của Facebook, góp sức đưa mạng xã hội này ra phạm vi toàn cầu.
Cũng như Zuckerberg, Moskovitz đã bỏ ngang chương trình đại học ở năm thứ 2 để dành toàn bộ thời gian cho Facebook.
Năm 2008, Moskovitz rời Facebook để thành lập hãng phần mềm Asana. Moskovitz đã từng thừa nhận rằng được góp sức để xây dựng Facebook là “điều may mắn nhất trên thế giới”.
Hiện chỉ nắm khoảng 2% cổ phần tại Facebook, nhưng chừng đó vẫn đủ để giúp Moskovitz sở hữu khối tài sản ước tính đạt 16,6 tỷ USD.
Arash Ferdowsi – sáng lập dịch vụ chia sẻ dữ liệu Dropbox – bỏ Học viện Công nghệ Massachusetts
Arash Ferdowsi sinh ra trong một gia đình nhập cư người Iran tại bang Kansas (Mỹ). Ferdowsi tốt nghiệp phổ thông loại giỏi và được nhận vào Học viện Công nghệ Massachusetts, theo học ngành kỹ thuật điện và khoa học máy tính.
Năm 2007, Ferdowsi sáng lập dịch vụ chia sẻ file Dropbox khi đang học năm 3. Sau đó, Ferdowsi đã quyết định bỏ chương trình đại học để tập trung vào việc kinh doanh. Hiện tài sản của Ferdowsi ước tính đạt 1,1 tỷ USD.
Daniel Ek – sáng lập dịch vụ nghe nhạc Spotify – bỏ Viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển
Sinh ra và lớn lên tại Thụy Điển, năm 2002, Daniel Ek đăng ký học tại Học viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển. Tuy nhiên, Ek đã quyết định bỏ học chỉ sau 8 tuần khi phát hiện ra năm đầu tiên sẽ chỉ học các môn lý thuyết và đại cương.
Daniel Ek sau đó đã làm nhiều công việc khác nhau và làm việc cho nhiều công ty công nghệ trước khi thành lập Spotify vào năm 2006.
Hiện khối tài sản của Daniel Ek ước tính đạt 5,2 tỷ USD.
James Park – sáng hãng điện tử tiêu dùng Fitbit – bỏ Đại học Harvard
Giống như nhiều “ông trùm” công nghệ khác, James Park từng theo học trường Harvard danh tiếng, nhưng đã bỏ học vào năm cuối cùng để theo đuổi kinh doanh.
Sau khi bỏ học, James Park đã xây dựng một trang web thương mại điện tử và thu được vài triệu USD trước khi thành lập Fitbit vào năm 2007, nổi tiếng với các thiết bị đeo và đồng hồ thông minh.
Năm 2019, Google thông báo sẽ mua lại Fitbit với giá 2,1 tỷ USD, đưa James Park trở thành tỷ phú.
Gabe Newell – sáng lập hãng game Valve – bỏ Đại học Harvard
Gabe Newell là nhà sáng lập hãng game Valve, nổi tiếng với trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất Half Life.
Trước khi thành lập Valve, Newell đã làm việc cho Microsoft trong 13 năm. Cũng như nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates, Newell đã theo học Harvard khi đang theo học năm 3. Trong một lần phỏng vấn, Newell chia sẻ rằng những gì ông học được tại Harvard là “cách uống bia khi trồng cây chuối cắm đầu trên tuyết”.
Hiện khối tài sản của Gabe Newell ước tính đạt 4 tỷ USD.
Hiroshi Yamauchi – chủ tịch hãng game Nintendo – bỏ Đại học Waseda
Hiroshi Yamauchi là chủ tịch thứ 3 của hãng game Nintendo nổi tiếng của Nhật Bản. Ông đã nắm giữ chức vụ này trong 55 năm trước khi về hưu vào năm 2005.
Yamauchi được xem là người có công lớn để đưa Nintendo từ một công ty sản xuất ảnh thẻ đến một đế chế game trên toàn cầu. Ông đã theo học ngành luật tại đại học Waseda, nhưng đã bỏ dở giữa chừng để quản lý Nintendo, công ty do cha mình sáng lập vào năm 1889.
Hiroshi Yamauchi qua đời vào năm 2013, hưởng thọ 85 tuổi. Khi ông qua đời, tài sản của ông ước tính đạt 2,1 tỷ USD.
Trên đây là những “ông trùm” công nghệ đã chấp nhận từ bỏ đại học để khởi nghiệp. Một điều cần lưu ý rằng, không phải ai từ bỏ đại học cũng có thể thành công và hãy nhìn vào những ngôi trường mà các “ông trùm” công nghệ đã từ bỏ; đó đều là những ngôi trường danh giá hàng đầu thế giới, đồng nghĩa với việc những “ông trùm” này đã có sẵn tài năng, kiến thức, tố chất… để có thể đạt được thành công trong sự nghiệp của mình, dù họ không cần phải hoàn thành chương trình đại học.
Viettel bắt tay cùng Đại học Bách khoa TP. HCM nghiên cứu và sản xuất chip 5G
Ngày 9/7, tại Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. HCM đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel và Trường Đại học Bách khoa TP. HCM trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất chip 5G.
Lễ ký kết giữa Viettel và Đại học Bách khoa TP. HCM.
Theo thỏa thuận này, hai bên sẽ hợp tác chuyên sâu trong lĩnh vực điện tử và viễn thông, bao gồm nghiên cứu và phát triển vi mạch tích hợp 5G, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ, triển khai ứng dụng các công nghệ mới, cũng như chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn thường xuyên theo nhu cầu thực tế của hai bên.
Thông qua việc hợp tác, Viettel mong muốn thúc đẩy nghiên cứu khoa học công nghệ tại các trường đại học bằng việc đưa các nghiên cứu, thí nghiệm từ các trường đại học vào thực tế kinh doanh.
Hai bên cam kết sẽ cùng giải quyết những vấn đề trong các lĩnh vực chuyên môn như đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cũng như các lĩnh vực khác trên nguyên tắc hợp tác song phương, bình đẳng, cùng có lợi.
Nhân dịp này, trong bước đầu hiện thực hóa thỏa thuận hợp tác, 2 bên đã ký kết một hợp đồng. Theo đó, Đại học Bách khoa TP. HCM sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế bộ thu và bộ phát cho chip 5G sử dụng công nghệ TSMS CMOS 28nm cho Viettel trong khoảng thời gian 14 tháng.
Theo ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel, việc thiết kế và sản xuất chip 5G mang thương hiệu Viettel là một bước đi quan trọng trong hành trình tiến tới làm chủ toàn bộ công nghệ liên quan đến 5G của Viettel. Ngoài ra, Viettel cũng đặt quyết tâm vào lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và sản xuất chip Make in Vietnam.
Để thực hiện điều này, ngoài việc hợp tác với các công ty quốc tế để chuyển giao công nghệ, Viettel cũng kết hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất chip trong và ngoài nước, cùng đội ngũ các nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu tại các trường đại học.
Đại diện Viettel nhấn mạnh việc hợp tác với các trường đại học còn là cách để Viettel tạo ra một môi trường thực tế, đưa các công trình nghiên cứu khoa học sớm đi vào thực tiễn, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
9 sự thật cho thấy CEO Mark Zuckerberg giàu cỡ nào Giá trị tài sản của CEO Mark Zuckerberg đã giảm 10 tỷ USD chỉ trong một tuần, nhưng anh vẫn nằm trong top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới. Theo báo cáo của Bloomberg, giá trị tài sản ròng của CEO Mark Zuckerberg đã giảm 10 tỷ USD chỉ trong một tuần, sau khi Coca-Cola, Starbucks và các thương hiệu lớn khác...