Những nữ nhà báo xinh đẹp trên màn ảnh
Nghề nhà báo/phóng viên/biên tập viên qua sự thể hiện của các diễn viên xinh đẹp đã có thêm nhiều phần độc đáo và thú vị.
Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin như một phương tiện tuyên truyền chân thực và hiệu quả, nhà báo/phóng viên/biên tập viên còn là nhóm đối tượng luôn gây tò mò cho công chúng vì bản chất công việc “nằm trong chăn…” của họ.
Trên màn ảnh Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới từng xuất hiện rất nhiều bộ phim về đề tài Nghề báo. Mỗi tác phẩm khắc họa một góc cạnh khác nhau của nghề “múa võ giữa chợ” và đồng thời cũng mang đến cho người xem cái nhìn chủ quan về hình tượng nhà báo. Cùng điểm lại một số vai diễn tiêu biểu trên màn ảnh trong thời gian qua và lựa chọn một nhân vật mà bạn ưng ý nhất.
Minh Thảo trong Nữ phóng viên
Năm 2000, đạo diễn trẻ Phạm Việt Đức đã lựa chọn một gương mặt mới – Minh Thảo (diễn viên lồng tiếng của Hãng phim TVB Hongkong tại TP.HCM) thủ vai chính trong bộ phim Nữ phóng viên.
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện cô phóng viên trẻ (Hân) mới ra trường, tập sự tại một tòa soạn báo, được giao nhiệm vụ lặn lội vào những “điểm nóng” để khai thác chuyên đề thực tế. Trong một lần tới bệnh viện Phụ sản để viết bài về sức khoẻ vị thành niên, Hân đã gặp một người cùng quê tên Thúy và được tâm sự một câu chuyện rất lâm ly (trót mang bầu với con trai bà chủ, phải đi nạo thai và bị đuổi việc).
Vì thương cảm và cả tin, Hân đã mời Thúy về ở cùng nhà trọ với mình mà không hay biết rằng tất cả câu chuyện đó chỉ là bịa đặt. Trên thực tế, Thúy đang tham gia băng nhóm buôn ma túy.
Sau này khi phát hiện con người thật của bạn, Hân đã tự cài mình vào băng nhóm và lặng lẽ phối hợp với công an để phá án….
Hồng Ánh trong Nghề báo
Có những nhà báo rất nhiệt thành với công việc nhưng bên cạnh đó cũng có thành phấn xấu – thủ đoạn, khôn ngoan để sắp xếp thông tin theo chủ đích của mình. Hai mặt đối lập của công việc nhiều thách thức này đã được thể hiện trong bộ phim Nghề báo của đạo diễn Phi Tiến Sơn năm 2006.
Tác phẩm có sự góp mặt của diễn viên xinh đẹp Hồng Ánh trong vai Thúy Bình – một nữ phóng viên giàu nhiệt nhiệt huyết với nghề, với xã hội. Chồng cô là một kỹ sư rất thương yêu gia đình và luôn ủng hộ vợ theo nghề báo.
Trong một chuyến điều tra tệ nạn tham nhũng, Thúy Bình đã vô tình rơi vào một cái bẫy của những kẻ thủ đoạn và cứ bị cuốn đi theo hào quang của danh tiếng…
Cho đến khi cô phát hiện ra rằng chính những bài viết của mình đã làm tan nát một gia đình hạnh phúc, phá hoại tương lai của một cô gái thì cùng đồng nghĩa với việc bản thân có nguy cơ bị mất chồng, con vì mang tội nhận hối lộ…
Anna Hathaway trong The Devil Wears Prada
The Devil Wears Prada (Yêu nữ thích hàng hiệu) xoay quanh câu chuyện nữ sinh quê mùa Andy Sachs vừa ra trường và được nhận làm thư ký cho tổng biên tập tạp chí thời trang Runaway nổi tiếng.
Video đang HOT
Để đáp ứng yêu cầu của bà chủ khó tính, Andy đã phải thay đổi từ chính phong cách ăn mặc của bản thân. Bên cạnh đó, cô còn được dẫn dắt vào thế giới thời trang với nhiều góc khuất về đạo đức nghề nghiệp cũng như sự nghiệt ngã của ngành công nghiệp này.
Trong phim, Anna Hathaway đã xuất hiện với nhiều tạo hình ấn tượng khác biệt. Từ hình ảnh “vịt con xấu xí”, qua cuộc cải tổ sắc đẹp và trang phục, cô đã trở thành một chú thiên nga rạng rỡ và tự tin.
Scarlett Johansson trong Scoop
Để lấy tài liệu cho bài luận của mình, nữ sinh ngành báo chí người Mỹ Sondra Pransky (Scarlett Johansson) đã quyết định du hành sang Anh. Trong chuyến đi này, cô đã tình cờ gặp anh chàng quý tộc Peter Lyman (Hugh Jackman đóng). Như sắp xếp của số phận, họ nhanh chóng “phải lòng” và đến với nhau thật nồng nàn và mãnh liệt.
Tạo hình chính của Scarlett Johansson là áo sơ mi và cặp kính trắng thường trực trên mặt. Tuy nhiên, trong phân đoạn ghi hình tại bể bơi, nữ diễn viên xinh đẹp này đã xuất hiện trong bộ bikini màu đỏ rất gợi cảm. Với diễn xuất tự nhiên và chân thực, cô đã khiến người xem thực sự bị cuốn hút vào hoàn cảnh lúng túng của nhân vật.
Lâm Hy Lôi trong Tokyo Trial
Thẩm Phán Tokyo (Tokyo Trial) là bộ phim khá nặng nề với nhiều vấn đề lịch sử được khắc họa chi tiết. Tuy nhiên, thật may mắn là tác phẩm đã có sự góp mặt của mỹ nhân Đài Loan Lâm Hy Lôi – người thủ vai nữ phóng viên xinh đẹp phải đối diện với vị chánh án và đoàn kiểm sát viên – những người đại diện cho chính nghĩa nhưng lại dùng thế lực của mình để áp chế những thế lực mạnh khác gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia.
Nhờ diễn xuất thành công trong bộ phim này, Lâm Hy Lôi đã nhận được đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại LHP Kim kê bách hoa năm 2006.
Lâm Tâm Như trong Tiết lộ độc quyền
Bộ phim truyền hình Trung Quốc Tiết lộ độc quyền năm 2010 xoay quanh câu chuyện nữ phóng viên Phương Đan từ nhỏ mồ côi mẹ. Sau khi được nhận vào làm việc tại một tòa soạn báo, cô lại tiếp xúc với một vụ án người mẹ ly kỳ tự sát từ 20 năm trước.
Trong tâm trạng rối bời khó tả, Phương Đan đã quyết tâm điều tra và làm rõ chân tướng sự thật nhưng không ngờ đã làm cho bản thân vướng vào nhiều chuyện rắc rối….
Hình ảnh mà Lâm Tâm Như xây dựng trong bộ phim này khá mộc mạc và gần gũi. Vẫn lối diễn xuất tự nhiên và trong sáng, cô đã mang đến cho người xem những cảm xúc chân thành như chính số phận của bản thân.
Theo TTVN
Bực mình với nghề báo trên phim!
Nhiều bộ phim làm về nghề báo nhưng vẫn máy móc, giáo điều và xa rời thực tế.
Trăm hoa đua nở
Thời gian gần đây, xu hướng làm phim về đề tài nghề nghiệp rất phổ biến trên báo chí. Từ nông dân, kỹ sư, bác sỹ, giáo viên... thậm chí cả nghề osin đã trở thành đề tài được điện ảnh phản ánh một cách đa chiều.
Thực tế những năm qua cho thấy rất nhiều vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội đã được báo chí lên tiếng, phản ánh. Vì thế không ngạc nhiên khi đề tài về nghề báo được các đạo diễn khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau.
Phóng viên thử việc luôn được đưa ra làm ví dụ mỗi khi nhắc đến phim về đề tài nghề báo
Điển hình nhất khi khai thác về đề tài nghề báo, các bộ phim thường hướng đến những vấn đề liên quan đến tiêu cực, buôn lậu, mại dâm...
Đại diện cho lĩnh vực này có thể kể đến những bộ phim truyền hình đã được phát sóng trong những năm trở lại đây như: Phóng viên thử việc, Đèn vàng, Nghề báo...
Mỗi một bộ phim một hướng khai thác khác nhau nhưng đều cố gắng để vẽ nên chân dung của những người cầm bút, quá trình tác nghiệp của họ. Ở đó có sự gian khổ, hy sinh, có cả những hiểm nguy.
Rất nhiều bộ phim khiến khán giả liên tưởng đến những sự kiện, vấn đề diễn ra trong chính cuộc sống. Và một phần nào đó, hơi thở cuộc sống đã được phản ánh qua lăng kính phim ảnh.
Có một điểm khá thú vị là, những bộ phim thuộc dòng giải trí xoay quanh những câu chuyện về người nổi tiếng cũng không bỏ lỡ việc khắc họa chân dung của những người cầm bút.
Người mẫu phiên bản Việt tuy không lấy câu chuyện nhà báo làm trung tâm nhưng nhân vật nữ phóng viên mảng thời trang vẫn xuất hiện khá dày đặc.
Hay như câu chuyện của nhà báo trong bộ phim Tết Những nụ hôn rực rỡ và cách đó vài năm, phim Gái nhảy cũng đã ít nhiều xây dựng hình ảnh nhà báo làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Đàn trời - một bộ phim về những người làm báo hình
Thời gian gần đây, câu chuyện về những người đứng sau máy quay cũng trở thành đề tài của một bộ phim nhận được khá nhiều phản hồi. Đàn trời lấy câu chuyện chính về những phóng viên báo hình trong cuộc chiến chống tiêu cực nhiều cam go, thử thách. Tất cả họ, mỗi người mang một màu sắc, cá tính nghề nghiệp khác nhau nhưng đều có một mẫu số chung đó là lòng yêu nghề.
Sự phong phú trong vấn đề khai thác đề tài về nghề báo còn được thấy rõ ở việc khắc họa chân dung nhà báo trong nhiều giai đoạn khác nhau của nghề nghiệp.
Nếu Phóng viên thử việc tập trung khai thác câu chuyện về những phóng viên mới ra trường thì Đèn vàng, Nghề báo, Tin vào điều không thể... lại xoay quanh câu chuyện về những nhà báo đã có tên tuổi, những người làm công tác quản lý và cuộc chiến khốc liệt với nghề.
Những góc nhìn "phi thực tế" về báo chí
Đây không phải lần đầu tiên báo chí lên án những bộ phim làm về đề tài của chính mình. Từ trước đến nay không ít các bài báo đã cho rằng những bộ phim này "không giông nhà báo" hoặc thâm chí là "bóp méo hình ảnh nhà báo". Thậm chí, còn có những ý kiến cho rằng đó là những góc nhìn lệch lạc, phi thực tế và quá giáo điều. Ngay cả trên lý thuyết của các giảng đường đại học các sinh viên báo chí cũng chưa bao giờ được dạy những kĩ năng giống như trên phim mô tả.
Điển hình cho những lỗi sai ngớ ngẩn phải kể đến câu chuyện của Phóng viên thử việc. Không chỉ "tầm thường hóa" nghề báo mà góc độ khai thác câu chuyện về những phóng viên mới ra trường quá hời hợt, nhợt nhạt.
Chi tiết phóng viên Lâm đến điều tra lấy thông tin từ các doanh nghiệp làm ăn phi pháp hay Quyên tham gia vào đường dây mại dâm giống như họ đang dạo chơi chứ không phải là những người xông pha để tiếp cận nguồn tin.
Thậm chí, ngay cả chuyện dùng các phương tiện tác nghiệp của họ cũng ngờ nghệch một cách đáng trách. Khi Lâm đến phỏng vấn một "tay anh chị", chưa rời khỏi "hang cọp" anh đã vô tư lôi máy ghi âm ra với vẻ đắc thắng để sau đó bị nhóm xã hội đen phát hiện và đuổi đánh.
Chi tiết anh vào nhà nghỉ điều tra đường dây gái gọi nhưng chỉ với 100.000 đồng đã có hình của các chân dài hay khi lên phòng khách sạn lại quá run sợ cho thấy một sự mâu thuẫn ngớ ngẩn.
Đó còn chưa kể việc một tòa soạn báo mà những vấn đề thời sự nóng hổi nhất lại được giao cho các phóng viên trẻ đang tập sự. Ngay cả tờ báo Chân lý luôn xuất hiện thường xuyên trên phim nhưng lại quá "nhếch nhác" giống một bản photo hay một sản phẩm thực tập dàn trang của các sinh viên báo chí hơn là một tờ báo chính thống.
Hồng Ánh trong Đèn vàng cũng bị chê vì nhiều chi tiết phim vô lý
Không chỉ phóng viên thử việc mà rất nhiều những bộ phim của các đạo diễn lão làng hay có sự tham gia của những diễn viên tên tuổi dù được PR rầm rộ nhưng cũng rơi vào tình trạng "đầu voi đuôi chuột".
Trường hợp phim Nghề báo của đạo diễn Phi Tiến Sơn cũng không vượt qua được cái dớp này. Với mục tiêu " Tôi muốn xây dựng nhà báo như những người tạo nên dư luận, nói lên tiếng nói của công luận" nhưng thực tế phim cũng bị dư luận vùi dập.
Khắc họa chân dung Thúy Bình - một nhà báo giỏi nhưng bộ phim lại biến cô trở thành một phóng viên mới vào nghề. Các chi tiết về quá trình tác nghiệp của Thúy Bình đã vô tình "bán đứng" đạo diễn.
Vin vào cớ xin thông tin từ một đồng nghiệp uy tín cô vô tư không qua một công đoạn kiểm chứng nào. Thậm chí, khi nhà báo Đỗ Hòa thâm nhập đường dây mại dâm còn vô tư xưng danh mình là nhà báo. Nếu cứ đặt trường hợp này ở thời hiện tại liệu nhà báo đó có sống sót để thoát khỏi hiện trường chứ chưa nói đến việc có thông tin, hình ảnh.
Không chỉ bóp méo hình ảnh mà đôi khi các đạo diễn lại tự cho nhà báo "quyền sinh quyền sát" quá lớn. Trong Người mẫu, vai nữ nhà báo kia dù chỉ xuất hiện điểm xuyết nhưng lại có sức ảnh hưởng khiến cả các cô chân dài cũng như các ông chủ quản lý đều nể sợ, thậm chí khép nép.
Những cuộc hẹn phỏng vấn đều khắc họa hình ảnh một nhà báo "bề trên" với thái độ chịch thượng. Thậm chí trong một phân cảnh phỏng vấn nhà báo này còn lớn tiếng hứa hẹn với Thu Hà (Dương Mỹ Linh): " Chị sẽ chắp lại đôi cánh cho em, em yên tâm" cho thấy sức mạnh của cô quá phi thường.
Và, trong suốt bộ phim cứ thấy nhà báo này tác nghiệp trên tay lúc nào cũng chỉ lăm le một cuốn sổ. Đáng cười hơn, ngay cả các show thời trang lớn diễn ra trên phim người ta cũng không thấy bóng dáng của các phóng viên ảnh đâu - một cách phản ánh trái ngược hẳn với thực tế showbiz Việt hiện nay.
Lê Vi và Phạm Cường trong Đèn vàng
Phản ánh về đề tài báo chí nhưng đôi khi các bộ phim lại làm sai lệch hình ảnh của các nhà báo. Trong Những nụ hôn rực rỡ, sau khi xem xong chương trình ca nhạc từ thiện, nhà báo Hà Trương đã tìm gặp người phụ trách bộ phận PR để đòi tiền. Đành rằng, trong thực tế đây không phải là sự việc chưa từng xảy ra nhưng nó không diễn ra như cơm bữa như phim phản ánh. Ngay cả ca khúc chủ đề trong phim, không hiểu vô tình hay cố ý, cũng "hạ bệ" danh dự của các nhà báo và quy chụp họ chỉ biết chạy theo kiểu tin giật gân, câu khách.
Hay như trong Kính thưa Oshin chi tiết bà Tư (Phương Thanh) đến lập một bàn thờ xem bói tại khách sạn nhà Hoài Linh, cảnh một nhà báo xuất hiện chụp hình cũng được cho là quá kệch cỡm giống như một... trò cười.
Ở bất kì giai đoạn nào, báo chí luôn đóng vai trò phản ánh thực tế cuộc sống và là cầu nối giữa nguồn tin với độc giả, dư luận. Thế nhưng, các bộ phim về nghề báo lại khắc họa chân dung những người làm nghề, những câu chuyện hậu trường một cách quá thô giản. Không hiểu các tác giả kịch bản hay đạo diễn, thậm chí là cả diễn viên có tự thâm nhập thực tế để lấy tư liệu, vốn sống hay không? Giữa vô số các bộ phim về những người cầm bút, thật khó tìm lấy một điểm sáng đúng nghĩa.
Nhiều khán giả, nhất là những nhà báo sau khi xem những bộ phim này đều chung cảm giác: Bực mình với nghề báo trên phim!
Theo TTVN
Điểm mặt người đẹp bán dâm trên màn ảnh Việt Không phải người đẹp nào cũng dám đánh đổi hình tượng để vào vai những cô gái bán dâm trên màn ảnh... Mai Phương Thúy Năm 2008, Mai Phương Thúy nhận lời tham gia đóng nhân vật chính trong bộ phim dài tập "Âm tính"- Bộ phim kể về cuộc đời của một cô hoa hậu gian truân, bất hạnh, cuối cùng chết...