Những nữ nhà báo khiến thế giới phải “nghiêng mình”
Những nữ nhà báo này đã chứng minh rằng phụ nữ cũng có thể đạt được thành công khi dấn thân vào nghề báo.
Katharine Graham – quý bà “lật đổ” Tổng thống Mỹ Richard Nixon
Số phận trớ trêu đã biến Katherine Graham trở thành góa phụ chỉ sau một đêm. Nhưng nếu không có biến cố này, chắc công chúng thế giới sẽ không bao giờ được biết đến huyền thoại của giới truyền thông – Katherine Graham. Chính nữ nhà báo này cũng là người đưa tên tuổi của Thời báo Washington Post trở nên lừng lẫy khắp năm châu với sự kiện Watergate 1972.
Bất chấp lệnh cấm đăng tải những tài liệu mật của Lầu Năm Góc về cuộc chiến tranh Việt Nam, bất chấp cả những lời đe dọa của chính phủ Nixon, bà vẫn quyết công khai những thông tin này. Luôn tâm niệm rằng “trách nhiệm của người làm báo chính là tận lực truyền tải toàn bộ tin tức một cách chân thực, toàn diện, công tâm và chất lượng nhất”, bà đã lèo lái Washington Post lội ngược dòng vạch trần những bê bối tồi tệ nhất của chính phủ Mỹ, chiến đấu tới cùng buộc Tổng thống Richard Nixon phải từ chức. Bằng sự thông minh và quyết đoán của mình, Katharine Graham cũng chính là người đặt tiền đề cho một giai đoạn phát triển mới của một nền báo chí tự do.
Anna Politkovskaya – biểu tượng của lòng quả cảm
Nổi tiếng với loạt phóng sự lên án cuộc chiến Chechnya và những hành vi vi phạm nhân quyền ở Chechnya, nữ nhà báo Anna Politkovskaya đã trở thành biểu tượng của lòng quả cảm trong lòng nhân dân Nga. Là một nhà văn, nhà báo, Anna Politkovskaya còn là một nhà hoạt động nhân quyền, bà đã từng đóng vai trò trung gian hòa giải trong vụ khủng bố tại nhà hát Moskva.
Cách đây 9 năm, bà bị ám sát ngay chính tại nơi ở của mình, và cho tới nay vụ án vẫn chưa được làm sáng tỏ. Cái chết của bà gây nên một làn sóng phẫn nộ không chỉ ở Nga mà còn lan ra trên toàn thế giới. Để kỉ niệm ngày giỗ đầu của Anna Politkovskaya, tổ chức “Reach all Women in War” (RAW in WAR) – một tổ chức nhân quyền tập trung vào việc ngăn chặn bạo lực đối với các phụ nữ trong chiến tranh và xung đột – đã lập ra “Giải thưởng Anna Politkovskaya”, nhằm tôn vinh các phụ nữ hoạt động nhân quyền, giống như Politkovskaya, sống một cuộc sống dũng cảm và nói lên sự thật, đối mặt với hiểm nguy nghiêm trọng, đứng về phía các nạn nhân của cuộc xung đột, thường chịu nguy hiểm cá nhân lớn lao.
Video đang HOT
Helen Thomas – Kẻ “hành hạ” tổng thống Mỹ
Người mà chỉ một câu hỏi đặt ra cũng khiến Tổng thống phải đau đầu, người đó chỉ có thể là Helen Thomas – một trong những nhà báo nữ hàng đầu của làng báo Mỹ và thế giới. Bà là nhà báo nữ duy nhất có chỗ ngồi danh dự ngay giữa hàng ghế đầu trong phòng họp báo Nhà Trắng và cũng là nữ phóng viênduy nhất giữ nhiều kỷ lục nhất trong lịch sử làng báo Mỹ. Trong suốt hơn 40 năm làm phóng viên tại Nhà Trắng, bà từng “hành hạ” không ít đời Tổng thống bằng những câu hỏi hóc búa xoáy sâu vào chi tiết của mình. Sức ảnh hưởng của bà lớn tới nỗi, Tổng thống Kennedy đã phải thốt lên: “Thomas có thể là một cô gái tốt nếu như cô ném đi ngòi bút trong tay và cuốn sổ tay phỏng vấn của mình”.
Marie Colvin – Sự thật là vô giá
Nổi tiếng với câu nói: “Nhiệm vụ của nhà báo là tường thuật những điều khủng khiếp của chiến tranh một cách chính xác và không định kiến”, Marie Colvin đã dành cả cuộc đời để cống hiến theo nguyên tắc sống của mình. Dấu chân của Marie Colvin đã in dấu trên nhiều chiến trường khốc liệt nhất thế giới, từ Chechnya đến Sierra Leone, từ Zimbabwe đến Tunisia, Ai Cập và Libya. Từng bị mất một mắt trong một lần cố gắng đột nhập vào hàng ổ của phiến quân Những con hổ giải phóng Tamil nhưng nguy hiểm trong nghề chưa một lần nào có thể làm khó bà. Marie Colvin đã phải đánh đổi bằng chính mạng sống của mình để có được sự thật. Cái giá phải trả để nói lên sự thật có thể rất cao nhưng để thế giới hiểu được chiến tranh là tội ác với những phóng viên chiến trường cái giá đó là vô giá.
Barbara Walters – huyền thoại báo giới Hoa Kỳ
Nhắc đến Barbara Walters trong báo giới Mỹ không ai là không biết đến tên tuổi của bà. Thậm chí tên của bà còn vinh dự được lưu vào trong bộ từ điển American Heritage Dictionary. Trong những năm đầu dấn thân vào nghiệp báo, Barbara Walters đã phải phấn đấu rất nhiều để chứng tỏ được bản thân trong lĩnh vực vốn dành cho nam giới này. Phong cách làm việc chuyên nghiệp, lối dẫn dắt thông minh, bà đã tạo dấu ấn riêng với rất nhiều bài phỏng vấn độc quyền rất nhiều người nổi tiếng như Fidel Castro, Hillary Clinton, Al Gore, Margaret Thatcher, Muammar Gaddafi, Saddam Hussein và Vladimir Putin…
Christiane Amanpour – nhà báo nơi chiến trường
Ai bảo phụ nữ thì không thể xông pha nơi chiến trận? Được biết đến như một trong những nhà báo nữ nổi tiếng nhất trên truyền hình Mỹ – Christiane Amanpour đã đánh dấu tên tuổi của mình bằng những những bài phóng sự tường thuật trực tiếp tại các vùng chiến sự ác liệt như Iraq, Afghanistan, Pakistan, Somalia, Rwanda và vùng Balkan. Christiane Amanpour hiện đang là trưởng ban Quốc tế của đài CNN.
Trong cuộc đời sự nghiệp của mình, bà đã giành được rất nhiều giải thưởng báo chí uy tín với các tác phẩm về chiến Vùng Vịnh năm 1991 và truớc đó là cuộc chiến tranh giữa Iraq với Kuwait năm 1990. Bà cũng chính là người đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường trên kênh CNN về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 911 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Theo Trí Thức Trẻ
"Tổng thổng Mỹ Obama phải thừa nhận thất bại trong việc cô lập Nga"
Giám đốc phụ trách quan hệ đối ngoại của Duma Quốc gia Nga - ông Aleksey Pushkov - vừa tuyên bố rằng, sự góp mặt của các chính trị gia từ nhiều nước trong lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga đã chứng minh một điều quan trọng rằng chính sách cô lập Moscow của Mỹ đã thất bại.
Tổng thống Mỹ đã không thể "làm khó" nước Nga trong chiến lược cô lập hóa của mình
Ông Pushkov bày tỏ trong phiên họp toàn thể gần đây của Hạ viện Nga: "Sau lễ kỷ niệm lần thứ 70 của ngày Đại thắng trong Thế chiến II, chúng ta đã thấy rõ ràng chính sách cô lập chính trị tối đa nhắm vào Nga không mang lại kết quả như họ mong đợi. Nếu hôm nay, sau ngày 9/5, mà ông Obama tiếp tục khẳng định rằng họ đã cô lập được nước Nga thì ông ta sẽ bị cười ngất".
Vị giám đốc phụ trách quan hệ đối ngoại của Duma Quốc gia Nga tự hào khẳng định rằng, không thể nói tới chuyện cô lập khi chỉ trong 3 ngày, Moscow đã tiếp đón các nhà lãnh đạo hàng đầu tới từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Kazakhstan, Azerbaijan, Armenia, Việt Nam, Đức, Cộng hòa Séc, Síp, Slovakia, Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
Thậm chí, ông Pushkov còn mỉa mai rằng bản thân Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng "không chịu nổi chính sách cô lập của chính mình", nên ông Obama đã phải phái Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Nga rất sớm sau lễ kỷ niệm nói trên.
"Quyết định đó cho thấy thực tế là ông Obama đã công nhận rằng không thể cô lập những quốc gia như Nga", ông Pushkov khẳng định.
Dù vậy, ông Pushkov cũng thẳng thắn cho rằng, Mỹ sẽ không ngay lập tức từ bỏ những chính sách chống Nga của họ, cũng như không ngưng tất cả nguồn lực sẵn có trong cuộc đấu giữa 2 cường quốc này.
Bên cạnh đó, vị giám đốc phụ trách quan hệ đối ngoại của Duma Quốc gia Nga cũng nói rằng việc củng cố liên minh giữa Nga và Trung Quốc là một phản ứng chung đối với "chính sách đe dọa, gây áp lực và trừng phạt của phương Tây".
Ông cũng khẳng định liên minh này chính là sự thất bại lớn nhất của Tổng thống Mỹ Obama kể từ khi nhà lãnh đạo da màu này lên nắm quyền tại Nhà Trắng.
Trước đó, vào đầu tháng Ba, Thư ký báo chí Dmitry Peskov của Tổng thống Nga Putin từng nói rằng áp lực liên tục từ phía Tổng thống Mỹ Obama và chính quyền của ông này sẽ không bao giờ ảnh hưởng tới chính sách ngoại giao của Moscow.
Ông cũng gọi các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga là "con dao hai lưỡi", bởi mặc dù những biện pháp này đã gây một số khó khăn nhất định đối với nền kinh tế Nga, thì trừng phạt Nga gây ảnh hưởng tới nhiều nước khác, thậm chí là cả nền kinh tế toàn cầu.
Theo_An ninh thủ đô
Eurozone và Hy Lạp có thể đạt được một thỏa thuận vào phút chót Thủ tướng Hy Lạp Tsipras bày tỏ hi vọng, một thỏa thuận nợ "hợp lí" có thể được nhất trí vào tuần tới tại hội nghị Bộ trưởng Tài chính Eurozone. Sau nhiều tuần tranh cãi, Hy Lạp và các đối tác Eurozone ngày 12/2 đã đưa ra các bước đi rõ ràng, tiến tới việc thu hẹp bất đồng về yêu cầu...