Những “nữ chiến binh” thầm lặng trong phòng xét nghiệm SARS-CoV-2
Với khối lượng công việc lớn, đội ngũ nhân viên của phòng xét nghiệm CDC phải thay phiên nhau túc trực 24/24, chạy đua với thời gian để nhanh chóng có kết quả từng mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
Gần một tháng nay, chị Đoàn Thị Ngọc Mai, nhân viên phòng xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình phải túc trực tại cơ quan. Nguyên nhân là do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lượng mẫu bệnh phẩm cần xét nghiệm SARS-CoV-2 tăng đột biến, khối lượng công việc của nhân viên xét nghiệm như chị Mai cũng rất nhiều.
CDC Quảng Bình những đêm không ngủ.
Tại CDC Quảng Bình, chỉ có chị Mai và 4 người nữa là đủ tiêu chuẩn để thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2. Do đó trong thời điểm này, chị Mai và các đồng nghiệp luôn nỗ lực hết mình, phải làm việc xuyên đêm để hoàn thành nhiệm vụ, góp sức vào công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Đằng sau cánh cửa phòng xét nghiệm, nhân viên CDC Quảng Bình đang từng giờ, từng phút chạy đua với thời gian để nhanh chóng có kết quả các mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
Thời gian qua, căn phòng xét nghiệm SARS-CoV-2 của CDC Quảng Bình gần như không bao giờ tắt đèn. Phía sau cánh cửa phòng xét nghiệm là những nhân viên thầm lặng, đang từng giờ, từng phút chạy đua với thời gian để nhanh chóng có kết quả từng mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
“Khi mẫu bệnh phẩm được chuyển từ cơ sở về là chúng tôi phải tiến hành xét nghiệm ngay để có kết quả sớm nhất. Để đảm bảo công việc được thực hiện 24/24, anh chị em phải phân chia công việc theo từng ca. Có nhiều vất vả nhưng chúng tôi sẽ luôn cố gắng để có được những kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác nhất”, chị Mai tâm sự.
Video đang HOT
Nhân viên CDC Quảng Bình kiểm tra, tiếp nhận các mẫu bệnh phẩm, sẵn sàng cho công đoạn xét nghiệm SARS-CoV-2.
Cũng như chị Mai, chị Nguyễn Thị Kiều, một nhân viên khác của CDC Quảng Bình cũng chia sẻ, ở trong phòng xét nghiệm gần như không có định nghĩa về thời gian. Có những khi các nhân viên CDC theo xét nghiệm quên bữa, nhiều lần dùng bữa tạm bằng mì gói rồi tiếp tục công việc.
Bữa ăn tạm sau giờ làm việc đầy căng thẳng của đội ngũ CDC Quảng Bình.
Vì trách nhiệm công việc, chị Kiều cũng không còn thời gian chăm sóc gia đình, đặc biệt là 2 con nhỏ. Chồng đi làm xa, để yên tâm công tác, chị Kiều phải gửi con cho người quen chăm sóc hộ.
“Nhà cách cơ quan cũng không xa, nhưng lâu lắm tôi chưa về nhà. Tôi phải nhờ người trông hộ và động viên con để các cháu không khóc đòi mẹ. Mình cũng nhớ và thương các con lắm, lúc rảnh mình là lại tranh thủ gọi điện để trò chuyện với các con. Mấy chị em trực ở đây mỗi khi gọi cho con cũng thường nói với các cháu, chờ mẹ bắt được “con Covid” đã rồi mẹ về”, chị Kiều kể lại.
Theo các nhân viên CDC Quảng Bình, để thực hiện tốt việc xét nghiệm, ngoài kỹ năng còn đòi hỏi người thực hiện có sự tập trung, kiên nhẫn, tỉ mỉ, khéo léo…
Nói về công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 , các nhân viên CDC Quảng Bình cũng chia sẻ, để thực hiện tốt việc xét nghiệm, ngoài kỹ năng chuyên môn còn đòi hỏi người thực hiện có sự tập trung, kiên nhẫn, tỉ mỉ, khéo léo… Bởi chỉ cần một tí sao nhãng mà bỏ qua hoặc thao tác sai dù chỉ một bước nhỏ thì quy trình xét nghiệm cả trăm mẫu sẽ cho kết quả sai.
Cùng với đó, việc hàng ngày phải tiếp xúc gần với những mẫu bệnh phẩm có nguy cơ cao là tác nhân gây bệnh cũng khiến họ không khỏi lo lắng. Tuy nhiều áp lực nhưng mọi người không bao giờ có suy nghĩ sẽ bỏ cuộc, bởi họ hiểu được ý nghĩa, trách nhiệm công việc mà bản thân đang làm.
Những ngày cao điểm, CDC Quảng Bình tiếp nhận gần 2.000 mẫu cần xét nghiệm.
Theo ông Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc CDC Quảng Bình, hiện nay khi số lượng mẫu bệnh phẩm cần xử lý tăng đột biến, những ngày cao điểm, trung tâm tiếp nhận gần 2.000 mẫu cần xét nghiệm. Để có thể hoàn thành khối công việc lớn đó, đội ngũ y bác sỹ, nhân viên của phòng xét nghiệm luôn túc trực 24/24.
Hiểu được những khó khăn của các cán bộ, nhân viên thuộc cấp, Giám đốc CDC Quảng Bình cũng luôn quan tâm động viên để họ có thêm động lực vượt khó, hoàn thành nhiệm vụ.
Không chỉ đội ngũ xét nghiệm, các cán bộ, nhân viên lấy mẫu của CDC Quảng Bình thời gian qua cũng nỗ lực hết mình để hoàn thành công tác truy vết, lấy mẫu.
“Để công tác phòng, chống dịch nhanh chóng, kịp thời thì công tác xét nghiệm được coi là then chốt, đòi hỏi cán bộ CDC phải nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Dù ở hoàn cảnh nào thì chúng tôi cũng nỗ lực vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần đẩy lùi dịch bệnh”, ông Tiệp cho hay.
Muôn kiểu chế của cộng đồng mạng với những cá nhân vi phạm quy định giãn cách
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương đang trong những ngày giãn cách xã hội. Tuy nhiên, một bộ phận người dân ở hai thành phố lớn này vẫn chưa tuân thủ các quy định phòng dịch và đã bị lực lượng chức năng xử phạt.
Trong những ngày qua, mạng xã hội lan truyền những chia sẻ "chế", phê bình các cá nhân và hành vi vi phạm.
Hình ảnh một số cá nhân cố tình ra đường đi xe đạp, tập thể dục ... từ sáng sớm và bị bắt phạt, đã được cư dân mạng "chế" kèm lời bình, như một buổi "đi thi" với mức lệ phí tiền triệu:
"Buổi thi" dành cho các thí sinh "dậy sớm để thành công".
Ở một diễn đàn khác, những cá nhân bị phạt được nhìn dưới góc độ một bản báo cáo về "Giải thể thao COVID-19". "Bản báo cáo" này càng hài hước hơn khi tung ra đúng thời điểm Olympic Tokyo 2020 đang vào giai đoạn nước rút:
"Vì một phường N.T an toàn, khỏe mạnh, em xin tổng kết Cuộc thi các môn thể thao COVID-19 ngày hôm nay như sau: Tổng số giải trao: 20 trường hợp. Trong đó giải thưởng tiền mặt đã nhận 19 triệu đồng.
Cụ thể các giải như sau: Giải bơi lội COVID-19 là 5 trường hợp; giải leo trèo, tung gạch, trộn vữa bê tông COVID-19: 6 trường hợp; giải đua xe COVID-19: 4 trường hợp; giải chạy maraton COVID-19: 4 trường hợp và đặc biệt hôm nay có giải thả diều gia đình COVID: 3 thành viên".
Báo cáo này còn hóm hỉnh: "Sau khi tìm hiểu kỹ về khả năng tài chính, Ban tổ chức đã xem xét quyết định giảm mức thấp nhất để vận động viên có thể tiếp tục tham gia được nhiều lần thi khác nên chỉ trao chung 1 giải 1 triệu đồng".
Bảng báo cáo này còn kể lại tình huống: "Một vận động viên có thái độ, được Ban tổ chức đưa về gặp sở chỉ huy phường để làm việc và truy vết đến cùng tận nơi sinh sống. Đến 15 giờ chiều nay thì vận động viên cũng đã được trao quyết định có sự chứng kiến của 1 số chỉ huy địa phương".
Chi tiết hơn khi, người báo cáo kể về một trường hợp không mang theo ví để nộp phạt và được cán bộ phường "hộ tống" về tận nhà: "Khi gần đến nhà vận động viên có đề nghị: Cháu ơi! Cháu bỏ cái băng đỏ ra hộ chú kẻo mọi người nhìn thấy ngại lắm. Thành viên ban tổ chức cất luôn băng đỏ đi vào ngõ, mấy bác hàng xóm hỏi: Anh hôm nay vẫn đi thể dục đạp xe à? Ừ, vẫn đi bình thường mà. Thế xe đâu mà phải người đèo về? À xe hỏng, anh nhờ đèo về lấy tiền ra sửa. Và tiền sửa xe là 1 triệu đồng".
Người báo cáo còn nhắn gửi thêm: "Nhân đây em cũng xin thông báo chuyên đề ngày mai chúng em vẫn tổ chức trao giải trên tất cả các xx khu vực mà vận động viên có mặt, mở rộng thêm 1 số giải như: Câu cá, ve chai..."
Bên cạnh đó, cư dân mạng còn lan truyền một "Bảng giá dịch vụ" các hoạt động ngoài trời, mà mức giá cho những giây phút không tuân thủ quy định phòng dịch, chính là các mức phạt:
"Thực đơn thể thao ngoài trởi" hay "Bảng giá dich vụ" dành cho các hành vi vi phạm quy định giãn cách xã hội.
Có thể thấy, với những cái nhìn hài hước này, cộng đồng mạng vừa bày tỏ sự ủng hộ với các quy định phòng chống dịch COVID-19; đồng thời vừa nhắc nhở nhẹ nhàng để tất cả mọi người dân cùng tuân thủ quy định, góp phần nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.
Cùng OCB tiếp niềm tin cho đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và quỹ Hy Vọng phát động chiến dịch "Tiếp niềm tin nơi tuyến đầu chống dịch, nhằm trang bị đồ bảo hộ cấp 4 và khẩu trang N95 đạt chuẩn cho các y bác sĩ tuyến đầu. Từ cuối tháng 4/2021, làn sóng Covid-19 thứ 4 bắt đầu quay trở lại và bùng phát mạnh mẽ tại...