Những nữ ‘chiến binh’ dũng cảm trong cuộc chiến chống ‘giặc COVID-19′

Theo dõi VGT trên

Những nữ “chiến binh” dũng cảm đã góp phần không nhỏ trong cuộc chiến cam go chống đại dịch COVID-19. Các chị đã không quản ngày đêm, cống hiến hết mình vì sự bình an của nhân dân…

Đại dịch COVID-19 được ví như trận “cuồng phong” hoành hành toàn cầu trong thời gian qua đã tàn phá mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đã phải trải qua những tháng ngày khó khăn chiến đấu chống lại “giặc COVID-19″. Góp phần không nhỏ trong cuộc chiến cam go này là những nữ “chiến binh” dũng cảm, không quản ngày đêm, cống hiến hết mình vì sự bình an của nhân dân

Những cống hiến thầm lặng bằng trái tim nhân ái

Những nữ chiến binh dũng cảm trong cuộc chiến chống giặc COVID-19 - Hình 1
Lãnh đạo Bệnh viện Y học Cổ truyền- Bộ Công an động viên các y, bác sĩ trước giờ lên đường chi viện cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam chống dịch COVID-19. Ảnh tư liệu: benhvienyhctbca.vn

Bệnh viện Y học cổ truyền (Bộ Công an) là một trong những đơn y tế đầu tiên xung phong đi vào tâm dịch để hỗ trợ các đồng nghiệp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, cũng như cứu chữa các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 ngay từ đầu tháng 4/2021 khi Bắc Giang xuất hiện ổ dịch.

Khi dịch bùng phát tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, đội ngũ y, bác sỹ Bệnh viện Y học cổ truyền lại tiếp tục tình nguyện lên đường, mang theo trọng trách của những lương y và tinh thần yêu nước, tương thân, tương ái. Trong suốt thời gian qua, những chiến sỹ áo trắng này đã tiếp xúc và cứu chữa cho hàng nghìn bệnh nhân vượt qua dịch bệnh, trở lại cuộc sống bình thường.

Trung tá Phùng Thị Hải Vân, Phó trưởng Khoa nội 4 (Bệnh viện Y học cổ truyền, Bộ Công An) cho biết, trong số các y bác sỹ của bệnh viện xung phong đi vào vùng dịch có gần 300 hội viên Hội phụ nữ. Nhiều chị em đã để lại con thơ, cha mẹ già yếu để cùng các đồng nghiệp lên đường chống dịch.

Những nữ chiến binh dũng cảm trong cuộc chiến chống giặc COVID-19 - Hình 2
Trung tá Phùng Thị Hải Vân cùng tập thể Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công an nghiên cứu thành công đề tài khoa học ứng dụng “Áo chống sốc nhiệt” giúp các y bác sỹ tuyến đầu chống dịch. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Theo Trung tá Phùng Thị Hải Vân, đã có rất nhiều khó khăn bất ngờ xảy ra trong khi làm việc, do không mường tượng được mức độ diễn biến của dịch bệnh. Các chị đã phải mặc trên người bộ đồ bảo hộ trong tiết trời nắng nóng trên 40 độ trong suốt 4 – 6 tiếng/ca. Có những đồng đội không chịu được, ngất đi, nhưng với lý trí và tinh thần quyết tâm, các đồng chí đã khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

“Sau những mệt mỏi, chúng tôi lại tiếp tục đi lấy mẫu, làm xét nghiệm truy vết, tham gia vào công tác chống nhiễm khuẩn của địa phương và điều trị trực tiếp cho các bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến với muôn vàn khó khăn về cơ sở vật chất, về trang thiết bị. Bên cạnh công tác điều trị, chúng tôi vẫn luôn chú ý để đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật công tác chống nhiễm khuẩn để tránh lây chéo”, Trung tá Phùng Thị Hải Vân chia sẻ.

Một điều đặc biệt, đó là ngoài việc xung phong đi vào tâm dịch cứu người, tập thể nữ bác sỹ của Khoa Chống nhiễm khuẩn đã trăn trở, nghiên cứu, sáng chế ra “Bộ quần áo chống sốc nhiệt” và sau đó đã được sử dụng rộng rãi, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Không chỉ vậy, đội ngũ nữ cán bộ của bệnh viện còn có nhiều nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm hỗ trợ tốt cho công tác phòng, chống dịch bệnh như cải tiến buồng lấy mẫu đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả tránh lây nhiễm; điều chế các sản phẩm hỗ trợ như viên nén Bạch địa căn, siro viêm họng, siro bổ phế… Đặc biệt, đội ngũ y, bác sỹ ở đây đã nghiên cứu ra bài thuốc điều trị cho bệnh nhân F0 tên là “Ngọc bình phong gia vị xuyên tâm liên”, có tác dụng nâng cao thể trạng, làm giảm sự nhân đôi của virus SARS-CoV-2. Trung tá Phùng Thị Hải Vân cho biết, việc bài chế thuốc này đòi hỏi rất cao về chuyên môn, sự kiên trì và tinh thần đoàn kết. Đây cũng là sản phẩm được Bộ Công an giao cho bệnh viện tiếp tục nghiên cứu và sử dụng rộng rãi hơn nữa.

Với những nỗ lực cống hiến hết mình, Hội Phụ nữ Bệnh viện Y học cổ truyền (Bộ Công an) đã được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng Giải thưởng phụ nữ Việt Nam năm 2021.

Video đang HOT

Trước khi trở thành một trong 10 cá nhân tiêu biểu được vinh dự nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2021, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Thị Ngọc Thảo – Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã được nhiều người biết đến và rất trân quý vì những đóng góp của bà cho nền y học nước nhà.

Những nữ chiến binh dũng cảm trong cuộc chiến chống giặc COVID-19 - Hình 3
PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo là người có nhiều đóng góp cho công tác phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: tphcm.chinhphu.vn

Đặc biệt, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Thị Ngọc Thảo đã có công lớn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian qua với tư cách là thành viên Tổ hội chẩn chuyên môn điều trị bệnh nhân nặng thuộc Trung tâm Chỉ đạo, quản lý, điều hành hội chẩn trực tuyến điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng của cả nước.

Trước đó, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Thị Ngọc Thảo cũng đã nổi tiếng và được giới chuyên môn đánh giá cao với đề tài khoa học “Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu, điều trị một số bệnh” mang lại nhiều hiệu quả và tính ứng dụng cao.

Thành công của đề tài nghiên cứu khoa học này đã giúp ngành hồi sức cấp cứu cứu sống nhiều bệnh nhân tưởng như không còn hy vọng sống, góp phần làm giảm sự tiến triển của suy đa tạng, giảm chi phí chữa bệnh cũng như thời gian nằm viện của bệnh nhân. Đề tài đã đạt Giải thưởng Nhà nước về nghiên cứu khoa học và ứng dụng…

Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga cho biết, thời gian qua, phụ nữ cả nước đã phát huy tinh thần làm chủ, truyền thống “tương thân, tương ái”, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống dịch bằng tất cả khả năng và thế mạnh riêng của giới mình. Nhiều nữ y bác sỹ đã tạm gác việc riêng, gửi con cho bố mẹ để lên tuyến đầu chống dịch. Đông đảo hội viên, phụ nữ thầm lặng, bằng trái tim nhân ái đã sáng tạo ra hàng nghìn cách làm hay, mô hình hiệu quả chống dịch như “siêu thị 0 đồng”, “đi chợ hộ”, “bếp cơm nhà Hội”, chuyến xe yêu thương đưa đón phụ nữ sau khi sinh… Theo tổng hợp của Trung ương Hội, đến nay đã có 16 tỉnh/thành phố tổ chức nhiều chuyến xe và chuyến bay đưa 2.449 phụ nữ mang thai và 2.033 trẻ em từ tâm dịch trở về quê.

Những nữ chiến binh dũng cảm trong cuộc chiến chống giặc COVID-19 - Hình 4
Các nhà hảo tâm trao quà ủng hộ cho chương trình. Ảnh: TTXVN

Không chỉ chăm lo cho hội viên, phụ nữ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, lao động nữ di cư mất việc làm, các cấp Hội phụ nữ và các tổ chức thành viên là Hội Nữ trí thức, Hội nữ doanh nhân còn đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Đặc biệt Hội phát động chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”, “Phụ nữ cả nước vì miền Nam ruột thịt”, chung tay chia sẻ, tiếp sức với các tỉnh/thành phố có dịch. Đến nay, các cấp Hội đã vận động được trên 148 tỷ đồng tương đương gần 500 nghìn phần quà với nhiều nhu yếu phẩm đáp ứng nhu cầu giới đặc thù của chị em. Các cấp Hội cũng đang triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do dịch COVID-19.

Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện tiêu biểu các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước ghi nhận những cống hiến và vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ. Nhân dân biết ơn đức hy sinh cao cả của các Mẹ Việt Nam Anh hùng, những người mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng những thế hệ anh hùng của đất nước anh hùng.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, trong thực tế chúng ta cũng còn nhiều việc phải làm để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn, để phụ nữ có cơ hội, điều kiện đóng góp cho xã hội, cho đất nước. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan rà soát lại toàn bộ chính sách đối với phụ nữ, trẻ em; phạm vi chính sách nào thuộc thẩm quyền Chính phủ thì Chính phủ sẽ giải quyết. Trước mắt khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định…

Có thể thấy, truyền thống nhân hậu, đảm đang, trí tuệ và cống hiến luôn tỏa sáng trong mỗi người phụ nữ Việt Nam. Tinh thần ấy luôn lan tỏa, ấm áp trong mỗi gia đình, mỗi góc phố, xóm thôn, bản làng để tạo nên bức tranh đẹp, giàu bản sắc riêng của phụ nữ Việt Nam, góp phần xây dựng quê hương ngày giàu đẹp, đất nước ta hùng cường và thịnh vượng.

Tiên phong nơi 'pháo đài' chống COVID-19 - Bài 4: Những 'đảng viên 213' tiếp sức địa phương

Trong cuộc chiến chống COVID-19, tại nhiều địa phương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, ngoài lực lượng phòng, chống dịch và thực hiện công tác an sinh xã hội tại cơ sở, nhiều đảng viên thuộc các cơ quan, tổ chức đã trực tiếp tham gia nhiều hoạt động, cùng địa phương nơi sinh sống xây dựng các "pháo đài" tại cơ sở.

Những đóng góp của đảng viên sinh hoạt theo Quy định số 213-QĐ/TW ngày 2/1/2020 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú (gọi tắt là đảng viên 213) đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm của đảng viên với cơ sở nơi mình sinh sống.

Gắn kết với nơi cư trú bằng việc làm cụ thể

Tiên phong nơi pháo đài chống COVID-19 - Bài 4: Những đảng viên 213 tiếp sức địa phương - Hình 1

Lựa chọn các loại rau củ, quả thiết yếu để đem đến cho người dân có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực cách ly, phong tỏa tại TP Thủ Đức trong chương trình "Siêu thị nghĩa tình Thủ Đức" và chương trình "Đi chợ giúp người dân mùa COVID-19". Ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều cán bộ làm việc tại nhà, đây cũng là lúc họ có điều kiện, thời gian gắn chặt hơn với địa bàn sinh sống trong công tác phòng, chống dịch. Những đảng viên này có thể đóng góp nhiều hình thức như vận động hỗ trợ cho địa phương trang thiết bị phòng, chống dịch; kêu gọi từ thiện hỗ trợ người khó khăn trên địa bàn; trực tiếp tham gia các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương.

Chị Nguyễn Thị Hồng, giáo viên Trường THPT Hàn Thuyên (quận Phú Nhuận), cho biết: Trong tháng 6 và 7, do còn công việc giảng dạy ôn tập cho học sinh khối 12 dự thi tốt nghiệp THPT nên chỉ xung phong hỗ trợ gián tiếp bằng các công việc như vận động các nguồn hỗ trợ quà, nhu yếu phẩm, thuốc men, rau củ... từ các nguồn lực bạn bè, đồng nghiệp. Hỗ trợ trang thông tin, bản tin phường tuyên truyền, vận động, chia sẻ thông tin kịp thời đến bà con nhân dân trên địa bàn. Đến ngày 23/8, khi Thành phố vào đợt cao điểm giãn cách xã hội, tôi đã đăng ký với UBND Phường 16 trực tiếp tham gia lực lượng hỗ trợ phòng, chống dịch của Phường, trực tiếp hỗ trợ bộ phận Mặt trận Tổ quốc phường trong công tác chăm lo an sinh trên địa bàn và phối hợp lực lượng bộ đội, Đoàn Thanh niên trong công tác "đi chợ hộ" giúp người dân.

Tham gia hỗ trợ địa phương, chị Nguyễn Thị Hồng không nề hà bất cứ công việc gì. Từ những công việc như làm tài xế lái xe ô tô chở quà xuống các khu phố, đi chợ mỗi tuần với hơn 2.000 phần combo "đi chợ hộ" cho người dân đến khuân vác hàng hóa, phân loại, chuẩn bị hàng chục ngàn phần gạo, túi an sinh, rau củ... để kịp thời chuyển đến tay người dân ở khu trọ, gia đình khó khăn trên địa bàn phường.

Thực hiện giãn cách xã hội nên việc tình nguyện viên hỗ trợ cũng phải tuyển chọn kỹ như tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19, thực hiện xét nghiệm 2-3 ngày/lần nên người đủ điều kiện thời gian này cũng rất hạn chế, trong khi khối lượng công việc ở phường rất lớn. "Là người đủ các tiêu chuẩn này, cùng với có vài kỹ năng như lái xe, thông thạo đường xá, nên tôi thường xuyên được "trưng dụng" đi lấy hàng về để phát cho người dân, khi đó thì vừa làm bốc vác, vừa làm tài xế nữ, phân loại hàng hóa... Tuy lúc nào cũng phải mặc bộ đồ bảo hộ rất nóng, đôi khi cũng thấm mệt, nhưng thấy được thành quả của mình, các công việc được xử lý nhanh chóng nên bản thân cũng rất vui, hỗ trợ được bà con khi khó khăn, cấp bách", chị Hồng chia sẻ.

Với anh Lê Đình Tịnh (đảng viên Công ty Điện Máy xanh), ngay từ những ngày đầu dịch COVID-19 bùng phát, anh và gia đình đã tích cực tham gia nhiều hoạt động hỗ trợ địa phương với nhiều hoạt động thiết thực. Vào đầu tháng 7, gia đình anh cùng với gần 100 hộ dân thuộc các tổ dân phố thuộc Khu phố 2 và 3 (phường 12, Quận 3) phải thực hiện phong tỏa vì có nhiều ca mắc COVID-19. Nhận thấy công việc của các anh em ở địa phương quá vất vả khi thực hiện rất nhiều việc để chăm lo cho bà con trong khu phong tỏa, anh Tịnh và gia đình đã tình nguyện tham gia các các hoạt động phòng, chống dịch; hỗ trợ bà con trong khu vực bị phong tỏa lấy mẫu xét nghiệm, tiếp nhận, phân chia lương thực, thực phẩm của phường và các đơn vị tài trợ đến tận từng nhà.

Ngay sau kết thúc phong tỏa khu phố, anh Tịnh tiếp tục tham gia đội thanh niên tình nguyện ở Phường 12 với nhiệm vụ phát lương thực, thực phẩm cho các hộ gia đình khó khăn hay đi chợ, giao hàng giúp dân trong những ngày thành phố giãn cách xã hội "ai ở đâu, ở yên đó". Tương tự, mẹ anh Tịnh cũng tham gia Hội Liên hiệp Phụ nữ phường, vợ tham gia Hội Chữ Thập đỏ phường với các hoạt động trợ giúp người dân cho đến khi cả nhà phát hiện bị mắc COVID-19 sau test nhanh định kỳ.

Anh Tịnh cho biết: Ngay khi cả nhà ổn định trong bệnh viện dã chiến số 6 để các bác sỹ theo dõi điều trị, với tình trạng sức khỏe không có triệu chứng, mình tiếp tục nhận hỗ trợ người dân ở địa phương với nhiệm vụ tiếp nhận, tổng hợp đơn hàng đi chợ giúp dân qua điện thoại, mạng xã hội rồi chuyển cho anh em ở nhà triển khai, đến khi cả nhà cùng khỏi bệnh và được trở về nhà vào chiều 29/9.

"Trải qua hoạt động thực tế mới thấy công việc ở cơ sở phường nhiều lắm. Công việc mỗi ngày là chăm lo, hỗ trợ người dân từ ăn, uống, lương thực, thực phẩm, đi chợ, thuốc men y tế, xét nghiệm, cách ly phong tỏa... nên dù trong thời gian điều trị, mình cố gắng chia sẻ phần nào với anh em ở nhà bằng những công việc có thể làm từ xa", anh Tịnh chia sẻ.

Khi dịch COVID-19 bùng phát, ông Lê Văn Lộc, giảng viên Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, ngụ phường 14, Quận 11, đã dùng tiền của mình, mua nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân, mua thuốc hỗ trợ người bệnh... Dần dần, việc làm tự nguyện của ông Lê Văn Lộc đã lan tỏa đến bạn bè, nhiều người biết và chung tay tham gia hỗ trợ. Mặc dù trong thời gian giãn cách xã hội, hạn chế việc đi lại nhưng ông Lê Văn Lộc vẫn miệt mài tìm nguồn mua thực phẩm từ các tỉnh miền Tây, miền Đông, rồi chia thành nhiều phần gửi tặng người dân. "Cái khó ở đây là mất nhiều thời gian vận chuyển rồi tính toán phân phát để người dân đủ dùng từ 2 tuần giãn cách. Việc chồng việc, cả ngày bận rộn với rau, củ, gạo, mắm muối, nhưng buổi tối tôi vẫn ngủ ngon, cuộc sống thêm phong phú và ý nghĩa hơn", ông Lộc chia sẻ.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy Quận 11, cho rằng, hầu hết "đảng viên 213" làm tình nguyện viên phòng, chống dịch COVID-19 đều thể hiện rõ tinh thần không ngại khó khăn, tính tiên phong gương mẫu và sự đồng hành cùng chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống dịch. Là đảng viên, các đồng chí còn nhanh, nhạy trong việc nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng người dân, dư luận xã hội để từ đó, kịp thời định hướng, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong nhân dân về các giải pháp phòng, chống dịch của quận cũng như của thành phố.

"Cho đi cũng là nhận lại"

Tiên phong nơi pháo đài chống COVID-19 - Bài 4: Những đảng viên 213 tiếp sức địa phương - Hình 2
Người dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục được nhận túi an sinh từ các cấp công đoàn cơ sở chăm lo. Ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Với rất nhiều đảng viên tham gia các hoạt động hỗ trợ nơi cư trú trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, bản thân họ cũng xem đây là cơ hội để giúp sức, cống hiến cho địa phương nơi mình sinh sống, gắn bó mỗi ngày, là điều kiện để rèn luyện, trưởng thành hơn trong cuộc sống, nhận thức, tích lũy kiến thức từ thực tiễn để phục vụ công tác của mình sau này.

Chia sẻ về hoạt động này, chị Nguyễn Thị Hồng cho rằng: Đã có rất nhiều đảng viên sinh hoạt tại địa phương chủ động có nhiều đóng góp gián tiếp hoặc trực tiếp trong công tác phòng, chống dịch. Trước đây, nhiều khi đảng viên chỉ có dịp tham gia họp sinh hoạt theo quy định, tham gia một số hoạt động cơ bản; nay đã tham gia chủ động hơn, nhiều hơn, tinh thần trách nhiệm cao hơn, thể hiện tính tiên phong gương mẫu tại nơi cư trú bằng những hành động cụ thể hơn.

Nói về những "thành quả" mình tích lũy được qua thời gian này, chị Nguyễn Thị Hồng cho biết: Mình cảm thấy trưởng thành hơn sau đợt tham gia tình nguyện cùng tuyến đầu chống dịch, đã có thêm nhiều bài học quý giá trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng khi thực hiện các chỉ thị của cấp trên. Chứng kiến cách điều hành công việc và xử lý tình huống của anh, chị phụ trách trước người dân cũng là một bài học đáng quý cho mình "gần dân, hiểu dân, cảm thông và tận tâm phục vụ" nhân dân thì mọi công việc, chủ trương, chính sách... sẽ được dân đồng lòng, chung tay cùng thực hiện.

Trải qua thời gian gắn bó chặt chẽ với nơi cư trú, anh Lê Đình Tịnh bày tỏ, mình còn trẻ tuổi, khi địa phương cần hỗ trợ, bản thân cũng không quản ngại khó khăn, cố gắng giúp được càng nhiều người càng tốt, nhất là những hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian dịch bệnh. "Là đảng viên trẻ, tham gia sinh hoạt ở địa phương, tôi cũng luôn có gắng nêu gương, chủ động, tích cực tham gia đóng góp nhiều hơn tại nơi mình sinh sống để vừa lan tỏa hình ảnh đẹp về tình làng, nghĩa xóm; vừa tôn tạo hình ảnh của chính quyền luôn quan tâm, chăm lo cuộc sống của nhân dân", anh Tịnh chia sẻ.

Trong những ngày anh Tịnh và gia đình điều trị ở Bệnh viện dã chiến số 6, lãnh đạo và nhiều anh em trong phường, trong đơn vị cùng người dân địa phương luôn thăm hỏi động viên, qua đó càng làm khăng khít hơn mối quan hệ giữa gia đình anh Tịnh với bà con lối xóm, với chính quyền địa phương nơi anh cư trú. Ghi nhận sự đóng góp của anh Tịnh cũng như các "đảng viên 213" hỗ trợ địa phương, bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Bí thư Đảng ủy Phường 12, Quận 3, cho biết ở địa phương, công việc rất nhiều, nhất là trong những ngày giãn cách xã hội, lực lượng đã mỏng lại thêm một số anh chị em bị cách ly thì càng khó khăn trăm bề. Sự hỗ trợ của những đảng viên nhiệt tình, có trách nhiệm ở địa phương như anh Tịnh cùng gia đình, thật sự rất đáng trân trọng. "Đội ngũ đảng viên đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ở các nơi thực hiện tốt việc giữ mối liên hệ với chi ủy nơi cư trú, nhất là tích cực tham gia các nhiệm vụ chính trị xã hội ở địa bàn dân cư, không chỉ thể hiện sự gần gũi, chia sẻ, mà còn gánh vác trách nhiệm chung trong việc chăm lo cho dân, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền", bà Nguyễn Thị Thu Huyền chia sẻ.

Đánh giá lực lượng "đảng viên 213" tham gia hỗ trợ phòng, phòng chống dịch COVID -19 tại địa phương, bà Triệu Lệ Khánh, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Bình Thạnh cho biết, hầu hết cán bộ, đảng viên đã vận dụng kinh nghiệm, chuyên môn và thậm chí cả mối quan hệ riêng của mình để phục vụ, chăm lo cho bà con nhân dân. Đồng thời, các đồng chí đã ghi nhận các phản ánh, kiến nghị của người dân hoặc đề xuất các giải pháp thiết thực, mang lại tiện ích, hiệu quả, có lợi cho người dân, với lãnh đạo địa phương để từ đó điều chỉnh phù hợp hơn trong quá trình cùng phục vụ chính quyền, chăm lo cho dân. "Điểm nổi bật của các cán bộ, đảng viên tham gia ở cơ sở là phân việc gì cũng đều nỗ lực hoàn thành tốt nhất, nhất là những anh em từ cơ sở đi lên. Đồng thời, sẵn sàng "choàng gánh" cho nhau ở cấp địa phương, khi cán bộ cơ sở mắc COVID-19 trong suốt quá trình làm việc", bà Triệu Lệ Khánh chia sẻ.

Theo bà Triệu Lê Khánh, cái được lớn nhất của cán bộ, đảng viên trong dịp này chính là cơ hội để cọ sát, nắm bắt và hiểu rõ hơn về những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của người dân, nhất là cán bộ, đảng viên không xuất thân từ cơ sở, từ đó có cái nhìn thấu đáo, vẹn toàn hơn để khi tham mưu, đề xuất các giải pháp trong lĩnh chuyên môn của mình thật sự chính xác.

Ghi nhận sự tham gia của lực lượng "đảng viên 213" trong công tác hỗ trợ nơi cư trú phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua, các cấp ủy ở địa phương đều có chung đánh giá: Bình thường, các "đảng viên 213" sinh hoạt đảng ở cơ quan, đơn vị nên vai trò của họ ở địa phương chưa thực sự rõ nét.

Tuy nhiên, khi địa phương cần thì đây là lực lượng sẵn sàng tham gia. Những việc làm cụ thể của "đảng viên 213" tại nơi cư trú thời gian qua trong hoạt động hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19, không chỉ được các cấp ủy địa phương, mà cả được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Việc huy động các lực lượng tại chỗ, trong đó có lực lượng "đảng viên 213" được nhiều địa phương, cấp ủy ở cơ sở phát động trong bối cảnh dịch bùng phát, đội ngũ cán bộ ở cơ sở quá tải đã góp phần tích cực, có hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch cũng như tăng cường thêm mối quan hệ gắn bó giữa đảng viên với địa phương nơi cư trú.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện
14:27:49 15/11/2024
Điều tra chiếc ô tô cháy trơ khung ở đèo Con Ó
12:25:40 15/11/2024
Một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ ở TP.Thủ Đức
22:33:22 14/11/2024
Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại huyện Đông Anh, cột khói cuồn cuộn
10:05:15 15/11/2024
Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"
12:34:57 15/11/2024
Mua pháo về nhà tự chế, nam thanh niên 27 tuổi tử vong
05:55:54 15/11/2024
Tai nạn trên cao tốc, xe container cháy rụi cabin, một người nhập viện
10:07:01 15/11/2024
Bão Usagi khả năng vào Biển Đông hôm nay, trở thành bão số 9
12:18:50 15/11/2024

Tin đang nóng

Hoà Minzy đăng video thừa nhận: "Xin lỗi khán giả, không thể lừa dối mọi người thêm nữa"
17:32:27 16/11/2024
MC Kỳ Duyên: "Tôi và chị Hồng Đào đều hận đàn ông giống nhau"
16:07:28 16/11/2024
Drama gia đình: Vợ cũ kéo vali đòi nhà, đòi con, mẹ chồng phơi bày thái độ gây sốc
15:35:06 16/11/2024
Phản ứng của Mạc Hồng Quân khi vợ siêu mẫu trở lại sàn diễn sau nhiều năm rời showbiz
18:46:39 16/11/2024
Hạt Dẻ lột xác thật rồi, nhìn bức ảnh này mà choáng!
18:12:02 16/11/2024
Xoài Non bị nhận xét "còn non và thiếu tinh tế" khi liên tục làm 1 việc trước mặt bố mẹ Gil Lê
19:14:49 16/11/2024
Từng sống hoang phí, cô nàng tiết kiệm thêm 5 triệu/tháng chỉ nhờ thay đổi 1 thói quen
16:54:04 16/11/2024
Cái kết nào cho giấc mơ 10 năm của Kỳ Duyên ở Miss Universe?
17:38:48 16/11/2024

Tin mới nhất

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu

17:40:30 16/11/2024
Ngày 16/11, một lãnh đạo xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) xác nhận, trên khu vực vùng biển thuộc địa bàn xã vừa xuất hiện một đàn cá heo bị mắc cạn.

Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta

17:39:57 16/11/2024
Dự báo đến 7 giờ ngày 18-11, bão ở trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, đổi hướng Tây Tây Bắc và di chuyển chậm lại với tốc độ 15-20 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15.

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm

13:09:03 16/11/2024
Trước đó, Công an huyện Đăk Glei nhận được tin báo của ông Lê Đình Tuân (42 tuổi) về việc con gái Lê Hồ Thanh Mai bỏ nhà đi từ khoảng 23h30 ngày 9/11, đến nay chưa về.

Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'

13:05:21 16/11/2024
Thượng tá Nguyễn Thành Tín, Phó trưởng Công an quận Hai Bà Trưng xác nhận có vụ việc gây mất trật tự và đang tiến hành xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?

05:11:20 16/11/2024
Đến khoảng 15 sau, gia đình mới thấy một người đi ra từ phòng hành chính, không đeo bảng tên tiến đến nhưng không cấp cứu cho cháu mà chỉ khóa và rút dịch ra ngoài.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Có thể bạn quan tâm

Nga hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ

Thế giới

21:36:35 16/11/2024
Tuy nhiên, quyết định hạn chế mới của Nga có kèm các điều khoản miễn trừ cho phép tiếp tục xuất khẩu trong trường hợp lo ngại về nguồn cung cho đến năm 2027.

Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng

Netizen

21:30:31 16/11/2024
Cựu cầu thủ U23 Việt Nam Huỳnh Tấn Sinh và vợ Phạm Nguyễn Bích Trâm đã có cái kết đẹp sau 3 năm hẹn hò. Cặp đôi đăng ký kết hôn và tổ chức lễ ăn hỏi vào tháng 11 năm 2023.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Han So Hee

Phim châu á

21:22:27 16/11/2024
Heavy Snow (Tạm dịch: Bão Tuyết) đang khiến MXH rần rần thời gian qua, đem đến những thước phim mơ mộng đẹp như sách truyện tới khán giả

Triệu Lộ Tư trở thành trò cười

Hậu trường phim

21:17:17 16/11/2024
Chuyện là, tạo hình tù nhân của Triệu Lộ Tư trong tập mới nhất của Rèm Ngọc Châu Sa bị chỉ trích là tôn dáng một cách vô lý.

Giải Cứu Anh "Thầy": Phim hài đen kén thị hiếu đại chúng nhưng có thách thức cảm thụ của khán giả?

Phim việt

21:12:31 16/11/2024
Bộ phim là hành trình gợi lên nhiều suy ngẫm, là cuộc đồng ngộ của hai thế hệ người lớn và người trẻ đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay.

Tùng Dương tiết lộ bị một nghệ sĩ Gen Z mắng, dạy hát từng câu

Nhạc việt

20:14:55 16/11/2024
Sáng 16/11, nam ca sĩ Tùng Dương đã có buổi họp báo giới thiệu đến công chúng album mới nhất mang tên Multiverse - Đa Vũ Trụ với 12 bài hát mới.

NewJeans sẽ nợ HYBE bao nhiêu tiền nếu phá vỡ hợp đồng?

Nhạc quốc tế

20:09:45 16/11/2024
Khán giả Hàn Quốc đang bàn tán xôn xao về số tiền NewJeans sẽ phải trả cho tập đoàn nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Sao cũ đã hết thời giữa dàn nghệ sĩ thế hệ mới?

Tv show

20:03:00 16/11/2024
Đã đi hơn nửa chặng đường, Bài hát của chúng ta (Our song Việt Nam) gây ấn tượng bởi sự kết hợp, hòa quyện giữa các giọng ca đa thế hệ.

Gã đàn ông cho 61 người vay lãi nặng, thu lợi bất chính cả trăm triệu đồng

Pháp luật

19:56:25 16/11/2024
Cơ quan CSĐT Công an huyện Trà Cú (Trà Vinh) vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Kiên Kêne (48 tuổi, ngụ xã An Quảng Hữu) để điều tra hành vi "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".

Quán quân The Voice bị bắn

Sao âu mỹ

19:34:24 16/11/2024
TMZ đưa tin nam ca sĩ Sundance Head đã bị bắn vào bụng tại trang trại của anh ở vùng nông thôn Texas, Mỹ vào ngày 15/11.

Quang Hà: "Nhắc đến gia đình là tôi tuôn nước mắt"

Sao việt

17:46:32 16/11/2024
Do bận chạy show liên tục nên hơn 1 năm qua Quang Hà chưa gặp mẹ. Vì vậy, khi thấy con trai trên sân khấu, bà không kìm được nước mắt, nam ca sĩ cũng xúc động không kém.