Những nội dung chính trong Học thuyết Hải quân mới của Nga
Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 31/7 đã phê duyệt Học thuyết Hải quân mới. trong đó xác định lộ trình của Mỹ hướng tới thống trị ở các đại dương và hoạt động gắn kết của NATO là những mối đe dọa an ninh lớn đối với Nga.
Tổng thống Nga Putin tại lễ kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Nga. Ảnh: Kommersant
Học thuyết mới cũng đã được đăng trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ Nga. “Những thách thức và mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia và sự phát triển bền vững của Nga liên quan đến biển là: chiến lược của Mỹ hướng tới thống trị ở các đại dương và ảnh hưởng toàn cầu của Washington đối với các hoạt động liên quan đến sử dụng những tuyến đường giao thông và các nguồn năng lượng trên biển”, học thuyết nêu rõ.
Học thuyết mới cũng xác định việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của NATO tới biên giới Nga và ngày càng có nhiều cuộc tập trận của khối quân sự này ở các vùng biển tiếp giáp với lãnh thổ Nga là những mối đe dọa an ninh lớn.
Học thuyết mới chỉ ra những nỗ lực của Mỹ và các đồng minh nhằm hạn chế Nga tiếp cận các nguồn tài nguyên và các tuyến vận tải biển cực kỳ quan trọng và Washington muốn có ưu thế áp đảo về Hải quân.
Video đang HOT
Do đó, Học thuyết Hải quân mới của Nga cho rằng nước này đẩy mạnh các hoạt động ở Bắc Cực, cụ thể là đa dạng hóa và tăng cường hoạt động hàng hải trên các quần đảo Spitsbergen, Franz Josef Land và Novaya Zemlya và đảo Wrangel.
Nga sẽ tăng cường khả năng hoạt động của Hải quân để đảm bảo an ninh quốc gia và bảo vệ các lợi ích của nước này ở các vùng biển, đồng thời nâng cao hiệu quả phòng thủ và bảo vệ biên giới biển của Nga.
Bên cạnh đó, Nga cũng sẽ phát triển ngành đóng tàu ở Viễn Đông, đặc biệt là đóng tàu sân bay. “Phát triển ngành đóng tàu công nghệ cao, hiện đại ở Viễn Đông để đóng các tàu có trọng tải lớn (đặc biệt là cho sự phát triển ở Bắc Cực) và các tàu sân bay tiên tiến cho Hải quân”, Học thuyết mới của Nga viết.
Nicaragua tuyên bố ủng hộ Nga công nhận độc lập của Lugansk và Donetsk
Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega ngày 22/2 đã ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận độc lập của Cộng hòa nhân dân Lugansk và Donetsk ở miền Đông Ukraine.
Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega (phải) đón người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại sân bay nhân chuyến công du năm 2014. Ảnh: Kremlin.ru
Tổng thống Ortega tin rằng hậu quả của cuộc đối đầu giữa lực lượng chính phủ Ukraine và các lực lượng đòi độc lập tại Donbass sẽ diễn biến xấu hơn nếu Nga không hành động.
Theo Tổng thống Ortega, văn bản công nhận mang tính lịch sử do người đồng cấp Nga đặt bút ký ngày 21/2 sẽ giúp tránh được tình trạng giao tranh leo thang tại miền Đông Ukraine, cũng như là vì mục đích ổn định an ninh trong khu vực.
Hãng thông tấn RIA Novosti đưa tin Tổng thống Nicaragua cũng nói rằng người dân của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk có thể tổ chức trưng cầu dân ý để bỏ phiếu quyết định về việc sáp nhập vùng đất nơi họ sống vào Nga. Trên sóng truyền hình quốc gia, ông Daniel Ortega tuyên bố hoàn toàn ủng hộ việc Donetsk và Lugansk sáp nhập Nga.
Sáng 22/2 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nghe báo cáo từ những quan chức hàng đầu về tình hình tại Ukraine. Hầu hết các thành viên dự cuộc họp Hội đồng An ninh Nga đều ủng hộ việc Moskva công nhận chủ quyền cho Lugansk và Donetsk.
Ngay trước đó, các nhà lãnh đạo của hai khu vực trên là Denis Pushilin và Leonid Pasechnik đã gửi lời kêu gọi tương tự đến Tổng thống Nga. Do vậy, ông Putin đã quyết định rằng việc công nhận nền độc lập của Donbass là điều cần thiết.
Tuy nhiên, động thái trên của ông chủ Điện Kremlin cũng gây ra một làn sóng phản đối tại phương Tây. Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã lên án quyết định của Tổng thống Nga là vi phạm các thỏa thuận quốc tế Minsk.
Còn theo Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, quyết định này thể hiện sự bác bỏ hoàn toàn các cam kết của Nga theo thỏa thuận Minsk, mâu thuẫn trực tiếp với cam kết ngoại giao mà Nga đã tuyên bố, và là một cuộc tấn công rõ ràng vào chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã kêu gọi Nga thay đổi quyết định và quay trở lại con đường giải quyết xung đột bằng hình thức ngoại giao và chính trị phù hợp với các thỏa thuận Minsk.
Về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/2 kêu gọi phương Tây thể hiện sự ủng hộ rõ ràng trước những diễn biến mới tại miền Đông Ukraine.
Romania - Biên giới chiến lược tiếp theo của NATO và Nga Lộ toan tính chiến lược đằng sau việc NATO tăng cường hiện diện ở Romania khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang. JD Fuller, một sĩ quan đang phục vụ trong NATO với nhiều kinh nghiệm hoạt động ở Đông Âu bình luận trên trang web Smallwarsjournal.com mới đây cho rằng, đến nay, việc Moskva tăng cường binh sĩ ở biên giới...