Những nơi du khách có thể cùng lúc “tạo dáng” ở… 2 quốc gia
Muốn ghé thăm 2 quốc gia trong cùng một lúc không phải là điều quá khó thực hiện nếu bạn đang đứng giữa ranh giới của hai bên. Đặc biệt ở chỗ, có những quốc gia chỉ phân cách nhau bằng một đường vạch kẻ nhỏ.
Nhiều quốc gia trên thế giới bảo vệ đường biên giới kỹ lưỡng với những lực lượng hùng hậu, hàng rào dây thép gai che chắn… Tuy nhiên vẫn tồn tại những đường biên rang giới chỉ là đường vạch kẻ phân định hai đất nước khác nhau. Khi đặt chân tới địa điểm này, vô hình chung du khách được tới 2 quốc gia khác nhau.
Biên giới giữa Bỉ và Hà Lan chỉ là đường gạch hình zích zắc nhỏ phân định.
Người đàn ông đang đứng giữa vạch phân cách hai quốc gia Mỹ và Canada. Chỉ cần một bước chân, ông đã sang tới quốc gia khác.
Chiếc bàn đá hình tam giác là cột mốc chung của 3 quốc gia Áo, Slovakia và Hungary. Khi du khách tới đây sẽ được coi đã đặt chân tới ba đất nước này.
Video đang HOT
Tương tự ở cột mốc này cũng treo cờ của 3 quốc gia Bỉ, Đức và Hà Lan. 3 đất nước được phân định qua 3 lá quốc kỳ khác nhau.
Du khách tới thăm điểm giao thoa của hai dòng sông Iguazu và Parana được coi đã tới 3 nước Nam Mỹ là Brazil, Argentina và Paraguay. Đây cũng là cột mốc tự nhiên của 3 quốc gia này.
Sợi dây thừng buộc đơn sơn trên hai nhánh cây khô tưởng chừng như vô hại. Thực chất đó là cột mốc ranh giới giữa hai nước Somali và Ethiopia!
Đường biên giới giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha khá đơn giản. Biển tên của hai quốc gia được sơn theo hai màu khác nhau
Biên giới giữa Ý và Thụy Sỹ chỉ là đường vạch màu vàng mờ. Cách đó không xa là biểu tượng quốc kỳ của hai nước được in trên tường.
Thoạt nhìn tưởng chừng đây là hình ảnh một trận đấu bóng chuyền bình thường. Nhưng thực chất tấm lưới che chắn hai bên chính là cột mốc phân định biên giới giữa Mỹ và Mexico. Công dân của hai quốc gia này thường “tranh thủ” tấm lưới trên để chơi bóng chuyền.
Du khách thích thú khi được tạo dáng tại một lúc tại hai quốc gia Na Uy và Thụy Điển
Đường biên nhỏ phân tách Ba Lan và Ukraine
Việt Hà
(Tổng hợp)
Theo Dantri
Ngoại trưởng Đức cảnh báo khả năng leo thang xung đột mới ở Ukraine
Đồng thời, Ngoại trưởng Đức cũng nhấn mạnh sứ mệnh quan trọng của OSCE trong việc giúp Ukraine lập lại hòa bình.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 4/12 cảnh báo về khả năng leo thang xung đột quân sự mới ở miền Đông Ukraine, đồng thời hối thúc các bên tôn trọng Hiệp định đình chiến Minsk.
Phát biểu với báo giới trước thềm cuộc họp của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ở Basel, Thụy Sỹ, ông Steinmeier một lần nữa nhấn mạnh sứ mệnh quan trọng của OSCE trong việc giúp Ukraine lập lại hòa bình.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier trong một chuyến thăm Kiev, Ukraine (ảnh: Reuters)
Ông Steinmeier nói: "Chúng ta chưa đạt được những gì như đã mong muốn. Trong khi đó, nguy cơ một cuộc leo thang xung đột mới vẫn chưa được ngăn chặn. Bất chấp thỏa thuận hòa bình Minsk đang còn hiệu lực, xung đột vẫn diễn ra làm chết bao người vô tội".
"Mọi người nên biết rằng, nếu không có lực lượng quan sát viên của OSCE ở miền Đông Ukraine thì sẽ không bao giờ có được thỏa thuận Minsk. Vì thế, OSCE cần nỗ lực nhiều hơn nữa để thỏa thuận hòa bình này được thực thi nghiêm túc", ông Steinmeier cho biết thêm.
Hội nghị của Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu tổ chức tại Basel sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Ngoại trưởng Đức hy vọng, cuộc họp là cơ hội để các bên thảo luận làm thế nào khắc phục tình trạng hiện tại cũng như là các bước đi tiếp theo để giúp Ukraine chấm dứt cuộc khủng hoảng đã cướp đi mạng sống của hơn 4.300 người. Ông Steinmeier một lần nữa hối thúc các bên rút lui vũ khí, máy bay chiến đấu và binh sĩ cách vùng đệm phi chiến sự 15km.
Theo dự kiến, Ngoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ găp nhau bên lề Hội nghị OSCE để thảo luận nhiều chủ đề liên quan, trong đó bao gồm cả vấn đề bất ổn tại Trung Đông./.
Theo NTD
Các bên ở Ukraine nhất trí ngừng bắn từ ngày 9/12 Ngày 4/12, chính quyền Ukraine và lực lượng ly khai thân Nga đã đạt được một thỏa thuận mới, theo đó hai bên sẽ ngừng bắn dọc vùng chiến sự miền Đông từ ngày 9/12. Các bên ở Ukraine sẽ bắt đầu rút vũ khí hạng năng từ ngày 10/12 tới. Thỏa thuận là một phần của Thỏa thuận Minsk đạt được hôm...