Những nơi Apple gọi là ‘nhà’ trước khi về trụ sở phi thuyền
Từ gara để xe của Steve Jobs, Apple đã chuyển qua khá nhiều trụ sở trước khi dọn về Apple Park.
Nhà để xe của Steve Jobs là nơi thành lập Apple. Nằm tại địa chỉ 2066 Crist Drive, Los Altos, CA, nơi đây đã trở thành một phần lịch sử của Apple, thu hút rất nhiều khách du lịch. Ngôi nhà xây dựng năm 1952, có kiến trúc không quá nổi bật, tương tự đa phần các ngôi nhà khác tại thung lũng Santa Clara.
Năm 1977, khi đang phát triển máy tính Apple II, Steve Jobs đã quyết định dời đến căn nhà nằm tại 20863 Đại lộ Stevens Creek, Cupertino, CA. Được đặt là “Good Earth”, đây có thể xem là trụ sở thực sự đầu tiên của Apple.
Năm 1978, lãnh đạo Apple nhận thấy không gian làm việc tại “Good Earth” quá nhỏ bé và mong muốn tìm một nơi lớn hơn. Địa chỉ mới nằm tại 10260 Bandley Drive, Cupertino, CA, khá gần trụ sở cũ. Kiến trúc tòa nhà mới ảnh hưởng theo lối thiết kế Tây Ban Nha, với các bức tường và mái vòm bằng đất nung. Theo 9to5mac, ban đầu nội thất bên trong khá đơn sơ, nhưng đến năm 1983, Jobs đã đầu tư vật dụng đắt tiền hơn, trong đó có dàn âm thanh stereo cao cấp và đầu đĩa CD hiện đại nhất thời bấy giờ.
Các tòa nhà Bandley bị chia nhỏ và hiện nay vẫn thuộc sở hữu của Apple. Riêng Bandley 1 giờ được chia thành nhiều không gian văn phòng cho thuê chuyên nghiệp và được gọi là The Bandley Center. Trên đây là hình ảnh của Bandley 3.
Video đang HOT
Gần một thập niên trước khi xây dựng khu phức hợp Loop Infinite, Apple đã thuê căn nhà tại 20525 đại lộ Mariani, Cupertino, CA. Cũng giống như các khu vực khác, Apple liên tục mở rộng diện tích, kể cả khi gặp khó khăn về tài chính.
Apple cũng có một cơ sở khác tại Cork, Ireland trong những năm 80. Tại đây, Jobs dự định xây một trung tâm dữ liệu trị giá một tỷ USD.
Năm 1992, Apple bắt tay xây dựng khu tổ hợp Infinite Loop tại Cupertino, bao gồm cả trụ sở và trung tâm nghiên cứu (R&D). Sau khi hoàn thành vào 13/3/1993, khuôn viên có diện tích lên tới 856.000 dặm vuông (gần 80.000 mét vuông). Ngày nay, Infinite Loop vẫn giữ thiết kế nguyên trạng. Khu vườn icon (Icon Garden) với các biểu tượng trên máy Mac vẫn là nơi nổi bật nhất trong khuôn viên này.
Apple Park, được biết đến ban đầu với cái tên Campus 2 và có biệt danh là “The Spaceship”. Khu nhà được Jobs tiết lộ lần đầu tiên vào ngày 7/6/2011 tại Hội đồng Thành phố Cupertino. Đây cũng là một trong số ít khoảnh khắc cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng. Khu đất này ban đầu thuộc HP. Khi bắt đầu xây dựng, Apple đã phá gần như toàn bộ các tòa nhà cũ, chỉ để lại tòa Glendenning Barn.
Ngày 12/9 vừa qua, Apple giới thiệu bộ ba iPhone mới tại Nhà hát Steve Jobs – một trong những kiến trúc điểm nhấn của Apple Park. Trụ sở “phi thuyền” này cũng xác lập nhiều kỷ lục, như tòa nhà có kính cong lớn nhất thế giới, tòa nhà có khả năng thông gió tự nhiên lớn nhất thế giới và là tòa nhà có mái liền kề dùng sợi carbon lớn nhất thế giới.
Apple Park dự kiến mở cửa tham quan vào ngày 17/11 tới.
Lâm Anh
Theo VNE
Chi phí xây dựng đắt đỏ của từng kiến trúc tại Apple Park
Riêng tòa nhà chính có hình dáng phi thuyền nằm chính giữa khuôn viên trụ sở mới của Apple đã tiêu tốn 427 triệu USD.
Theo Newsfactor, các tòa nhà trong khuôn viên Apple Park mới xây dựng của hãng công nghệ Mỹ có chi phí xây dựng ít nhất là 1,1 tỷ USD. Trong đó 427 triệu USD là chi phí cho toà nhà làm việc chính có hình dáng phi thuyền và 179 triệu USD là tiền để dựng nên Steve Jobs Theater.
Số liệu này được đưa ra dựa theo các đánh giá từ BuildZoom, một công ty xây dựng trực tuyến có trụ sở tại San Francisco. Đơn vị này từng đánh giá chi tiết chi phí xây dựng trụ sở của Facebook. So với khuôn viên làm việc của Facebook ở thành phố Menlo Park, hoàn thiện vào năm 2015 với chi phí 269 triệu USD, Apple Park tốn kém hơn gấp 4 lần.
Trong khối kiến trúc phi thuyền nằm ở giữa, Apple đã chi 231,9 triệu USD cho cấu trúc chính, 85 triệu USD cho "cảnh quan và tưới tiêu" và 25,8 triệu USD cho đường hầm để kết nối các khu vực đỗ xe với đường North Wolfe nằm ở phía tây.
Các chi phí đáng kể của tòa nhà chính gồm phần mái lợp pin năng lượng mặt trời trị giá 15 triệu USD cho phép tái tạo lại năng lượng 100% và hai cơ sở ăn uống ngoài trời với giá 8,9 triệu USD.
Đối với Steve Jobs Theater, Apple đã chi 161 triệu USD vào khu vực thính phòng bên dưới lòng đất, với một bức tường lớn có thể dịch chuyển để che giấu hay giới thiệu sản phẩm mới trong những sự kiện đặc biệt. Hãng công nghệ tên tuổi này cũng chi 12 triệu USD cho khu hành lang trên mặt đất, được làm bằng bốn lớp kính cong và một mái nhà hình tròn bằng sợi carbon.
Mái nhà bằng sợi carbon của Steve Jobs Theater.
Ba tòa nhà khác của Apple Park cũng tốn kém hơn 100 triệu USD để xây dựng. Đầu tiên là Visitor Center, nằm trên đại lộ Bắc Tantau, tốn 109,7 triệu USD để xây dựng. Nơi đây có một cửa hàng bán lẻ, một quán cà phê và một sân thượng với tầm nhìn ra phía khuôn viên ở bên kia đường. Hai kiến trúc còn lại là một tòa nhà văn phòng 4 tầng và hai bãi đậu xe ở phía nam có giá lần lượt là 115,4 triệu USD và 113,7 triệu USD.
Một số khu vực nhỏ khác cũng khá đắt đỏ như trung tâm phát điện với các thiết bị như máy phát điện dự phòng, trạm biến áp... cũng có giá trị 35,6 triệu USD. Chi phí của một trung tâm thể dục độc lập nằm trong khuôn viên cũng là hơn 16,7 triệu USD.
Thậm chí, dự án nhỏ nhất của Apple Park cũng tiêu số tiền lên tới sáu con số. Đó là Glendenning Barn, một địa điểm lịch sử ở Cupertino đã nằm trên khu đất của Apple Park từ đầu thế kỷ 20. Chi phí để di dời công tình lịch sử này sang một vị trí khác trong khuôn viên cũng tốn đến 390.000 USD.
Glendenning Barn, kiến trúc mang tính lịch sử trong khuôn viên Apple Park.
Tuy nhiên, theo Sasha David, đại diện của BuildZoom, các số liệu được cung cấp chỉ là chi phí tối thiểu bởi nó không tính toán đến quá trình phá dỡ, xây dựng tạm thời, các chi phí cải thiện hạ tầng công cộng...
"Báo cáo chỉ là một hướng nhìn khác để xem xét và ước tính chi phí của các tòa nhà", David nói. "Dữ liệu này toàn diện hơn những gì đã được công bố trước đó nhưng nó không phải là toàn bộ câu chuyện".
Mai Anh
Theo VNE
Khám phá Nhà hát Steve Jobs - địa điểm tổ chức sự kiện ra mắt iPhone 8 Nhà hát Steve Jobs, được đặt theo tên của cố CEO Apple, nằm trong khuôn viên trụ sở Apple Park mới sẽ là địa điểm tổ chức sự kiện ra mắt iPhone 8 vào ngày 12.9 tới. Một phần Nhà hát Steve Jobs trong quá trình xây dựng. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH POCKET-LINT Theo Pocket-lint, trong khi rất nhiều người đang quan tâm...