Những nhóm người không nên ăn cà chua
Cà chua là loại quả khá quen thuộc với nhiều người, đây là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, đối với một số người mắc các bệnh về viêm khớp, dạ dày… việc ăn cà chua sẽ có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng.
Người bị viêm khớp
Việc ăn quá quá nhiều cà chua có thể gây đau khớp. Nguyên nhân là do trong cà chua chứa solanine, chất kiềm gây tích tụ canxi trong các mô. Chất này tích tụ quá nhiều có thể gây viêm, đau và sưng ở khớp.
Người bị các vấn đề về dạ dày
Cà chua chứa nhiều axit, ăn nhiều có thể gây trào ngược, ợ nóng. Những người mắc viêm dạ dày hoặc trào ngược thực quản không nên ăn cà chua.
Đối với một số người ăn cà chua có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Ảnh: Hạ Mây
Ngay cả ở những người khỏe mạnh, ăn quá nhiều cà chua hoặc nước sốt cà chua có thể gây cảm giác bỏng rát.
Người có vấn đề về thận
Theo Medical Daily, cà chua rất giàu oxalate, đây là hợp chất rất khó chuyển hóa nếu tiêu thụ quá mức. Cùng sự tích tụ canxi trong các mô, điều này có thể dẫn đến sỏi thận.
Video đang HOT
Ngoài ra, hàm lượng kali dồi dào trong cà chua cũng có thể làm suy giảm chức năng của thận.
Người dễ bị dị ứng
Trong cà chua có chứa hợp chất histamine, giúp tăng cường miễn dịch để chống lại các tác nhân xấu bên ngoài. Điều này thường gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban, sưng lưỡi, mặt, hắt hơi, kích thích cổ họng…
Đối với những người được chẩn đoán là dị ứng với cà chua, các triệu chứng đó có thể còn nghiêm trọng hơn.
Người mắc bệnh tự miễn dịch
Cà chua thuộc nhóm họ cà. Các hợp chất alcaloid trong cà chua có thể làm nặng thêm tình trạng viêm trong cơ thể. Điều này đặc biệt gây hại đối với những người mắc các bệnh tự miễn. Rất nhiều người mắc bệnh này đã loại bỏ nhóm thực phẩm họ cà ra khỏi chế độ ăn và khẳng định sức khỏe của họ được cải thiện rất nhiều.
Người mắc vấn đề về tiết niệu
Thực phẩm giàu axit như cà chua có thể kích thích bàng quang. Nếu bạn bị đi tiểu không tự chủ hoặc các vấn đề về tiết niệu, tốt nhất là nên tránh hoặc cắt giảm các thực phẩm này.
Cà chua ăn sống tốt hơn? 4 điểm chú ý khi ăn cà chua kẻo mang họa vào thân
Cà chua chứa rất nhiều vitamin C và lycopene, có thể chống lại quá trình oxy hóa và ngăn ngừa bệnh tật.
Đừng quá lo lắng về việc ăn cà chua theo cách nào tốt hơn, vì dù bạn sử dụng cách nào thì chất dinh dưỡng trong cà chua cũng không thể được cơ thể hấp thụ 100%, vì vậy, hãy chế biến và sử dụng cà chua theo sở thích và nhu cầu của bản thân.
Cà chua là một loại rau quả phổ biến, có thể ăn sống hoặc nấu chín, vitamin C và lycopene chứa trong cà chua rất cao, có thể chống lại quá trình oxy hóa và ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một số người cho rằng vitamin C và lycopene trong cà chua sẽ bị phá hủy sau khi đun nóng nên tốt nhất hãy ăn cà chua sống, như vậy sẽ giữ được lượng dinh dưỡng cao hơn.
Vậy, dinh dưỡng của cà chua sống thực sự cao hơn khi nấu chín sao? Câu trả lời là không đúng!
Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/
Cà chua bổ dưỡng hơn khi ăn sống?
Ăn cà chua sống quả thực có thể làm cho vitamin C trong đó được hấp thụ tốt hơn, có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường khả năng chống oxy hóa, làm trắng và bảo vệ da. Nhưng ngoài vitamin C, cà chua còn chứa lycopene, lycopene cũng là một chất chống oxy hóa, không những có thể quét sạch các gốc tự do mà còn giúp nam giới ngăn ngừa các bệnh về tuyến tiền liệt. Song, chất này cần phải được làm nóng để có thể được giải phóng hoàn toàn giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn.
Việc ăn cà chua sống không thể hấp thụ nhiều lycopene hơn nên dinh dưỡng của cà chua sống không cao như tưởng tượng.
Đừng quá lo lắng về việc ăn cà chua theo cách nào tốt hơn, vì dù bạn sử dụng cách nào thì chất dinh dưỡng trong cà chua cũng không thể được cơ thể hấp thụ 100%, vì vậy, hãy chế biến và sử dụng cà chua theo sở thích và nhu cầu của bản thân. Nếu muốn bổ sung thêm vitamin C, bạn có thể chọn cách ăn sống. Nếu nam giới muốn bổ sung lycopene để bảo vệ tuyến tiền liệt thì phải nấu chín cà chua trước khi ăn, có thể giải phóng nhiều lycopene hơn.
Khi ăn cà chua cần chú ý điều gì?
1. Không ăn khi bụng đói
Do trong cà chua chứa nhiều vitamin C, chất này sau khi vào dạ dày sẽ kích thích tiết ra một lượng lớn axit dịch vị, vì vậy không nên ăn cà chua lúc đói vì nó sẽ gây khó chịu cho dạ dày.
Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/
2. Cà chua phải chín đỏ toàn bộ rồi mới nên ăn
Cà chua xanh, chưa chín hẳn có chứa tomatine, đây là một chất độc có thể gây chóng mặt, buồn nôn sau khi ăn, thậm chí có thể gây ngộ độc sau khi ăn một lượng lớn, vì vậy bạn cần lưu ý rằng cà chua phải chín đỏ rồi mới nên ăn.
3. Ăn cà chua thận trọng nếu bạn có chức năng tiêu hóa kém
Do cà chua có tính lạnh nên những người có đường tiêu hóa yếu sẽ bị ảnh hưởng, cà chua thậm chí gây hại cho đường tiêu hóa nếu ăn nhiều, đặc biệt là những người đang bị viêm dạ dày ruột, viêm loét dạ dày cấp tính.
4. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn cà chua sống
Các chị em nên tránh ăn cà chua sống trong thời kỳ kinh nguyệt, vì cà chua là thực phẩm có tính lạnh, ăn sống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ, làm tăng nặng thêm triệu chứng đau bụng kinh, đồng thời còn khiến tử cung bị lạnh, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản sau này.
Xin nhắc lại, cho dù bạn ăn cà chua sống hay nấu chín, đều phải hiểu rõ về loại thực phẩm này. Mặc dù cà chua có giá trị dinh dưỡng cao nhưng khi ăn phải kiểm soát lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều trong một lần, nhất là đối với những người có chức năng tiêu hóa yếu thì càng phải chú ý đến lượng ăn vào.
Nấc, khi nào cần can thiệp? Nấc là một triệu chứng thường gặp và gây không ít phiền toái cho người bệnh mặc dù nấc không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nấc thường lặp lại nhiều lần liên tiếp với tần suất khoảng 4 - 60 lần mỗi phút và thường không có quy luật. Nếu hiện tượng nấc chỉ sau vài phút hoặc vài tiếng mà hết...