Những nhận định sai lầm của người chơi MOBA về Dota 2
Rất nhiều người hiện nay đều đang có những nhận định sai lầm về Dota 2.
Dota 2 kén người vì cấu hình?
Nhiều người đã từng nghĩ Dota 2 là một game rất nặng. Điều này hoàn toàn không đúng. Dota 2 yêu cầu vài thông số phần cứng nhất định, và nó nằm ở mức rất bình thường để có thể thưởng thức game.
Thậm chí nhiều người vẫn chơi bình thường dù cấu hình họ còn thấp hơn những gì Valve yêu cầu. Có chăng là khi bạn cần max cấu hình game, bạn sẽ cần một cỗ máy có phần cứng ổn hơn cấu hình tối thiểu dưới đây mà thôi.
Đường truyền mạng mới là vấn đề lớn đối với Dota 2, không phải ai cũng có một đường truyền tốt và ổn định để tham gia game. Một điểm khó khăn nữa ở Steam, một client nước ngoài, có độ phức tạp nhất định khi dùng. Không phải ai cũng có thời gian để bỏ ra tìm hiểu một thứ rối rắm như vậy cả.
Hệ thống Rank là thước đó chính xác trình độ?
Hệ thống Rank ( MMR) trong Dota 2 nhằm sắp xếp và phân loại người chơi, làm cho game cân bằng hơn, tránh tình trạng “kẻ mạnh, người yếu”.
Nhưng không phải lúc nào hệ thống này cũng phản ánh chính xác trình độ của một người chơi. Ví dụ như tất cả cùng có một khởi điểm ban đầu như nhau, cùng lập nick Dota 2 và cùng chơi khi chưa biết gì. Sau khi tính xếp hạng thì con số này sẽ chính xác hơn rất nhiều.
Trong Dota 2 không phải khởi điểm của mọi người đều là chưa biết gì. Có những người đã chơi DotA hoặc MOBA tương tự, cũng có người thì lập lại nick. Thế nên, một người có thể sở hữu nick chính Rank khá tồi tệ nhưng clone lại có mức điểm khá cao.
Ngoài ra việc chia Role trong game hay do sở thích cá nhân cũng ảnh hưởng khá nhiều. Một người chỉ chơi thuần Support sẽ không có được điểm Rank cao như những người chơi Carry hay Solo Mid.
Tất nhiên không thể so sánh một anh chàng 2000 MMR và một người chơi giỏi tầm 4500 đến 5000 MMR được. Nhưng khi cách nhau chỉ 200 đến 300 MMR mọi thứ sẽ khó đoán định hơn. Không thể khẳng định chắc chắn theo kiểu: “Tôi hơn anh 200 MMR có nghĩa tôi giỏi hơn anh”.
Video đang HOT
Chơi nhiều, hiểu biết nhiều và bạn sẽ thành pro
Dota 2 là một game đặt nặng ở cả hai khía cạnh: Teamwork và Skill cá nhân. Thiếu một trong hai sẽ rất khó để bạn trở thành một người chơi giỏi.
Người viết có khá nhiều bạn bè chơi Dota 2 đã 2-3 năm. Một số có những tiến bộ nhất định, một số khác thì lại không dù họ chơi nhiều và hiểu biết cũng nhiều.
Vậy giải thích điều này như thế nào. Có khá nhiều nguyên nhân, từ tuổi tác, cách chơi, tố chất,…
Phần lớn game nói chung hay Dota 2 nói riêng đều có một điểm tương đồng ở việc xử lý tình huống nhanh nhạy, đưa ra các quyết định chính xác, sau đó là thao tác trên bàn phím và chuột. Càng lớn tuổi thì bạn càng chậm trong việc xử lý nhanh nhạy. Hay nói đúng hơn bạn không thể “click” nhiều hơn những cậu bé cấp 2, cấp 3.
Hoặc nếu bạn chỉ chơi vì vui, không quan tâm nhiều vào việc nâng cao trình độ. Bạn cũng sẽ không có được mức Rank cao. Dota 2 đòi hỏi tìm tòi và tập luyện rất nhiều để đạt đến một trình độ nhất định. Chỉ chơi không là không đủ.
Chơi game cũng là học hỏi, bạn học đến đâu bạn có đến đó, đừng than vãn tại sao khi mình nhồi vào đầu đủ thứ nhưng vẫn không khá hơn một thằng nhóc cấp 2 là bao.
Support là vị trí cho “gà”
Một nhận định xuất hiện ở hầu hết các tựa game MOBA. Quan niệm này không hẳn là hoàn toàn sai, nhiều người quan niệm Support không thể “gánh team” nên tầm ảnh hưởng không lớn, có feed cũng chả sao.
Thế nhưng hãy nhìn vào các top team thế giới, Support hầu như chỉ dành cho những đội trưởng, người có khả năng đọc trận đấu tốt nhất.
Support là vị trí đòi hỏi hoạt động nhiều và hầu như suốt cả trận đấu. Nên người chơi nó không chỉ giỏi về kiến thức game mà còn phải biết tính toán đường đi nước bước trong suốt thời gian trận đấu diễn ra, đặc biệt là trong Combat.
Vậy nên khi có ai đó vào game và nói: “I’m Support”. Hãy biết cảm ơn họ, họ đã gánh rất nhiều phần việc lên vai đấy.
Theo Game4v
Lạm bàn về ngày sinh của ông hoàng MOBA: DotA
Reddit - một diễn đàn nổi tiếng trên thế giới đã nổ ra một cuộc tranh cãi về một vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất phức tạp, đó là "Đâu mới là ngày sinh của DotA.
Cùng trang tin game Game4V tìm hiểu vấn đề này.
DotA có một quá khứ trải dài hơn 10 năm (nếu tính cả quãng thời gian nhen nhóm và chưa có tên chính thức như ngày nay). Nhưng ở đây chúng ta sẽ chỉ bắt đầu từ khi cột mốc đáng nhớ nhất vào ngày 3 tháng 2 năm 2004, "DotA Allstars Beta v0.95 ra đời và phát triển đến phiển bản 4.xx với vô số người chỉnh sửa khác nhau.
Quãng thời gian này là thời kì hoàng kim của Guinsoo, với v4.0a cùng sự xuất hiện của Roshan. Tiếp đó với hàng loạt các phiên bản 5.xx, đây cũng là giai đoạn cộng đồng DotA phát triển lớn mạnh và xuất hiện hàng loạt giải đấu phong trào.
Sau DotA Allstars 6.00, Guinsoo dứt áo ra đi. Một thời gian sau đó, cộng đồng tiếp tục biết đến IceFrog và anh vẫn là người đều đặn ra cập nhật cả ở DotA cũ và Dota 2 hiện nay.
Những ý kiến trái chiều
Điểm mấu chốt của cuộc tranh cãi này là không có nhiều người chấp nhận Guinsoo là người đầu tiên khi trước đó Eul cũng là một Map Maker có tiếng và đã tạo ra DotA từ Warcaft Reign Of Chaos.
Một số khác thì coi IceFrog mới là người tận tụy và đóng góp nhiều thứ nhất với DotA tới hiện nay khi Guinsoo bỏ sang Riot. Thế nên thực sự kỉ nguyên DotA phải bắt đầu từ chú " Ếch Xanh".
Và cũng không thể bỏ qua được thời kì Starcraft với Custom map mang tên Aeon of Strife của Gunner_4_ever, Custom map này chính là khởi nguyên của cả làng MOBA game hiện nay. Nhưng nếu soi về thời điểm này thì chả có một ngày ấn định cụ thể nào cả.
Cuối cùng cuộc tranh luận cũng đi vào ngõ cụt vì không ý kiến nào thật sự có lý. Và thế tất nhiên là như mọi năm, chẳng có một ngày nào để toàn thể game thủ DotA có thể cùng chúc mừng sinh nhật tựa game mà họ đam mê bấy lâu.
Nhìn lại Dota 2
Nếu như chúng ta để ý kĩ, Dota 2 cũng không hề có một ngày sinh nhật đúng nghĩa nào.
Dota 2 phát hành vào ngày 09/07/2013, nhưng ngày phát hành này không tính cả quãng thời gian thử nghiệm của tựa game này gần hai năm trước đó.
Điều đó không có nghĩa là chúng ta không có sự kiện nào tương tự. The International là khởi đầu cho sự xuất hiện của Dota 2 và hàng năm nó vẫn được tổ chức đều đặn.
Nhờ nó mà hàng năm cộng đồng vẫn có dịp dược cùng nhau nhìn về một hướng, cùng nhau tham gia những Pubstomp thức trắng đêm. The International làm mọi người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau và sống trong những ngày hội thực sự.
Chính nhờ giải đấu lớn nhất hành tinh - The International được Valve tổ chức thường niên đã mang toàn thể cộng đồng Dota 2 đến gần nhau hơn, cùng nhìn lại và hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.
Tạm kết
Có lẽ, ngày sinh DotA là một câu chuyện sẽ không bao giờ có hồi kết, nhưng chúng ta vẫn sẽ luôn biết rằng DotA chính là Custom Map đã làm thay đổi cả một ngành công nghiệp game. Và chúng ta sẽ luôn mãi trân trọng điều này!
DotA giống một vị anh hùng - không quan trọng bạn sinh ra từ đâu, như thế nào - điều quan trọng là bạn đã làm được gì cho thế giới này!
Theo Game4V
Tuần báo Dota 2: Aces Gaming Cơn bão của người Việt Hãy điểm lại các thông tin nóng bỏng diễn ra trong suốt một tuần qua của làng Dota 2 thế giới. Aces Gaming gây tiếng vang tại vòng loại DreamHack Cuối tuần vừa qua, người hâm mộ Dota 2 nước nhà đã có những giờ phút thăng hoa khi đội tuyển Aces Gaming đã làm được rất nhiều nhưng điều không tưởng trong...